Ngắm rừng Phần Lan, lấy visa châu Âu... ở phố đi bộ Hoàn Kiếm

19:32 | 13/05/2023

Công chúng sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng các bộ trang phục truyền thống của Romania, Ukraine, ngắm hình ảnh những cánh rừng Phần Lan, nhận visa châu Âu mô phỏng... khi đến với chương trình "Ngôi làng châu Âu" diễn ra từ ngày 12/05 đến 14/05 tại khu vực phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Chương trình Giao lưu văn hoá Việt - Nhật: Chia sẻ văn hoá để gắn kết nhân dân hai nước Chương trình Giao lưu văn hoá Việt - Nhật: Chia sẻ văn hoá để gắn kết nhân dân hai nước
Chiều 24/3, tại Hà Nội, Hội hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản đã tiếp xã giao Ban tổ chức sự kiện Giao lưu Văn hoá Việt – Nhật. Đây là hoạt động đặc biệt trong chuỗi các sự kiện kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản.
Hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ giúp hơn 144.000 bệnh nhân tiếp cận thuốc điều trị HIV Hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ giúp hơn 144.000 bệnh nhân tiếp cận thuốc điều trị HIV
Kể từ năm 2003 đến nay, chương trình hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam về phòng, chống AIDS đã giúp hơn 144.000 bệnh nhân Việt Nam được tiếp cận thuốc điều trị ARV theo thẻ bảo hiểm y tế.

Chiêm ngưỡng trang phục truyền thống Romania

Tại gian hàng Romania, những chiếc áo cánh truyền thống của Romania (gọi là Ia) với đường nét thêu tỉ mỉ, rực rỡ đặc trưng trên nền áo trắng được trưng bày tại đây. Ia được làm từ lanh, sợi gai dầu, bông hoặc lụa, trên đó thêu các họa tiết hình học hoặc hoa bằng chỉ màu.

Theo thông tin giới thiệu ở gian hàng, Ia được kết hợp với thiết kế trang trí của tay áo (gọi là altiţã) là món đồ quan trọng nhất trong trang phục lễ hội dân gian của phụ nữ ở Romania. Ia được kết hợp với fotă (váy dài truyền thống), catrinte (tạp dề hoặc váy mặc bên ngoài áo sơ mi), brâu (thắt lưng thêu) và pieptar (áo vest thêu).

Một Ia có thể tập hợp từ 8 đến 12 mũi thêu các loại, phù hợp với sự kiên nhẫn, khéo léo và tài hoa của mỗi người phụ nữ. Mỗi món đồ đều được dệt thủ công và thêu hoặc đính cườm bằng tay và có thể mất đến vài tuần để hoàn thành một Ia, tùy thuộc vào độ phức tạp của mẫu mã.

Khó có thể nói chính xác khi nào Ia bắt đầu trở thành một phần của trang phục dân tộc, nhưng hình ảnh người phụ nữ và phụ nữ nông thôn mặc áo cánh có altiţă đã được thể hiện trong các bức tranh của nhà thờ vào thế kỷ 16. Năm 1885, Nữ hoàng Elisabeta đã thừa nhận giá trị nghệ thuật của Ia. Đặc biệt, Ia được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể vào tháng 12/2022.

Gian hàng giới thiệu những chiếc áo cánh truyền thống của Romania (Ảnh: Hạnh Trần).
Gian hàng giới thiệu những chiếc áo cánh truyền thống của Romania (Ảnh: Hạnh Trần).

Ngoài những chiếc áo cánh truyền thống, tại gian hàng cũng trưng bày nhiều đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày của người dân Romania như: đĩa, cốc, bình rượu,.. được làm từ gốm với những họa tiết đặc trưng. Bên cạnh đó, những hình ảnh về phong cảnh, con người Romania cũng được giới thiệu thông qua các cuốn tạp chí, sách trưng bày tại đây.

Bà Cristina Romila, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Romania tại Việt Nam cho biết, đây là lần đầu tiên Đại sứ quán Romania có cơ hội giới thiệu tới công chúng Việt Nam về trang phục truyền thống của người dân Romania. Theo bà, người Việt Nam có bản sắc dân tộc cao và và ưa chuộng những gì mang tính về truyền thống nên khi những bộ trang phục của Romania trưng bày tại gian hàng đã thu hút đông đảo người dân Việt Nam tham quan.

Thông qua gian hàng, Đại sứ Cristina Romila hy vọng mang đến nhiều trải nghiệm cũng như kết nối người Việt Nam và Romania đến gần nhau hơn.

Ngắm rừng Phần Lan qua kính thực tế ảo

Bên cạnh tìm hiểu về áo cánh truyền thống đến từ đất nước Romania, công chúng cũng có thể tham quan những hình ảnh về rừng thông qua kính thực tế ảo tại gian hàng đất nước Phần Lan.

Tại đây, khi đeo kính thực tế ảo, công chúng sẽ được trải nghiệm cảm giác vào rừng nghe tiếng chim hót, nhìn những quả mọng và cây nấm trong rừng.

Đông đảo bạn trẻ kính thực tế ảo tại gian hàng đất nước Phần Lan (Ảnh: Hạnh Trần).
Đông đảo bạn trẻ trải nghiệm kính thực tế ảo tại gian hàng đất nước Phần Lan (Ảnh: Hạnh Trần).

