Hơn 400 người tham gia giải chạy truyền thông điệp nói "không" với bạo lực giới

08:32 | 28/11/2022

Ngày 27/11, tại Hà Nội, hơn 400 người đã tham gia giải “Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái” để truyền đi thông điệp nói “không” với bạo lực trên cơ sở giới.
Thanh niên chuẩn - nói không với định kiến giới Thanh niên chuẩn - nói không với định kiến giới
Lễ tổng kết là dịp để nhìn lại kết quả các hoạt động đã diễn ra trong suốt 4 giai đoạn của chiến dịch, khẳng định lại các thông điệp ý nghĩa về bình đẳng giới và tinh thần nói không với định kiến giới; cổ vũ tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái.
Khép lại chiến dịch truyền thông “Thanh niên chuẩn - Nói không với định kiến giới” Khép lại chiến dịch truyền thông “Thanh niên chuẩn - Nói không với định kiến giới”
Sau 10 tháng triển khai, chiến dịch "Thanh niên chuẩn - Nói không với định kiến giới" đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Giải chạy "Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái - Run for Zero Violence against Women and Girls in Vietnam" nhằm hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia vì Bình đẳng giới và Phòng ngừa, ứng phó với Bạo lực trên cơ sở giới 2022 do Trung tâm CSAGA tổ chức, với sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính từ Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA) và Chính phủ Úc.

Hơn 400 người tham gia giải chạy truyền thông điệp nói
Hơn 400 người đã tham gia giải “Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái”. Ảnh: CSAGA Việt Nam

Phát biểu khai mạc sự kiện, bà Nguyễn Vân Anh, Giám đốc Trung tâm CSAGA khẳng định: “Một xã hội hạnh phúc là một xã hội mà tất cả mọi người, trong đó có phụ nữ và trẻ em được an toàn và khoẻ mạnh… Chúng ta có mặt ở đây hôm nay, cùng chạy với nhau, mạnh mẽ và vui vẻ để truyền đi thông điệp cuộc sống còn biết bao nhiêu niềm vui được làm nên bởi tình yêu, sự trân trọng lẫn nhau, sự yêu thương lẫn nhau, chăm sóc bản thân và chăm sóc những người bên cạnh mình”.

Giải chạy thu hút sự tham gia của đại diện các tổ chức xã hội, các cơ quan ngoại giao, các cơ quan Liên hợp quốc tại Việt Nam đang hoạt động trong lĩnh vực thúc đẩy bình đẳng giới và bảo vệ phụ nữ, trẻ em gái. Hàng trăm sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội tham gia giải chạy đã thể hiện vai trò, trách nhiệm chung trong việc nâng cao nhận thức cộng đồng và thay đổi thái độ, hành vi của mọi người hướng tới việc tôn trọng, bảo vệ phụ nữ và trẻ em gái, đồng thời chấm dứt bạo lực gia đình, bạo lực giới.

Tại sự kiện, bà Pauline Tamesis - Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam kêu gọi mọi người hãy cùng lan tỏa thông điệp của giải chạy nhằm hướng tới việc chấm dứt bạo lực gia đình và bạo lực giới ở Việt Nam, từ đó xây dựng một đất nước - nơi tất cả phụ nữ và trẻ em gái đều được tôn trọng và bảo vệ.

Hơn 400 người tham gia giải chạy truyền thông điệp nói
Người tham gia đã cùng chia sẻ hàng trăm thông điệp kêu gọi xóa bỏ bạo lực giới. Ảnh: CSAGA Việt Nam
Trước thềm giải chạy, người tham gia đã cùng chia sẻ hàng trăm thông điệp kêu gọi xóa bỏ bạo lực giới và thể hiện sự tôn trọng, bảo vệ đối với phụ nữ và trẻ em gái. Bên cạnh đó, một phần đố vui cũng đã được tổ chức nhằm lan tỏa rộng rãi những kiến thức, thông tin về bình đẳng giới và bạo lực trên cơ sở giới.
Xây dựng thành phố Đà Nẵng an toàn - không bạo lực với phụ nữ và trẻ em Xây dựng thành phố Đà Nẵng an toàn - không bạo lực với phụ nữ và trẻ em
Ngày 26/7, Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Đà Nẵng tổ chức Hội nghị ra mắt “Mạng lưới cán bộ tư vấn về phòng ngừa, ứng phó bạo lực với phụ nữ và trẻ em” và tập huấn “Nâng cao năng lực trong công tác điều phối dịch vụ thiết yếu dành cho phụ nữ và trẻ em bị bạo lực, xâm hại” nhằm xây dựng thành phố an toàn - không bạo lực với phụ nữ và trẻ em.
Bình đẳng giới trên báo chí, truyền thông trong bối cảnh công nghệ số Bình đẳng giới trên báo chí, truyền thông trong bối cảnh công nghệ số
Sáng ngày 27/10, Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học về giới - gia đình - phụ nữ và vị thành niên (CSAGA) phối hợp với Học viện Phụ nữ Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học quốc gia với tên gọi: “Bình đẳng giới trên báo chí, truyền thông trong bối cảnh công nghệ số”.

Kim Hảo (t/h)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/hon-400-nguoi-tham-gia-giai-chay-truyen-thong-diep-noi-khong-voi-bao-luc-gioi-179132.html

In bài viết