Từ ngày 7/5: Sân chơi của người lao động - "Giờ thứ 9+" tiếp tục lên sóng VTV

14:54 | 18/04/2023

Từ ngày 7/5-2/7, khán giả VTV3 sẽ được gặp lại “Giờ thứ 9+” lần 2 vào lúc 15 giờ Chủ nhật hàng tuần. Chương trình là sự hợp tác giữa Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam, với sự tham gia của đại diện cán bộ công đoàn, các nghệ sĩ có tên tuổi trong cả nước.
“Giờ thứ 9+”: sân chơi dành cho công nhân trở lại “Giờ thứ 9+”: sân chơi dành cho công nhân trở lại
Công nhân sẽ đối thoại với đại biểu quốc hội về rút bảo hiểm xã hội một lần, tín dụng “đen” Công nhân sẽ đối thoại với đại biểu quốc hội về rút bảo hiểm xã hội một lần, tín dụng “đen”
Từ ngày 7/5: Sân chơi của người lao động - "Giờ thứ 9+" bắt đầu lên sóng VTV

Buổi ghi hình chương trình tổ chức với công đoàn Vĩnh Phúc sáng 13/4.

Theo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chương trình “Giờ thứ 9+” năm 2023 sẽ trở lại với diện mạo là sân chơi bùng nổ niềm vui, tiếng cười, năng lượng tích cực của hàng trăm công nhân, lao động đoàn kết, hỗ trợ nhau cùng chiến thắng.

Mục đích của chương trình nhằm giới thiệu hình ảnh người công nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, năng động, sáng tạo, nhiều khát vọng, làm việc giỏi và có lối sống đẹp.

Đối tượng tham gia chương trình “Giờ thứ 9+” là đoàn viên công đoàn, công nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp trong phạm vi cả nước.

Thông qua chương trình, công nhân lao động có cơ hội nói lên tâm tư, nguyện vọng về việc làm, đời sống; thể hiện tài năng cá nhân, kỹ năng nghề nghiệp, hiểu biết pháp luật và trách nhiệm công dân với xã hội.

Được biết, Ban tổ chức xác định chủ đề của chương trình "Giờ thứ 9 +" năm 2023 xuất phát từ những câu chuyện, mong muốn của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động luôn muốn có cơ hội để hoàn thành những ước mơ và có cuộc sống tốt hơn.

Về nội dung, bên cạnh những thử thách để làm nổi bật những phẩm chất và kiến thức thiết thực với đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động Việt Nam, chương trình còn có phần chơi “Thử thách không khó” hay “Cơ hội siêu to” mang tới kiến thức hữu ích về chế độ, chính sách lao động, về cuộc sống; những trò chơi đậm chất giải trí giúp thư giãn, vui vẻ, sôi động nhưng được lồng ghép thêm các thử thách để người chơi có cơ hội bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp: khỏe - khôn - khéo.

Từ ngày 7/5: Sân chơi của người lao động - "Giờ thứ 9+" bắt đầu lên sóng VTV

Lịch ghi và phát sóng đợt 2 Chương trình "Giờ thứ 9+", năm 2023.

Ngoài ra, "Giờ thứ 9+" còn có những phút giây lắng đọng với nhiều câu chuyện, chia sẻ của các công đoàn viên ở khắp mọi miền Tổ quốc.

Theo bà Vũ Thanh Hường, đại diện êkíp sản xuất chương trình, chương trình được kết cấu dưới dạng gameshow hấp dẫn, ban giám khảo gồm các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực về chính sách pháp luật và công đoàn, những người có thành tích, tay nghề cao trong ngành nghề và các nghệ sĩ nổi tiếng như NSND Hồng Vân, NSND Tự Long, NSƯT Quang Thắng, NSƯT Chí Trung…

Sau khi kết thúc các đợt ghi hình tại miền Bắc, Giờ thứ 9+ sẽ đến với miền Nam. Thông qua hình thức của một gameshow, Giờ thứ 9+ khuyến khích các đoàn viên, công nhân, viên chức lao động thể hiện tài năng của bản thân, nâng cao tinh thần học hỏi, sáng tạo để chinh phục những thử thách trong chương trình nói riêng, trong lao động sản xuất, công tác và cuộc sống nói chung.
Công đoàn Hà Nội chăm sóc sức khỏe, xe duyên cho công nhân Công đoàn Hà Nội chăm sóc sức khỏe, xe duyên cho công nhân
Tổ chức tuần lễ bán hàng giảm giá cho người lao động, các chương trình du lịch, nghỉ mát, các hoạt động "kết nối trái tim"... là một số nội dung sẽ được các cấp Công đoàn thành phố Hà Nội tổ chức thực hiện trong Tháng Công nhân năm 2023.
Công nhân cấp nước ở vùng biên Công nhân cấp nước ở vùng biên
Trung bình mỗi tháng, một công nhân đội cấp nước Mường Nhé (tỉnh Điện Biên) đi bộ khoảng 60 cây số. Tính chung cả đội có năm người sẽ đi bộ 300 cây số để kiểm tra, vệ sinh đập đầu mối và hệ thống dẫn nước từ đập đầu mối về nhà máy. Ngoài ra, họ còn đảm đương sản xuất, cấp nước phục vụ hơn 1.000 khách hàng và các đơn vị thực hiện nhiệm vụ chính trị-xã hội trên địa bàn huyện vùng biên xa xôi. Việc vất vả, lương không cao, chế độ vùng đặc thù không được hưởng, thế nhưng, mỗi ngày họ vẫn miệt mài với công việc được giao...

Hoàng Mạnh

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/tu-ngay-75-san-choi-cua-nguoi-lao-dong-gio-thu-9-tiep-tuc-len-song-vtv-184837.html

In bài viết