Có gì mới trong đề xuất tính thuế cho doanh nghiệp siêu nhỏ?

09:54 | 28/03/2019

Để tạo dựng môi trường thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Bộ Tài chính đang dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN).
Gần 1.500 doanh nghiệp bị từ chối hoàn thuế Thu thuế môi trường phải chi trở lại để bảo vệ môi trường Tăng thuế VAT, nhưng giảm thuế doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân: Chìa khóa cho sự hồi phục kinh tế Nhật Bản

Theo Luật thuế TNDN và văn bản hướng dẫn hiện hành, các DN thuộc diện nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo phương pháp trực tiếp, có thu nhập chịu thuế TNDN mà xác định được doanh thu nhưng không xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động kinh doanh thì thu theo tỷ lệ ấn định.

Nhằm đơn giản hoá công tác quản lý, hạn chế tối đa vướng mắc phát sinh, Bộ Tài chính trình Chính phủ quy định và áp dụng phương pháp tính thuế đối với DN siêu nhỏ (doanh thu hàng năm dưới 3 tỷ đồng và có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người) được kê khai nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ trong trường hợp DN không xác định được thu nhập.

Với quy định này, DN siêu nhỏ (đặc biệt là các DN được thành lập từ hộ, cá nhân kinh doanh) vẫn có thể áp dụng phương pháp tính thuế TNDN theo tỷ lệ trên doanh thu (hiện hành cũng đang được áp dụng thu thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ trên doanh thu) nếu không thể xác định được thu nhập. Trường hợp xác định được doanh thu, chi phí và thu nhập thì phải thực hiện tính thuế TNDN theo phương pháp xác định thu nhập.

co gi moi trong de xuat tinh thue cho doanh nghiep sieu nho
DN siêu nhỏ sẽ được hưởng lợi nhiều hơn nếu dự thảo được thông qua. Ảnh minh hoạ.

Theo Đề xuất của Dự thảo, mức thuế suất 15% sẽ được áp dụng đối với DN siêu nhỏ. Tương ứng với đó là tỷ lệ áp dụng thuế suất ưu đãi bằng 0,75 thuế suất hiện hành (15%/20%), cụ thể như sau:

Phân phối, cung cấp hàng hóa: 0,4% (mức thuế TNCN hiện hành áp dụng với hộ kinh doanh từ 0,5%).

Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 1,2% (mức thuế TNCN hiện hành áp dụng với hộ kinh doanh là 1,5%).

Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 1,5%. Riêng hoạt động cho thuê tài sản, đại lý bảo hiểm, đại lý sổ xố, đại lý bán hàng đa cấp 4% (mức thuế TNCN hiện hành áp dụng với hộ kinh doanh là 2% và 5%).

Hoạt động kinh doanh khác: 0,8% (mức thuế TNCN hiện hành áp dụng với hộ kinh doanh là 1%).

Trong khi đó, mức thuế suất 17% sẽ được áp dụng đối với doanh nghiệp có tổng doanh thu từ 3 tỷ đồng/năm đến dưới 50 tỷ đồng/năm và có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người.

Cũng theo dự thảo của Bộ Tài chính, DN sẽ được miễn thuế TNDN trong 2 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế đối với DN thành lập mới từ hộ, cá nhân kinh doanh. Sau thời gian miễn thuế này, trường hợp DN mới thành lập từ hộ, cá nhân kinh doanh thực hiện dự án đầu tư thuộc ngành nghề, địa bàn ưu đãi thuế thì tiếp tục được hưởng mức ưu đãi (thuế suất ưu đãi và miễn, giảm thuế) tương ứng theo quy định của pháp luật về thuế TNDN.

Hết thời gian miễn thuế và thời gian hưởng ưu đãi thuế (nếu có), DN thực hiện mức thuế suất thuế TNDN theo quy định.

Ngọc Linh

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/co-gi-moi-trong-de-xuat-tinh-thue-cho-doanh-nghiep-sieu-nho-74249.html

In bài viết