Lễ Sene Dolta: truyền thống hiếu nghĩa của đồng bào Khmer

10:38 | 14/10/2023

Hàng năm, cứ vào cuối tháng 8 âm lịch đồng bào Khmer Nam Bộ lại tổ chức lễ Sene Dolta để thể hiện lòng hiếu kính, tưởng nhớ công sinh thành dưỡng dục của ông bà, cha mẹ.
Bảo tồn văn hóa gắn với tạo sinh kế cho người nghèo và đồng bào Khmer
Quan tâm hỗ trợ, tạo sinh kế bền vững cho đồng bào Khmer

Lễ Sene Dolta của người Khmer có ý nghĩa như lễ Vu Lan báo hiếu của người Việt, khi con cháu về chăm sóc mộ phần ông bà, tổ tiên để thể hiện lòng hiếu thảo. Năm nay, lễ diễn ra từ ngày 29/8 đến mùng 1/9 âm lịch (nhằm ngày 13 - 15/10 dương lịch) nhưng từ đầu tháng 10 người Khmer đã bắt đầu đến chùa phụ việc công quả hay dâng cơm cúng ông bà.

Đồng bào dân tộc Khmer chuẩn bị cho lễ Sen Dolta. (Ảnh: Pháp luật TP.HCM)
Đồng bào dân tộc Khmer chuẩn bị cho lễ Sen Dolta. (Ảnh: Pháp luật TP.HCM)

Trong 3 ngày lễ Sen Dolta, ngoài cúng ở nhà, mọi nghi thức quan trọng đều diễn ra tại chùa. Dưới mái chùa chung của cả phum, sóc, mọi người đều hướng lòng thành kính về Đức Phật, tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên và đặt hy vọng vào những điều tốt đẹp.

chùa Văn Râu (xã Văn Giáo, TX. Tịnh Biên, tỉnh An Giang) được trang trí sạch đẹp hơn thường lệ, để đón phật tử đến dâng cơm cúng tổ tiên trong mùa Sene Dolta.
Chùa Văn Râu (xã Văn Giáo, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang) đón phật tử đến dâng cơm cúng tổ tiên trong mùa Sene Dolta. (Ảnh: Báo An Giang)

Trên bàn thờ mỗi gia đình đồng bào Khmer thường bày nhiều món ăn để dâng cúng ông bà, tổ tiên. Tùy theo điều kiện kinh tế, mỗi gia đình sẽ có cách chuẩn bị khác nhau nhưng lễ vật thường là những món ăn bình dị, gần gũi mang đặc trưng của người Khmer.

cúng tổ tiên, cầu mong ông bà được vãng sanh chốn niết bàn và phù hộ con cháu có một cuộc sống bình an.
Bà con người Khmer đến chùa cầu nguyện, hướng lòng thành kính về Đức Phật, tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên và đặt hy vọng vào những điều tốt đẹp. (Ảnh: Báo An Giang)

Vì đây là những ngày lễ mang tính thiêng liêng, nên rất ít thanh niên Khmer vui chơi mà chủ yếu chỉ có người cao tuổi, người có uy tín trong cộng đồng đến chùa cầu nguyện. Họ ngồi vui vẻ chuyện trò cùng nhau bên ấm trà đặc, vài chiếc bánh ngọt để chia sẻ chuyện đời, nói nhau nghe về ý nghĩa thiêng liêng, nhắc nhở những tiền nhân đã khuất như một cách thể hiện lòng hiếu thảo.

Lễ Sen Dolta của đồng bào dân tộc Khmer ở huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh. (Ảnh: Pháp luật TP.HCM)
Lễ Sen Dolta của đồng bào dân tộc Khmer ở huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh. (Ảnh: Pháp luật TP.HCM)

Những ngày này, có rất nhiều đoàn công tác các cấp đến thăm, chúc mừng các vị sư sãi, à cha và đồng bào Khmer hưởng một mùa Sene Dolta đầm ấm, hạnh phúc. Qua đó, khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương đối với đời sống vật chất, tinh thần cùng những giá trị nhân văn của đồng bào Khmer.

Ông Kim Ngọc Thái, Chủ tịch HĐND tỉnh Trà Vinh chúc mừng  lễ Sene Đolta Hòa thượng Thạch Oai, chùa KomPong (phường 1, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh). (Ảnh: Báo Trà Vinh)
Ông Kim Ngọc Thái, Chủ tịch HĐND tỉnh Trà Vinh chúc mừng lễ Sene Dolta Hòa thượng Thạch Oai, chùa KomPong (phường 1, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh). (Ảnh: Báo Trà Vinh)
Sóc Trăng: Bảo tồn nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer Sóc Trăng: Bảo tồn nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer
Báo chí Campuchia: Việt Nam quan tâm phát triển vùng đồng bào Khmer Báo chí Campuchia: Việt Nam quan tâm phát triển vùng đồng bào Khmer

Phan Anh (T/h)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/le-sene-dolta-truyen-thong-hieu-nghia-cua-dong-bao-khmer-192158.html

In bài viết