Quý 2/2023, kinh tế Trung Quốc: Chịu lực cản bởi sự chững lại của kinh tế toàn cầu

11:43 | 17/07/2023

Quá trình phục hồi kinh tế Trung Quốc thời kỳ hậu đại dịch COVID-19 chịu gián đoạn bởi sự chững lại của kinh tế toàn cầu cũng như nhu cầu nội địa đi xuống.
Trung Quốc mạnh mẽ phát đi thông điệp nới kiểm soát doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc mạnh mẽ phát đi thông điệp nới kiểm soát doanh nghiệp công nghệ
Sau khi kinh tế Trung Quốc mất đà tăng trưởng trong tháng 6/2023, giới chức Trung Quốc đã cố gắng hỗ trợ cho các doanh nghiệp tư nhân nhằm vực dậy nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
Nguyên nhân xuất khẩu Trung Quốc giảm liên tiếp nhiều tháng Nguyên nhân xuất khẩu Trung Quốc giảm liên tiếp nhiều tháng
Xuất khẩu của Trung Quốc đã tăng trưởng trong tháng 3 và tháng 4/2023, tuy nhiên quá trình phục hồi kinh tế hậu COVID-19 dường như không ổn định.

Trong quý 2/2023, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 6,3% so với cùng kỳ năm trước. Kinh tế Trung Quốc được hỗ trợ bởi sự phục hồi của doanh số bán lẻ và dịch vụ, một phần cùng bởi hiệu ứng nền so sánh thấp, theo nội dung bài báo mới được Bloomberg đăng tải.

Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc vào ngày thứ Hai công bố tăng trưởng GDP quý 2/2023 thấp hơn so với kỳ vọng 6,9% của các chuyên gia. Tốc độ tăng trưởng này cao hơn so với con số 4,5% của quý 1/2023.

Quý 2/2022, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chỉ 0,4% khi mà các biện pháp phong tỏa để ngăn đại dịch COVID-19 không khỏi gây tổn hại đến các hoạt động kinh tế.

Các số liệu ban đầu cho thấy xuất khẩu sụt giảm 5,2% còn nhập khẩu hạ 6,9% bởi thương mại của Trung Quốc với nhiều nước lớn của thế giới trong đó có bao gồm Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Đông Nam Á giảm sâu. Xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ hạ 16,7% còn nhập khẩu giảm 5,8%.

Hiện tại các chuyên gia kinh tế đang đồng thuận về khả năng quá trình phục hồi kinh tế Trung Quốc thời kỳ hậu đại dịch COVID-19 chịu gián đoạn bởi sự chững lại của kinh tế toàn cầu cũng như nhu cầu nội địa đi xuống.

Trong báo cáo triển vọng kinh tế Trung Quốc được S&P công bố vào ngày Chủ Nhật, niềm tin của những đại diện doanh nghiệp tham gia khảo sát giảm xuống còn 23% từ mức 34% của tháng 2/2023. Con số này cũng thấp hơn mức 28% của toàn cầu.

Xuất khẩu của Trung Quốc tháng 6/2023 giảm đến tháng thứ 2 liên tiếp, nó cho thấy việc nhu cầu tiêu dùng ở các thị trường bên ngoài chững lại cũng như tăng trưởng nội địa yếu đi trong bối cảnh lãi suất cao, theo Nikkei đưa tin.

Tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu tháng 6/2023 hạ 12,4% xuống 285,3 tỷ USD, mức hạ của tháng 6/2023 cao hơn nhiều so với con số sụt giảm 7,5% của tháng 5/2023, theo Hải quan Trung Quốc công bố. Các chuyên gia trước đó đã dự báo về con số sụt giảm 9,5%.

“Việc chi tiêu tiêu dùng của người dân bình thường trở lại đã dẫn đến việc số lượng đơn đặt hàng với hàng sản xuất tại Trung Quốc giảm đi, xuất khẩu của Trung Quốc đang phản ánh đúng cho thực tế này”, chuyên gia kinh tế tại Capital Economics – ông Zichun Huang phân tích.

Tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu hạ 6,8% xuống còn 214,7 tỷ USD, như vậy xu thế suy giảm của nhập khẩu đã không ngừng tiếp diễn khi nhu cầu nội địa yếu đi.

Xuất khẩu của Trung Quốc đã tăng trưởng trong tháng 3 và tháng 4/2023, tuy nhiên quá trình phục hồi kinh tế hậu COVID-19 dường như không ổn định. Nhiều dữ liệu kinh tế khác ví như sản xuất công nghiệp hay doanh số bán bất động sản đồng thời sụt giảm, còn tỷ lệ thất nghiệp trong những người trẻ tuổi tháng 5/2023 tăng trưởng lên ngưỡng cao kỷ lục.

Tình hình kinh tế bi quan nói chung đã khiến cho Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) hạ lãi suất với hy vọng kích thích chi tiêu tiêu dùng tăng lên.

Tháng 6/2023, chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc không thay đổi, nó khiến cho nhiều người lo ngại về rủi ro giảm phát. Nhu cầu đi lại và dịch vụ viễn thông thấp, chính vì vậy lạm phát không khỏi chịu ảnh hưởng.

Tổng quan trong 6 tháng đầu của năm 2023, xuất khẩu sụt giảm 3,2% xuống còn 16,63 nghìn tỷ USD còn tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu hạ 6,7% xuống còn 12,54 nghìn tỷ USD. Thặng dư thương mại đạt 408,7 tỷ USD.

Xuất khẩu hàng hóa Trung Quốc sang Mỹ hạ sâu nhất, mức hạ ghi nhận 17,9%, xuất khẩu hàng hóa từ Trung Quốc sang châu Âu giảm 6,6%; xuất khẩu của Trung Quốc sang Đông Nam Á trong khi đó tăng nhẹ 1,5%.

Thương mại với Nga tăng trưởng mạnh, xuất khẩu tăng trưởng 78% còn nhập khẩu tăng 19,4%.

Xuất khẩu của gần như tất cả các loại hàng hóa chủ chốt sụt giảm. Xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao hạ 14%.

Kinh tế Trung Quốc đón nhận nhiều diễn biến mới tạo đà cho kích cầu kinh tế? Kinh tế Trung Quốc đón nhận nhiều diễn biến mới tạo đà cho kích cầu kinh tế?
Doanh số bán lẻ, chỉ báo quan trọng của niềm tin người tiêu dùng, tăng 12,7%, thấp hơn so với kỳ vọng 13,6% của các chuyên gia, đồng thời nó chững lại đáng kể so với con số 18,4% vào tháng 4/2023.
Yếu tố nào khiến cho các đại gia năng lượng Trung Quốc chạy đua mua gom khí đốt? Yếu tố nào khiến cho các đại gia năng lượng Trung Quốc chạy đua mua gom khí đốt?
Các chuyên gia về thị trường năng lượng phân tích Trung Quốc đang tìm cách ngăn chặn khủng hoảng năng lượng tái diễn, cùng lúc đó cố gắng kích thích tăng trưởng kinh tế.

Đăng Tuấn

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/quy-22023-kinh-te-trung-quoc-chiu-luc-can-boi-su-chung-lai-cua-kinh-te-toan-cau-188814.html

In bài viết