Phân tích yếu tố làm tiêu thụ năng lượng toàn cầu sụt giảm trong năm 2023

17:50 | 19/07/2023

Đối với năm 2024, tốc độ tăng trưởng nhu cầu năng lượng dự kiến sẽ là 3,3% khi mà triển vọng kinh tế sáng sủa hơn, số liệu của IEA cho hay.
Nhà đầu tư bán mạnh dầu sau loạt diễn biến mới Nhà đầu tư bán mạnh dầu sau loạt diễn biến mới
Sản lượng dầu đá phiến của Mỹ được dự báo hạ xuống gần 9,4 triệu thùng/ngày trong tháng 8/2023, đồng thời đây sẽ là tháng giảm đầu tiên tính từ tháng 12/2022.
Giá dầu bật tăng mạnh nhờ kỳ vọng vào Trung Quốc Giá dầu bật tăng mạnh nhờ kỳ vọng vào Trung Quốc
Sau khi công bố số liệu tăng trưởng GDP thấp vào đầu tuần này, giới chức quản lý kinh tế hàng đầu Trung Quốc công bố sẽ đưa ra chính sách nhằm khôi phục và đẩy mạnh tiêu dùng.

Cuộc khủng hoảng năng lượng đang diễn ra và sự suy giảm kinh tế dự kiến sẽ làm giảm tăng trưởng nhu cầu năng lượng chững lại trong năm 2023, tuy nhiên nhiều khả năng sẽ hồi phục trong năm 2024, điều đó cũng đồng nghĩa sẽ cần tận dụng thêm năng lực sản xuất năng lượng phái sinh, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) nhấn mạnh trong nghiên cứu công bố vào ngày thứ Tư.

Tốc độ tăng trưởng tiêu thụ năng lượng toàn cầu dự kiến sẽ chững lại còn chưa đầy 2% trong năm 2023, giảm so với con số 2,3% của năm 2023, mức tăng trưởng này như vậy thấp hơn so với trung bình của 5 năm trước đại dịch COVID-19.

Đối với năm 2024, tốc độ tăng trưởng nhu cầu năng lượng dự kiến sẽ là 3,3% khi mà triển vọng kinh tế sáng sủa hơn, số liệu của IEA cho hay.

IEA tin rằng năng lượng phái sinh sẽ bù đắp cho tăng trưởng nhu cầu năng lượng của năm nay và năm sau. Cũng từ năm sau, nguồn năng lượng từ những nguồn tái sinh sẽ chiếm hơn 30% tổng nguồn cung năng lượng toàn cầu.

Tỷ trọng đóng góp của thủy điện trong tổng tiêu thụ năng lượng đã giảm, trong giai đoạn 2020-2022 hạ khoảng 2% so với thời điểm 1990-2016.

“Việc dự báo những thách thức với sự phát triển của thủy điện liên quan đến biến đổi khí hậu và lên kế hoạch điều chỉnh sẽ vô cùng quan trọng với việc sử dụng các nguồn thủy điện một cách ổn định”, IEA nhấn mạnh.

Việc tăng trưởng năng lượng phái sinh sẽ giúp làm giảm khí thải toàn cầu, tình trạng xả thải tại Trung Quốc và Ấn Độ sẽ được bù đắp bởi sự sụt giảm về xả thải tại nhiều nước khác nơi mà người ta sử dụng khí đốt tự nhiên để thay thế than đá ngày một nhiều, theo phân tích của IEA.

Trong năm ngoái, giá bán buôn điện đã tăng lên mức kỷ lục sau khi căng thẳng Nga – Ukraine leo thang, tuy nhiên sau đó đã giảm. Giá điện tại châu Âu tuy nhiên hiện vẫn cao hơn gấp đôi so với ngưỡng của năm 2019, tỷ lệ này tại Ấn Độ là 80% và Nhật là hơn 30%.

