Việt Nam, Indonesia, Úc hợp tác phòng chống biến đổi khí hậu

18:00 | 15/09/2023

Việt Nam, Indonesia và Úc thời gian qua đã ghi nhận những bước tiến về mặt ngân sách, cũng như chính sách cho các hoạt động đối phó với biến đổi khí hậu. Tại Đông Nam Á, Thỏa thuận Hợp tác Chuyển dịch Năng lượng Công bằng (JETP) được công bố vào cuối năm 2022
Tàu cá thu gom rác thải nhựa: Mô hình thúc đẩy nông nghiệp thân thiện môi trường
Xây dựng lá chắn để bảo vệ trẻ em khỏi ô nhiễm không khí

Tại Đông Nam Á, Thỏa thuận Hợp tác Chuyển dịch Năng lượng Công bằng (JETP) được công bố vào cuối năm 2022 ở Việt Nam và Indonesia thể hiện cam kết đẩy nhanh quá trình chuyển đổi carbon thấp trong khu vực.

Thỏa thuận này mang lại nguồn tài chính cho Việt Nam và Indonesia lần lượt là 15,5 tỷ USD và 20 tỷ USD, đánh dấu cột mốc quan trọng trong việc loại bỏ than đá, đưa vào sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo tại các quốc gia đang công nghiệp hóa.

Thỏa thuận Đối tác Chuyển dịch Năng lượng Bình đẳng (JETP) sẽ giúp Việt Nam hiện thực mục tiêu đầy tham vọng cân bằng phát thải vào năm 2050, đẩy nhanh quá trình đạt đỉnh phát thải khí nhà kính và chuyển dịch từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng sạch.

Việt Nam cũng phát triển trung tâm năng lượng tái tạo và hình thành ngành công nghiệp năng lượng tái tạo, thúc đẩy lưu trữ và sử dụng carbon, sản xuất thiết bị và pin lưu trữ năng lượng, sản xuất hydrogen xanh, phát triển điện gió ngoài khơi.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành cho biết, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) và Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó xác định việc triển khai tích cực, hiệu quả Tuyên bố JETP là một trong những giải pháp quan trọng cho quá trình chuyển dịch năng lượng công bằng ở Việt Nam.

Các đối tác cam kết huy động số tiền ban đầu 155 tỷ USD trong vòng 3 đến 5 năm tới để giải quyết nhu cầu chuyển đổi năng lượng công bằng của Việt Nam Ảnh Báo Điện tử Chính phủ

Tại Indonesia, chính phủ cho biết thị trường carbon của nước này mở cửa chào đón các nhà đầu tư quốc tế. Điều này giúp đảm bảo rằng Indonesia sẽ trở thành nguồn tín dụng carbon đáng tin cậy.

Chính phủ Indonesia cũng cho biết sẽ dành ưu tiên ngân sách năm 2024 cho phát triển môi trường, nâng cao khả năng ứng phó với thảm họa thiên tai và tăng cường thích ứng với biến đổi khí hậu.

Indonesia đặt mục tiêu đạt trung hòa carbon “vào năm 2060 hoặc trước đó.” Đây là một mục tiêu tham vọng nếu xét theo tốc độ tăng trưởng dự kiến của quốc gia này và tỷ trọng của than trong cơ cấu năng lượng của nước này. Indonesia hiện là nền kinh tế lớn thứ 7 trên thế giới và là nước tiêu thụ năng lượng lớn thứ 12 trên hành tinh.

Về phía Úc, kể từ khi quốc gia này ban hành mục tiêu phát thải ròng, đây là lần đầu tiên ngân sách liên bang đầu tư hơn 4,5 tỉ AUD để phòng chống biến đổi khí hậu và được dự báo sẽ gia tăng thêm trong tương lai.

Theo Trung tâm Climateworks Center, Úc có một số khoản chi đầy hứa hẹn cho việc phòng chống biến đổi khí hậu, bao gồm hỗ trợ hydro tái tạo, gói tiết kiệm năng lượng cho các hộ gia đình và đặc biệt là việc thành lập Cơ quan Chuyển đổi Phát thải ròng (Net Zero Transition Authority).

Trước đó Climateworks Center được thành lập với vai trò là trung tâm cố vấn độc lập hỗ trợ Úc, Đông Nam Á và Thái Bình Dương trong việc chuyển đổi sang mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Sự ra đời của cơ quan này đã lấp đầy chỗ trống trong các chương trình hành động về chống biến đổi khí hậu. Đồng thời tạo điều kiện để Úc có thể nhanh chóng vượt thành tích đối với mục tiêu giảm phát thải hiện tại và đóng góp cho nỗ lực giảm phát thải toàn cầu.

Climateworks Center được sáng lập bởi Đại học Monash (Úc) và Quỹ Myer và hoạt động trong Viện Phát Triển Bền Vững Monash. Ảnh: nhipcaudautu

Để tăng hiệu quả phối hợp giữa các nỗ lực chính sách và đầu tư, vì sự thịnh vượng chung của khu vực lẫn quốc gia để tạo ra một thế giới với mức phát thải ròng bằng 0, Climateworks Center đưa ra 4 hướng đi cụ thể cho cơ quan chuyển đổi phát thải ròng bằng 0. Bao gồm việc phối hợp hoạt động tài chính, nỗ lực của các doanh nghiệp, cộng đồng và các cơ quan chính phủ ở các cấp, tập trung cụm doanh nghiệp công nghiệp ở cùng một địa điểm, vận hành với 100% năng lượng tái tạo, mang lại nguồn tài trợ thông qua quan hệ đối tác đồng đầu tư giữa các cơ quan liên bang và chính quyền tiểu bang và tận dụng cơ hội cho lực lượng lao động và ngành công nghiệp.

Tiến sỹ Đỗ Nam Thắng, chuyên gia về môi trường và biến đổi khí hậu tại Đại học Quốc gia Australia cho biết Việt Nam và Úc đều quyết tâm và có nhiều nỗ lực giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Việt Nam vừa ban hành Chiến lược quốc gia về Biến đổi khí hậu tại Quyết định 896/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ vào ngày 26/7/2022, trong đó đặt ra nhiều mục tiêu quan trọng như giảm 43,5% khí thải nhà kính so với kịch bản thông thường vào năm 2030.

Sự phối hợp giữa các quốc gia sẽ góp phần quan trọng vào việc tạo nên sự thịnh vượng chung của khu vực lẫn quốc gia để tạo ra một thế giới với mức phát thải ròng bằng 0.

Cầu nối để cộng đồng doanh nghiệp hợp tác nghiên cứu bền vững Cầu nối để cộng đồng doanh nghiệp hợp tác nghiên cứu bền vững
Trang bị kỹ năng để nông dân sản xuất nhỏ ở ĐBSCL vững vàng trước biến đổi khí hậu Trang bị kỹ năng để nông dân sản xuất nhỏ ở ĐBSCL vững vàng trước biến đổi khí hậu

Theo Thùy Trang/vietnam.vn

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/viet-nam-indonesia-uc-hop-tac-phong-chong-bien-doi-khi-hau-191729.html

In bài viết