Nguyên tắc ứng xử tinh tế trong bữa cơm của người Việt

14:58 | 10/07/2019

Những thói quen tưởng chừng như đơn giản của người Việt khi dùng cơm lại là thứ được hình thành, lưu giữ từ nghìn đời nay, thể hiện sự tinh tế trong ứng xử và là nét đẹp của nền văn hóa đề cao tính cộng đồng.
Bộ lạc giữa biển khơi với các tập tục tình dục khiến thế giới hiện đại phải “chào thua” Liệt kê top 10 những tập tục quái đản nhất mà tổ tiên ta từng làm trong quá khứ Những tập tục khi kết hôn kì lạ nhất trên thế giới

Người Việt từ xưa đến nay vốn coi trọng văn hóa ứng xử, coi đó là một trong những tiêu chuẩn đánh giá phần nào trình độ, phẩm cách của một người. Trong bữa cơm gia đình cũng như vậy, người Việt đặc biệt tinh tế trong văn hóa ứng xử ở mỗi bữa ăn. Những nguyên tắc ứng xử được người lớn truyền dạy cho trẻ nhỏ, đều đặn trong từng bữa cơm. Cho dù cuộc sống sau này hiện đại hơn, những nguyên tắc ngầm này vẫn được lưu giữ và nâng niu.

nguyen tac ung xu tinh te trong bua com cua nguoi viet

Văn hóa dùng cơm của người Việt

Vì cơm là thành phần chính trong bữa ăn, không thể thay thế bằng nguyên liệu nào khác nên người Việt dùng từ "cơm" để gọi tên các khái niệm như bữa cơm trưa, cơm tối, mâm cơm, hay nấu cơm. Mâm cơm của người Việt cơ bản gồm các món cơm trắng, món rau, món canh và món mặn.

Mâm cơm của người Việt có hình tròn tượng trưng cho sự sum vầy và hạnh phúc. Ngoài ra cũng có ý kiến cho rằng, mâm cơm hình tròn để mọi người trong gia đình có thể ngồi quây quần, tăng sự gắn bó giữa các thành viên. Trên mâm cơm hình tròn ấy, các món ăn được bày biện cẩn thận, bát đũa gọn gàng, và luôn có bát nước chấm ở giữa. Người Việt còn tinh tế hơn khi bày biện các đĩa rau, thịt xen kẽ nhau cho đẹp mắt.

Nếu có khách đến chơi nhà, chủ nhà cũng sẽ ý tứ đặt món mặn gần phía người khách, hoặc món họ thích ăn, để họ dễ dàng gắp chọn. Hành động nhỏ này vừa thể hiện sự mến khách, cũng hàm ý khách cứ tự nhiên như người nhà.

nguyen tac ung xu tinh te trong bua com cua nguoi viet

Văn hóa dùng đũa

Người Việt từ bao lâu nay cũng chỉ dùng đũa trong bữa ăn. Mặc cho sự du nhập của phong cách ăn bằng dao và nĩa, nếu được hỏi, người Việt nào cũng sẽ chắc chắn rằng mình ăn uống thoải mái nhất khi dùng đũa. Không ai biết người Việt Nam đã sử dụng đũa từ bao giờ, đũa bắt nguồn từ đâu. Chỉ biết rằng đó là nét văn hóa rất lâu đời.

Nhắc đến đôi đũa ăn cơm hàng ngày, sẽ có rất nhiều câu chuyện để kể. Từ tấm bé, chắc hẳn ai ai cũng được ông bà, bố mẹ dạy cách "so đũa", chuẩn bị đũa cho người lớn.

Nói về cách cầm đũa, với người nước ngoài thì đây hẳn là một "thử thách", còn với người Việt, thì đó là tập hợp của nhiều bài học nhỏ.

Trước khi cầm đũa, phải xếp hai đầu đũa cho đều nhau, lúc sử dụng chỉ động tới cạnh trên của đũa, dùng 3 đầu ngón tay: ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa nhẹ nhàng cầm đũa.

Khi ngồi vào mâm cơm, trẻ con sẽ làm việc so đũa cho người lớn, chú ý đầu đũa có đúng hướng hay không. Sau bữa ăn, mọi người đặt đũa xuống ngay ngắn, không nên để đũa bị so le hay xô lệch. Đây là một nét tinh tế trong văn hóa dùng cơm của người Việt, nhưng sâu xa hơn đó thể hiện thái độ trân trọng với đôi đũa - vật dụng dân dã gắn bó với biết bao thế hệ người Việt.