Ông Keijo Norvanto, Đại sứ Phần Lan tại Việt Nam cho biết, Phần Lan mang tới sự kiện "Ngôi làng châu Âu" lần này những hình ảnh về rừng với mong muốn giới thiệu tới công chúng Việt Nam những giá trị cốt lõi của Phần Lan. Rừng vốn là nguồn tạo ra thu nhập và sự phồn vinh của Phần Lan và kinh tế Phần Lan phát triển dựa trên lâm nghiệp, giờ đây đã chuyển hướng sang lâm nghiệp công nghệ cao. Nhờ vậy ngày nay Phần Lan có thể sản xuất ra "nhựa" từ các thành phần có sẵn trong rừng như cây gỗ thông.

Đại sứ Keijo Norvanto cho rằng Việt Nam và Phần Lan đều có hình thức sở hữu rừng giống nhau, hai quốc gia đều có tiềm năng về lâm nghiệp. Đại sứ tin rằng còn rất nhiều cơ hội để hợp tác và ứng dụng công nghệ cao vào lâm nghiệp Việt Nam.

Đại sứ hy vọng những khán giả đến thăm các gian hàng của sự kiện sẽ thấy được sự đa dạng về văn hoá, lịch sử của các quốc gia châu Âu, trong đó có Phần Lan.

Nhiều hoạt động workshop, thể thao, trò chơi dành cho mọi lứa tuổi…sẽ diễn ra tại các khu vực phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm xuyên suốt thời gian của sự kiện (Ảnh: Hạnh Trần).
Nhiều hoạt động workshop, thể thao, trò chơi dành cho mọi lứa tuổi…sẽ diễn ra tại các khu vực phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm xuyên suốt thời gian của sự kiện (Ảnh: Hạnh Trần).

Nhận "hộ chiếu" mô phỏng miễn phí

Ngắm rừng Phần Lan, lấy visa châu Âu... ở phố đi bộ Hoàn Kiếm
Bà Nataliya Zhynkina, Tham tán Chính trị, Phó Đại sứ Ukraine tại Việt Nam cầm "dấu thị thực" để đóng dấu khi khán giả tham quan gian hàng (Ảnh: Hạnh Trần).

Điểm nhấn của "Ngôi làng châu Âu" là khách tham quan sẽ được phát miễn phí một tấm "hộ chiếu" mô phỏng và nhận "dấu thị thực" khi khám phá gian hàng của mỗi quốc gia.

Cơ hội cho người Việt tiếp cận gần hơn với văn hóa châu Âu
Du khách hào hứng chờ nhận dấu thị thức trên các cuốn hộ chiếu mô phỏng. Đây là điểm nhấn trong sự kiện Ngôi làng châu Âu năm nay (Ảnh: Hạnh Trần).

Bạn Phạm Quỳnh Nga, sinh viên năm nhất trường Đại học quốc gia Hà Nội chia sẻ: "Mình rất vui vì hôm nay có cơ hội được biết về văn hóa của nhiều quốc gia trên thế giới tại Hà Nội. Cuốn hộ chiếu được đóng 17 dấu từ gian hàng của các quốc gia mà mình tham quan hôm nay sẽ là một kỷ niệm và động lực để mình đặt chân đến các nước châu Âu. Mình rất ấn tượng khung cảnh của nước Phần Lan qua kính thực tế ảo và rất thích đồ lưu niệm của Ukraine".

Ngắm rừng Phần Lan, lấy visa châu Âu... ở phố đi bộ Hoàn Kiếm
Đồ lưu niệm được bán tại quầy hàng Ukraine (Ảnh: Hạnh Trần).
Ngắm rừng Phần Lan, lấy visa châu Âu... ở phố đi bộ Hoàn Kiếm
Các tác phẩm văn học nổi tiếng Bỉ được dịch sang tiếng Việt cũng được trưng bày tại gian hàng (Ảnh: Hạnh Trần).
Ngắm rừng Phần Lan, lấy visa châu Âu... ở phố đi bộ Hoàn Kiếm
Khán giả điền thông tin để nhận phần quà tại gian hàng Pháp (Ảnh: Hạnh Trần).
Tham gia sự kiện, công chúng có cơ hội thưởng thức hơn 20 màn trình diễn âm nhạc cuốn hút tại sân khấu chính của "Ngôi làng châu Âu", nơi quy tụ các tài năng âm nhạc từ châu Âu và Việt Nam với đa dạng phong cách từ nhạc jazz, pop, rock, các set DJ cuồng nhiệt, tới những khoảnh khắc thăng hoa cùng âm nhạc cổ điển.

Ngoài ra, với sự góp mặt của hơn 30 doanh nghiệp lớn và các thương hiệu ẩm thực châu Âu sẽ mang đến những trải nghiệm "đa giác quan" cho người tham gia. Đặc biệt, những hoạt động workshop, thể thao, trò chơi dành cho mọi lứa tuổi…sẽ diễn ra tại các khu vực xuyên suốt thời gian của sự kiện.

Tình trạng thiếu thuốc tại châu Âu có thể trở nên nghiêm trọng hơn Tình trạng thiếu thuốc tại châu Âu có thể trở nên nghiêm trọng hơn
Nông sản Việt sẽ tham gia hội chợ quốc tế thường niên lớn nhất tại châu Âu tại Italy Nông sản Việt sẽ tham gia hội chợ quốc tế thường niên lớn nhất tại châu Âu tại Italy

Hạnh Trần - Huyền Trang

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/ngam-rung-phan-lan-lay-visa-chau-au-o-pho-di-bo-hoan-kiem-185851.html

In bài viết