Đồng phục đội tuyển Olympic Mỹ “made in Vietnam”

14:00 | 11/08/2019

Tờ Reuters của Anh vừa đăng bài viết về xưởng may "X40" ở ngoại ô Thủ đô Hà Nội, Việt Nam sản xuất đồng phục của đội tuyển Olympic Mỹ.
Kim ngạch XNK đạt hơn 202 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm Trung Quốc miễn thuế cho 33 loại thuỷ sản nhập khẩu từ Việt Nam Gạo chất lượng cao Việt Nam có mặt trên hệ thống thương mại điện tử Alibaba của Trung Quốc
dong phuc cua doi tuyen olympic my made in vietnam
Chiếc áo nhà máy may cho vận động viên Mỹ tham gia Thế vận hội năm 2012. Ảnh: Kham Nguyen/Reuters

Bài báo mở đầu với lời kể của bà Nguyễn Thị Thu Huyền – một công nhân đã bắt đầu làm việc tại Xưởng may số 40 này khi họ vẫn đang sản xuất ủng và đồng phục cho quân đội Việt Nam, giống như đã từng làm trong khánh chiến chống Mỹ.

Giờ đây, khu phức hợp rộng lớn do Liên Xô xây dựng ở ngoại ô Hà Nội này có một nhiệm vụ khác: sản xuất ra hàng triệu đơn hàng mỗi năm cho các thương hiệu đồ thể thao toàn cầu như Nike và đội tuyển vận động viên Mỹ tham gia Thế vận hội Olympic.

Bà Huyền - người bắt đầu làm việc tại nhà máy vào đầu những năm 1990 chia sẻ: Tôi cảm thấy rất tự hào khi xem Olympic và nhìn thấy quần áo của chúng tôi trên màn hình. Nó có thể không phải là cái tôi đã làm, nhưng một trong số đó chắc chắn có một cái tôi đã may.

Những năm đỉnh điểm của cuộc kháng chiến, nhà máy của X40, do được Bộ Quốc phòng Việt Nam đặt tên, là một trong ba nhà máy sản xuất đồng phục cho quân đội Việt Nam.

Nhưng với sự sụp đổ của Liên Xô, các nhà máy quốc doanh chịu thêm áp lực và phải tập trung vào các sản phẩm chất lượng cao để xuất khẩu. Đây là thời điểm Việt Nam đã bắt đầu quá trình “Đổi mới”. Nhưng mãi đến năm 1994 Mỹ mới dỡ bỏ cấm vận thương mại cho Việt Nam.

Ông Jef Stokes, một trong những nhà đầu tư nước ngoài đầu tiên đặt hàng tại xưởng X40 sau khi Việt Nam mở cửa, nhớ lại: Họ đã từng làm áo khoác, giày và thậm chí cả lớp phủ tên lửa cho quân đội Việt Nam. Khi tôi tới đó năm 1991, nhà máy đã chuyển đổi sang sản xuất hàng may mặc để xuất khẩu.”

Ông Stokes đã mua lại nhà máy vào năm 2006 và chuyển đổi nó thành Maxport Limited, một nhà sản xuất đồ thể thao hiện đang là đối tác của Nike, Asics và một số đội Olympic đến từ nhiều quốc gia khác nhau.

“Trang phục của chúng tôi được khá nhiều nước lớn ưng chuộng. Nhiều ngôi sao thể thao như Roger Federer, Tiger Woods, Serena Williams, Rafael Nadal... tất cả đều từng sử dụng những chiếc ô Nike mà chúng tôi sản xuất.

Nhà máy cũng đã được cải tạo lại. Bên cạnh cây đa lớn, mà theo lời kể của một số công nhân, được trồng bởi một nhà lãnh đạo đáng kính của dân tộc Việt Nam, hơn 6.000 cây xanh đã được trồng thêm tạo nên một không gian xanh mới khác biệt cho nơi đây.

Xem thêm

dong phuc cua doi tuyen olympic my made in vietnam Hà Nội giành huy chương Vàng Olympic Hóa học quốc tế 2019

Trong kỳ thi Olympic Hóa Học quốc tế năm 2019, đội tuyển Việt Nam giành vị trí thứ 5/80 toàn đoàn với 2 huy chương ...

dong phuc cua doi tuyen olympic my made in vietnam Hiệp định thương mại EVFTA sẽ giúp GDP Việt Nam tăng tới hơn 7%

Hiệp định EVFTA sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 20% vào năm 2020; 42,7% vào năm 2025 ...

dong phuc cua doi tuyen olympic my made in vietnam Ngăn chặn hàng nước ngoài ‘đội lốt’ hàng Việt sang Mỹ

Chính phủ sẽ tăng nặng việc xử phạt để răn đe tình trạng hàng hóa nước ngoài lấy danh nghĩa hàng Việt Nam để vào ...

dong phuc cua doi tuyen olympic my made in vietnam Thua UAE trên loạt luân lưu định mệnh, người hâm mộ vẫn dành những tình cảm tuyệt vời nhất cho Olympic Việt Nam

Dù thua UAE với tỷ số 3-4 trên chấm phạt đền, không mang về tấm HCĐ lịch sử như những gì hàng triệu NHM Việt ...

Mai Anh (theo Reuters)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/dong-phuc-doi-tuyen-olympic-my-made-in-vietnam-84853.html

In bài viết