Vợ chồng thời xưa xưng hô với nhau như thế nào?

10:07 | 10/07/2019

Vợ chồng thời xưa có cách xưng hô hoàn toàn khác so với ngày nay. Các cặp vợ chồng ở gia đình quyền quý gọi nhau là cậu - mợ, trong khi gia đình bình dân hơn thì gọi đơn giản là anh - chị.
Vì sao ngày xưa gái nạ dòng không được lấy trai tơ? Bộ lạc giữa biển khơi với các tập tục tình dục khiến thế giới hiện đại phải “chào thua” Liệt kê top 10 những tập tục quái đản nhất mà tổ tiên ta từng làm trong quá khứ

Các cặp vợ chồng trẻ ngày nay thường xưng hô đơn giản là anh em, dân dã hơn thì gọi nhau là "ông xã", "bà xã". Lùi lại khoảng 30-40 năm trước, vợ chồng gọi nhau bằng "mình". Mỗi lần xưng hô, gọi "mình ơi", thể hiện tình cảm và sự gắn bó, tuy hai mà một. Ngày nay cách xưng hô "mình" vẫn tồn tại nhưng hiếm, không phổ biến.

vo chong thoi xua xung ho voi nhau nhu the nao
(Ảnh minh họa)

Thời Pháp thuộc, vợ chồng con nhà sang trọng thường gọi nhau bằng cậu mợ, nhà thường dân thì gọi nhau là anh chị. Nếu có con rồi thì gọi nhau là "thầy em, đẻ em", còn nhà thô tục thì gọi là "bố cu mẹ đĩ", "bố nó mẹ nó". Có vùng cả hai vợ chồng gọi nhau là nhà ta.

Người xưa rất coi trọng tiếng gọi vợ chồng, tiếng gọi vừa thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau, cũng là nhắc nhở cả hai về nghĩa vụ vợ chồng. Trong hôn nhân thời xưa, vợ chồng cư xử với nhau quan trọng nhất là hai chữ "hòa thuận". Dù chuyện gì xảy ra cũng cần "đóng cửa bảo nhau", tìm cách dung hòa, giải quyết, chứ tuyệt đối không được vội vàng từ bỏ hoặc làm điều gì trái với đạo đức, lương tâm. Người chồng trọng nhất là giữ nghĩa với vợ, người vợ trọng nhất là giữ tiết với chồng.

Xét về phẩm chất của người vợ, người vợ thời xưa phải đảm bảo đủ "tam tòng, tứ đức". Tam tòng là: tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. Nghĩa là khi người đàn bà còn ở nhà thì theo cha mẹ khi đã lấy chồng thì theo chồng, khi chồng mất thì theo con. Tứ đức là: Công, dung, ngôn, hạnh.

Dung: là dáng người đàn bà, dáng người hòa nhã, gọn gàng, biết tôn trọng hình thức bản thân

Công: là nghề khéo của người đàn bà, biết vá may thêu dệt, buôn bán, giỏi nữa thì biết đủ các việc cầm kỳ thi hoạ.

Ngôn: là lời ăn tiếng nói của người đàn bà, ăn nói phải khoan thai, dịu dàng.

Hạnh: là nết na người đàn bà. Người xưa quan niệm nết na của đàn bà là biết trên kính, dưới nhường, ở trong nhà chiều chồng thương con. Ra ngoài thì nhu mì chín chắn, không hợm hĩnh mà cũng không cay nghiệt với ai.

Nghĩa vụ của người chồng đối với vợ trong quan niệm thời xưa là phải ở cho đúng đắn, biết thương yêu vợ, biết quý trọng vợ, nhất là có tài trí, khiến cho vợ có được nương nhờ sung sướng là hơn cả.

Người xưa có câu "Phu phụ tương kính như tân", nghĩa là vợ chồng quý nhau như khách, ngoài ra cũng có câu "phu phụ hòa nhi hậu gia đạo thành", nghĩa là vợ chồng có hòa thuận thì mới nên gia đạo. Hai câu ấy đủ làm gương cho đạo vợ chồng.

Xem thêm:

vo chong thoi xua xung ho voi nhau nhu the nao "Nam nữ thụ thụ bất thân" - quan niệm cũ chỉ còn trong sách vở?

"Nam nữ thụ thụ bất thân" là câu nói ám chỉ mối quan hệ nam nữ,dù có tình ý với nhau nhưng vẫn phải giữ ...

vo chong thoi xua xung ho voi nhau nhu the nao "Tóc thề" là mái tóc như thế nào?

"Tóc thề" gợi sự liên tưởng đến sự thủy chung, son sắt. Có lẽ vì từ "thề" trong "tóc thề" đồng âm với "thề hẹn". ...

vo chong thoi xua xung ho voi nhau nhu the nao Vì sao có câu “lấy vợ kén tông, lấy chồng kén giống”?

Các cụ ngày xưa đã từng dạy “lấy vợ kén tông, lấy chồng kén giống”. Giới trẻ hiện đại ngày nay liệu có còn tuân ...

Hải Vân

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/vo-chong-thoi-xua-xung-ho-voi-nhau-nhu-the-nao-82037.html

In bài viết