Thuế quan của Tổng thống Trump khiến người tiêu dùng Mỹ lo lắng

19:00 | 17/03/2025

Những lời đe dọa thuế quan thất thường của Tổng thống Donald Trump đang gây ra biến động lớn trong tâm lý người tiêu dùng, đe dọa đến cam kết củng cố nền kinh tế Mỹ vốn đang suy yếu.
Lật ngược thế cờ: Chính sách thuế quan của Trump thúc đẩy ảnh hưởng toàn cầu của Trung Quốc
Châu Âu lo ngại hiệu ứng lan tỏa từ 'suy thoái Trump'

Một kết quả khảo sát của Đại học Michigan cho biết, chỉ số tâm lý Người tiêu dùng đã giảm 10,5% trong tháng 3 và sụt giảm 27,1% so với cùng kỳ năm trước. Báo cáo sơ bộ công bố hôm 14/3 cho thấy kỳ vọng lạm phát của người tiêu dùng tăng lên 3,9% (từ mức 3,5%). Đây là mức tăng hàng tháng cao nhất kể từ năm 1993.

Sự sụt giảm này diễn ra trong bối cảnh thị trường chứng khoán lao dốc và các nhà kinh tế Phố Wall hạ dự báo tăng trưởng. Điều này phản ánh nguy cơ phản tác dụng của chính sách thuế quan của Trump. Trước đó, chỉ vài tháng sau khi nhậm chức, ông từng thừa nhận rằng các mức thuế nhập khẩu nhằm thúc đẩy việc làm trong lĩnh vực sản xuất có thể gây ra "một chút đau đớn" trong ngắn hạn.

Theo bà Joanne Hsu, Giám đốc Khảo sát Người tiêu dùng của Đại học Michigan, mức độ sụt giảm được ghi nhận trên tất cả các nhóm dân số, không phân biệt độ tuổi, trình độ học vấn, thu nhập, tài sản, quan điểm chính trị hay khu vực địa lý. Bà cho biết: "Nhiều người tiêu dùng bày tỏ lo ngại về sự bất ổn chính sách và các yếu tố kinh tế khác".

Người ủng hộ Trump cũng bi quan hơn

Ngay cả những người ủng hộ trung thành của Trump cũng đang mất dần niềm tin vào nền kinh tế. Chỉ số tâm lý tiêu dùng trong nhóm cử tri Cộng hòa giảm 3,2%. Họ từng đặt kỳ vọng vào Trump với mong muốn ông sẽ kích thích tăng trưởng và kiểm soát giá cả sau đợt lạm phát kỷ lục năm 2022 dưới thời Tổng thống Joe Biden.

Tổng thống Donald Trump
Tổng thống Donald Trump.

Niềm tin của cử tri Dân chủ và nhóm độc lập còn giảm mạnh hơn, khi thuế quan của Trump gây ra làn sóng bán tháo trên thị trường chứng khoán và làm bùng phát căng thẳng thương mại với các đồng minh lâu năm như Canada, Mexico và Liên minh châu Âu (EU).

Nhà kinh tế trưởng Bill Adams tại Ngân hàng Comerica cảnh báo rằng sự sụt giảm niềm tin tiêu dùng có thể kìm hãm tăng trưởng kinh tế.

Ông nói: "Người dân sẽ không mua xe hơi hay nhà mới, không đi ăn ngoài hay du lịch nếu họ lo sợ nền kinh tế đang lao dốc. Nếu tâm lý tiêu dùng tiếp tục giảm, chi tiêu cũng sẽ đi xuống, kéo theo đó là những tác động nặng nề đến nền kinh tế."

Cuộc khảo sát cũng cho thấy người Mỹ dự báo tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng mạnh trong năm tới.

Hệ lụy kinh tế và rủi ro lạm phát

Chính quyền Trump khẳng định các chính sách thuế quan sẽ giúp khắc phục những vấn đề kinh tế mà họ "thừa hưởng" từ chính quyền Biden. Khi Trump nhậm chức, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ ở mức 4%, trong khi chỉ số giá tiêu dùng là 3%, giảm so với mức đỉnh tháng 6/2022 nhưng vẫn ở mức cao. Cục Dự trữ Liên bang (Fed) cũng duy trì lạm phát ở mức 2,5%, cao hơn mục tiêu 2%.

