11:33 | 14/05/2025
![]() |
Các đại biểu tham gia thảo luận tại hội thảo "Ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý rủi ro lũ lụt tại Việt Nam” (Ảnh: Plan International Việt Nam). |
Hội thảo là một trong các sáng kiến thuộc giai đoạn 2 – dự án “Tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu cho cộng đồng (ZCRA)” do Quỹ Z Zurich (Tập đoàn Bảo hiểm Zurich – Thụy Sĩ) tài trợ, được triển khai thực hiện trong 04 năm (2024 – 2027) trên địa bàn 18 xã/phường thuộc các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Định, thành phố Huế và thành phố Cần Thơ. Dự án tập trung nâng cao năng lực và khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu cho các địa phương và các cộng đồng dễ bị tổn thương tại những khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai. Đồng thời hỗ trợ chính quyền từ cấp xã tới cấp tỉnh triển khai hiệu quả các chính sách, chiến lược giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Hội thảo lần này hướng tới chia sẻ các thách thức trong quản lý rủi ro lũ lụt và các cơ hội, giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ trong giảm thiểu rủi ro lũ và ngập lụt nói riêng, cũng như tăng cường năng lực của cộng đồng và các bên liên quan trong công tác phòng, chống thiên tai nói chung. Tại hội thảo, các đại biểu đã cùng nhau thảo luận về thực trạng rủi ro lũ lụt tại Việt Nam, những thách thức trong công tác cảnh báo sớm, các giải pháp và mô hình ứng dụng công nghệ trong quản lý rủi ro lũ lụt, cũng như những cơ hội hợp tác giữa các bên.
Sự kiện thu hút sự tham gia của hơn 70 đại biểu đến từ các đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Môi trường; đại diện một số tỉnh, thành có nguy cơ cao về lũ và ngập lụt như Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Bình Định… cùng các viện nghiên cứu, trường đại học, chuyên gia, các tổ chức phát triển quốc tế cùng đại diện Plan International Việt Nam và ISET.
Tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận các vấn đề liên quan đến rủi ro lũ lụt và công tác quản lý giảm thiểu thiệt hại tại Việt Nam; chia sẻ kinh nghiệm từ dự án ZCRA về ứng dụng công nghệ trong cảnh báo lũ sớm tại Thành phố Huế. Bên cạnh đó, giới thiệu công cụ hỗ trợ ra quyết định trong ứng phó lũ tại tỉnh Điện Biên. Đồng thời, chia sẻ kinh nghiệm trong quản lý rủi ro lũ lụt tại cộng đồng miền núi phía Bắc và miền Trung Việt Nam và cơ hội ứng dụng khoa học công nghệ.
Chia sẻ tại hội thảo, TS. Vũ Cảnh Toàn - Trưởng nhóm Kỹ thuật, ISET-Việt Nam cho biết: “Mặc dù năng lực cảnh báo lũ sớm tại các địa phương tham gia dự án ZCRA như Cần Thơ, Bình Định và Thừa Thiên Huế đã được cải thiện đáng kể, công tác này vẫn đối mặt với nhiều thách thức. Lũ lụt ngày càng cực đoan và bất thường do tác động của biến đổi khí hậu cùng các yếu tố khác như đô thị hóa nhanh, hạ tầng chưa đồng bộ, suy giảm không gian xanh và mặt nước. Những yếu tố này khiến đặc điểm lũ/ngập thay đổi theo thời gian và khó dự báo hơn. Trong khi đó, thông tin cảnh báo vẫn còn hạn chế về tính kịp thời, mức độ chi tiết và khả năng tiếp cận – nhất là trong các tình huống khẩn cấp, bất thường. Nhiều bản tin còn khó hiểu với cộng đồng, thiếu thông tin thiết yếu người dân cần như thời gian, độ sâu hay phạm vi ngập. Đây là lúc công nghệ cần phát huy vai trò trong việc thu thập, xử lý và truyền tải thông tin cảnh báo một cách chính xác, kịp thời và dễ tiếp cận hơn và việc cải thiện công tác chỉ đạo, điều hành và ứng phó linh hoạt, hiệu quả với lũ lụt”.
Theo bà Phan Thu Hiền – Quản lý các dự án tài trợ, tổ chức Plan International Việt Nam: “Ứng phó hiệu quả với rủi ro lũ lụt và biến đổi khí hậu không chỉ cần sự chủ động của cộng đồng mà còn đòi hỏi sự hỗ trợ từ khoa học và công nghệ. Thông qua hội thảo này, chúng tôi mong muốn cùng các đối tác lan tỏa các sáng kiến công nghệ tiên tiến và tăng cường năng lực cho chính quyền địa phương và người dân trong quản lý rủi ro lũ lụt. Dự án “Tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu cho cộng đồng (ZCRA) giai đoạn 2 là minh chứng cho cam kết lâu dài của Plan International Việt Nam trong việc đồng hành cùng các cộng đồng dễ bị tổn thương—đặc biệt là phụ nữ, trẻ em gái và người dân tộc thiểu số—để xây dựng khả năng chống chịu trước thiên tai và biến đổi khí hậu, hướng tới một tương lai xanh và bền vững.”
Thông qua hội thảo, ban tổ chức kỳ vọng thúc đẩy các sáng kiến ứng dụng khoa học – công nghệ trong công tác phòng chống thiên tai, đồng thời lan tỏa những bài học kinh nghiệm thực tiễn và góp phần xây dựng cộng đồng an toàn, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.
Cần Thơ chia sẻ biện pháp ứng phó biến đổi khí hậu với đại diện các quốc gia nhóm G4 Ngày 17/4, ông Nguyễn Ngọc Hè - Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ - cùng lãnh đạo các sở, ngành hữu quan có buổi tiếp Đoàn công tác của nhóm G4 gồm Đại sứ quán các nước: Canada, New Zealand, Na Uy và Thụy Sỹ đến thăm và làm việc tại Cần Thơ. |
Hà Giang: tích hợp ứng phó biến đổi khí hậu vào chương trình Trường học an toàn Làm thế nào để trường học trở nên an toàn hơn trước những tác động của biến đổi khí hậu? Đây là chủ đề chính của buổi tập huấn tổ chức ngày 25/2 tại huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang, với sự tham gia của đông đảo giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và đại diện các ban ngành. |
Vân Anh