Thị trường Halal của Ai Cập có gì hấp dẫn?

18:50 | 17/01/2024

Thị trường Halal được đánh giá là một thị trường tiềm năng và là cơ hội cho Việt Nam trong việc phát triển ngành công nghiệp Halal. Bộ Ngoại giao Việt Nam vừa cung cấp thông tin về hồ sơ thị trường Halal của Ai Cập để các doanh nghiệp tham khảo.
Chìa khóa để Việt Nam mở cửa vào thị trường Halal
Đẩy mạnh xúc tiến du lịch Việt Nam tại các thị trường Halal

Quy mô thị trường Halal của sở tại:

1. Ai Cập là một trong những quốc gia đông nhất trong thế giới Ả-rập với 90% dân số theo đạo Hồi. Dân số Ai Cập hiện nay là hơn 105 triệu người, thu nhập bình quân đầu nguời của Ai Cập khoảng 2 187USD/năm, GDP (2022) đạt 476.75 tỷ USD.

2. Ai Cập là thành viên của Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) và Viện Tiêu chuẩn và Đo lường các Quốc gia Hồi giáo (SMIIC). Tại SMIIC, Ai Cập nằm trong các ủy ban kỹ thuật về Thực phẩm Halal (TC1), Mỹ phẩm Halal (TC2), Sản phẩm Nông nghiệp (TC6), Thuật ngữ (TC15), Thủ công mỹ nghệ (TC 17) và Ủy ban Tiêu chuẩn Đánh giá sự phù hợp (CCA). Ai Cập cũng là thành viên của Hội đồng chứng nhận SMIIC.

Thị trường Halal của Ai Cập có gì hấp dẫn?
Thị trường thực phẩm Halal cơ hội lớn đối với các doanh nghiệp Việt.

Khuôn khổ pháp lý, chính sách về Halal của sở tại:

1. Các chiến lược, chính sách tổng thể về Halal:

Ai Cập đang mở rộng các yêu cầu chứng nhận đối với các sản phẩm halal nhập khẩu. Chính phủ Ai Cập có dự định sẽ áp dụng các tiêu chuẩn Halal đối với sữa và các sản phẩm từ sữa. Quy định này sẽ bắt đầu có hiệu lực tính từ ngày 31/12/2023 (ngày cập cảng Ai Cập).

Công ty cổ phần ISEG Halal được thành lập theo Nghị định số 35/2020 của Thủ tướng chính phủ. ISEG Halal là tổ chức chính thức duy nhất của Ai Cập chịu trách nhiệm cấp giấy chứng nhận Halal cho thực phẩm và các nhà máy. Tất cả thực phẩm cần phải được chứng nhận Halal bởi ISEG để vào Ai Cập.

2. Các tiêu chuẩn Halal áp dụng ở sở tại:

ES 4249: Tiêu chuẩn chung dành cho thực phẩm Halal theo tiêu chuẩn Hồi giáo Sharia (General Requirements for Halal food according to Islamic Sharia). Tiêu chuẩn này được sửa đổi và thay đổi qua nhiều năm, với bản sửa đổi gần đây nhất ES 4249/2023.

3. Quy trình cấp chứng chỉ Halal

Đánh giá: ISEG sẽ cử thanh tra viên đến địa điểm/ nhà máy để xác minh các quy tắc và thông lệ Hồi giáo có được tuân thủ trong quá trình giết mổ hay không. Sau khi thanh tra viên của ISEG phê duyệt cơ sở và quy trình, doanh nghiệp có thể bắt đầu sản xuất các sản phẩm Halal.

Kiểm tra: Sau khi địa điểm được phê duyệt, ISEG sẽ cử người giám sát để tiếp tục giám sát cơ sở. Người giám sát này sẽ đảm bảo các sản phẩm đều là Halal.

Cấp giấy chứng nhận: Khi các sản phẩm được chứng nhận bởi người giám sát, ISEG sẽ chứng nhận sản phẩm là Halal. Doanh nghiệp sẽ được cấp chứng nhận Halal chính thức đối với các sản phẩm. Ngoài ra, giấy chứng nhận sẽ được kiểm định và gia hạn hàng năm.

Vận chuyển và hỗ trợ: sau khi ISEG chứng nhận sản phẩm, ISEG sẽ cử người đến doanh nghiệp để hỗ trợ làm thủ tục vận chuyển từ nông trại đến người tiêu dùng, đảm bảo tiêu chuẩn Halal trong suốt quá trình vận chuyển và phân phối.

4. Đầu mối cơ quan quản lý về Halal của sở tại:

Tổ chức Tiêu chuẩn và Chất lượng Ai Cập

Số điện thoại: (+20) 2845522/2845524

Địa chỉ: 16 Tadreeb El Modarrebeen, El Amireya, Zeitoun, Cairo Governorate.

Email: [email protected]

Website: www.oes.org.eg

Cơ sở dữ liệu về Halal của sở tại:

1.Trung tâm chứng nhận Halal duy nhất đuợc Chính phủ cấp phép tại Ai Cập:

IS EG Halal

Số điện thoại: +201009996753/ +202 23065150

Địa chỉ: 2FG7 + J9J, New Cairo 1, Cairo Governorate 11865

Email: [email protected]

Website: https://iseghalal-eg.net

2.Các kênh phân phối bán buôn, bán lẻ lớn của sở tại:

HyperOne, Carrefour, LuluHyper Market, Seoudi, Spinneys, Gourmets, Oscar…

3.Các mặt hàng Halal nhập khẩu chính:

Ai Cập chủ yếu nhập khẩu các mặt hàng thực phẩm Halal, đa phần là thịt bò và thịt gà. Trong 4 tháng đầu năm 2023, Ai Cập nhập khẩu từ Brazil mặt hàng thịt bò đông lạnh với trị giá lên đến 115.59 triệu USD, mặt hàng thịt gà đông lạnh với giá trị 66.04 triệu USD. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu từ Ai Cập sang Brazil đạt 125 triệu USD.

Trong năm 2022, Ai Cập nhập khẩu thịt gia súc đông lạnh từ Ấn Độ đạt trị giá 580 triệu USD.

4. Quốc gia sở tại chấp nhận giấy chứng nhận Halal của các tổ chức, quốc gia nào

Ai Cập chỉ công nhận giấy chứng nhận Halal do ISEG cấp.

5. Ai Cập đã ký thỏa thuận hợp tác Halal với Việt Nam?

Tính đến nay, Ai Cập và Việt Nam chưa ký thỏa thuận hợp tác Halal nào.

Khơi thông tiềm năng, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Halal Khơi thông tiềm năng, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Halal
Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia thúc đẩy hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực halal Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia thúc đẩy hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực halal

Khang Anh

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/thi-truong-halal-cua-ai-cap-co-gi-hap-dan-195764.html

In bài viết