Chưa hết, trong khi dùng đũa, không phải cứ vô tư dùng là được. Có những nguyên tắc ngầm mà bạn cần tuân theo như không gắp thức ăn đưa thẳng vào miệng, mà đặt vào bát riêng trước. Ngoài ra cũng cần ý tứ khi ăn chung mâm với mọi người. Không dùng đũa khuấy vào bát canh chung, không dùng đũa xới lộn đĩa thức ăn lên, cũng không cắm đầu đũa dựng đứng, không mút đũa, không nhúng đầu đũa vào bát nước chấm, muốn gắp thức ăn cho người khác phải dùng đầu đũa khác.

nguyen tac ung xu tinh te trong bua com cua nguoi viet

Tục lệ mời cơm

Khác với nhiều quốc gia trên thế giới, người Việt có tục lệ mời cơm. Thậm chí vào nhiều dịp quan trọng, trước khi bắt đầu bữa cơm, chủ nhà còn "tuyên bố lý do" một cách rất trang trọng. Trẻ nhỏ thường được dạy trước khi ăn phải mời cơm người lớn, theo thứ tự lớn nhất trong nhà. Có những gia đình đông con, mỗi lần đến khâu mời cơm là cả lũ trẻ nhao nhao tranh nhau, hoặc đồng thanh, tạo nên không khí vui vẻ.

Tiếng mời cơm trong bữa ăn của người người Việt không đơn thuần là những lời mời vô thức mà mang ý nghĩa răn dạy con cháu về lòng biết ơn, kính trọng người lớn và cũng là biết trân trọng hạt thóc người nông dân làm ra.

Ứng xử trong ăn uống

Người Việt đề cao sự thoải mái và ấm cúng trong bữa ăn, nhưng bên cạnh đó cũng đề cao sự lịch sự. Bởi thế, những nguyên tắc ứng xử trong ăn uống luôn được áp dụng triệt để.

Khi ăn không nên ngồi quá sát mâm hay quá xa mâm cơm. Tuyệt đối tránh cơm đầy trong miệng mà nói, cũng không được thổi đồ ăn nóng mà phải múc chậm phần nguội hơn ở sát thành bát đĩa. Khi nhai, tối kỵ chép miệng hay tạo ra tiếng ồn khi ăn. Ngoài ra cách chấm chấm đồ ăn cũng phải ý tứ, chỉ nhúng phần thức ăn, không nhúng đầu đũa vào bát chấm, miếng đã cắn dở không được chấm.

Dù là người trong gia đình hay khách đến chơi nhà, cũng không nên chê món ăn chưa hợp khẩu vị với mình. Bởi bất cứ câu chê nào cũng khiến người đã bỏ công sức nấu nướng cảm thấy thất vọng. Trẻ nhỏ cũng được dạy dỗ rất kỹ nguyên tắc này trong bữa cơm. Tuyệt đối không cho phép mình có quyền chê bai, phán xét, không trân trọng sức lao động của người khác.

Bữa cơm gia đình của người Việt có rất nhiều nguyên tắc. Người Việt thường cho đó là thói quen nhưng với những nền văn hóa khác, thì đây lại là nét ứng xử tinh tế. Điều đáng mừng là trải qua bao nhiêu năm tháng, xã hội có nhiều đổi thay nhưng những nguyên tắc trên bàn ăn vẫn được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, thể hiện sự trân trọng các giá trị truyền thống của người Việt.

Xem thêm:

nguyen tac ung xu tinh te trong bua com cua nguoi viet Vì sao có câu “lấy vợ kén tông, lấy chồng kén giống”?

Các cụ ngày xưa đã từng dạy “lấy vợ kén tông, lấy chồng kén giống”. Giới trẻ hiện đại ngày nay liệu có còn tuân ...

nguyen tac ung xu tinh te trong bua com cua nguoi viet Vì sao ngày xưa gái nạ dòng không được lấy trai tơ?

"Trai tơ lấy phải nạ dòng, như nước mắm thối chấm lòng lợn thiu", câu ca dao đầy định kiến về chuyện trai tân lấy ...

nguyen tac ung xu tinh te trong bua com cua nguoi viet Bữa cơm tối của người Việt - nơi nuôi dưỡng tình cảm gia đình

Dù là bữa cơm dưa cà mắm muối đạm bạc hay đầy đủ sơn hào hải vị thượng hạng, thì bữa cơm tối của người ...

Hải Vân

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/nguyen-tac-ung-xu-tinh-te-trong-bua-com-cua-nguoi-viet-82105.html

In bài viết