Tâm lý tiêu dùng sụt giảm theo sau sự lao dốc của chỉ số niềm tin người tiêu dùng trong tháng 2, theo khảo sát của Conference Board. Cùng lúc đó, chỉ số S&P 500 mất hơn 8% giá trị trong tháng qua, khi hàng loạt doanh nghiệp lớn như Target, Walmart và Ford cảnh báo về tác động tiêu cực từ thuế quan.

Thuế quan của Tổng thống Trump khiến công chúng Mỹ lo lắng về nền kinh tế
Ảnh minh hoạ: Chính sách thuế của Tổng thống Trump khiến tâm lý người tiêu dùng Mỹ giảm

Chỉ số tâm lý tiêu dùng của Michigan theo sau sự sụt giảm mạnh trong niềm tin tiêu dùng vào tháng 2, theo một cuộc khảo sát riêng của Conference Board. Nó cũng diễn ra trong bối cảnh chỉ số S&P 500 giảm hơn 8% trong tháng qua, khi các công ty như Target, Walmart và Ford cảnh báo về sự bất ổn do thuế quan gây ra.

Việc kỳ vọng lạm phát gia tăng sẽ là mối lo ngại lớn với Fed. Khi người tiêu dùng và doanh nghiệp tin rằng giá cả sẽ tăng, họ có xu hướng đẩy giá lên trước, dẫn đến lạm phát leo thang. Các doanh nghiệp có thể tăng giá hàng hóa ngay từ bây giờ nếu họ cho rằng chi phí sản xuất sẽ tăng trong tương lai.

Tuần trước, Chủ tịch Fed Jerome Powell cảnh báo rằng thuế quan có thể gây khó khăn cho nỗ lực kiểm soát lạm phát nếu khiến kỳ vọng lạm phát tăng vọt. Điều này cũng đồng nghĩa với việc Fed có thể không cắt giảm lãi suất trong năm nay - một mục tiêu quan trọng của Trump nhằm giảm lãi suất thế chấp.

Adams nhấn mạnh: "Đừng mong đợi Fed sẽ giải cứu nền kinh tế nếu niềm tin tiêu dùng tiếp tục lao dốc trong khi kỳ vọng lạm phát ngày càng tăng".

Thương chiến Mỹ - Trung: Washington cần phản ứng thế nào trước Thương chiến Mỹ - Trung: Washington cần phản ứng thế nào trước "toan tính" của Bắc Kinh?
Kể từ khi nhậm chức, chính quyền Trump hai lần tăng thuế nhập khẩu hàng Trung Quốc thêm 10%, viện dẫn vai trò của Trung Quốc trong cung cấp tiền chất fentanyl. Bắc Kinh đáp trả bằng kiểm soát xuất khẩu khoáng sản, áp thuế nông sản Mỹ, đưa công ty Mỹ vào danh sách không đáng tin cậy, điều tra doanh nghiệp Mỹ và kiện lên WTO... Các biện pháp của Trung Quốc vừa cứng rắn vừa để ngỏ khả năng đàm phán.
Chính sách thương mại Mỹ: 'Gậy thuế quan' hay là 'gậy ông đập lưng ông'? Chính sách thương mại Mỹ: 'Gậy thuế quan' hay là 'gậy ông đập lưng ông'?
Từ ngày 12/3, Mỹ áp thuế 25% đối với tất cả sản phẩm thép và nhôm nhập khẩu, dẫn đến làn sóng chỉ trích và bất mãn từ nhiều quốc gia. Những ngày gần đây, nhiều nước đã đưa ra biện pháp đáp trả, phong trào tẩy chay hàng hóa Mỹ đang gia tăng mạnh mẽ ở một số quốc gia. Chính sách "gậy thuế quan" không chỉ gây ảnh hưởng tiêu cực đến các đối tác mà còn gây hại cho chính nền kinh tế Mỹ, đe dọa uy tín và triển vọng tăng trưởng.

Quảng An (Theo AP)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/thue-quan-cua-tong-thong-trump-khien-nguoi-tieu-dung-my-lo-lang-211358.html

In bài viết