Giá điện tại Mỹ tuy nhiên đã về mức của năm 2019. Nhu cầu điện của Mỹ được dự báo giảm khoảng 1,7% trong năm 2023 do tăng trưởng kinh tế chững lại, sau đó sẽ hồi phục tăng trưởng 2% trong năm 2024, thấp hơn tốc độ tăng trưởng 2,6% của năm 2022.

Tiêu thụ điện của Ấn Độ được dự báo tăng 6,8% trong năm 2023 và 6,1% trong năm 2024.

Trong báo cáo nghiên cứu khác gần đây, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (IEA) đã hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu lần đầu tiên trong năm nay, IEA viện dẫn đến việc triển vọng kinh tế xấu đi gây sức ép nhiều lên các nước giàu, theo nội dung bài báo mới được CNBC đăng tải.

IEA dự báo nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng ước tính 1,2 triệu thùng dầu/ngày trong năm 2023 và lên ngưỡng trung bình 102,1 triệu thùng dầu/ngày.

Trung Quốc dự kiến chiếm khoảng 70% tăng trưởng nhu cầu dầu của toàn cầu.

Dự báo về nhu cầu dầu của thế giới đã được điều chỉnh giảm 220.000 thùng dầu/ngày so với báo cáo từ trước đó khi mà IEA dự báo mức tăng 2,4 triệu thùng dầu/ngày trên toàn thế giới.

“Yếu tố kinh tế vĩ mô còn nhiều thách thức dai dẳng thể hiện trong sản xuất toàn cầu sụt giảm đã khiến cho IEA phải hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu lần đầu tiên trong năm nay”, IEA nhấn mạnh trong báo cáo vào ngày thứ Năm.

“Nhu cầu dầu thế giới hiện đang chịu nhiều sức ép từ bối cảnh kinh tế vĩ mô có nhiều thách thức chứ không phải chỉ bởi ảnh hưởng từ các biện pháp siết chặt tiền tệ tại nhiều nền kinh tế phát triển và mới nổi trong 12 tháng qua”, IEA phân tích.

Nhận định về năm sau, IEA cho rằng tăng trưởng nhu cầu sẽ chững lại chỉ còn khoảng 1,1 triệu thùng dầu/ngày khi mà quá trình phục hồi kinh tế chững lại và nhiều biện pháp tiết kiệm nhiên liệu được áp dụng.

Vào tháng trước, IEA khẳng định nhu cầu dầu toàn cầu sẽ chững lại và lập đỉnh trước thời điểm cuối thập kỷ khi mà nền kinh tế dịch chuyển từ sử dụng năng lượng hóa thạch sang nhiên liệu xanh.

Báo cáo vào ngày thứ Năm được công bố ở thời điểm mà lạm phát và các số liệu kinh tế Mỹ khiến nhiều người hy vọng vào khả năng Fed có thể đang tiến đần điểm cuối của chu kỳ nâng lãi suất.

Quý 2/2023, kinh tế Trung Quốc: Chịu lực cản bởi sự chững lại của kinh tế toàn cầu Quý 2/2023, kinh tế Trung Quốc: Chịu lực cản bởi sự chững lại của kinh tế toàn cầu
Quá trình phục hồi kinh tế Trung Quốc thời kỳ hậu đại dịch COVID-19 chịu gián đoạn bởi sự chững lại của kinh tế toàn cầu cũng như nhu cầu nội địa đi xuống.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ tin có thể đưa lạm phát về 2% mà không gây suy thoái kinh tế Bộ trưởng Tài chính Mỹ tin có thể đưa lạm phát về 2% mà không gây suy thoái kinh tế
Việc diễn biến lạm phát thuyên giảm diễn ra có thể coi như tín hiệu đáng mừng cho bà Yellen và chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden sau khi họ bắt đầu xử lý vấn đề này suốt từ năm 2021.

Đăng Tuấn

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/phan-tich-yeu-to-lam-tieu-thu-nang-luong-toan-cau-sut-giam-trong-nam-2023-188932.html

In bài viết