Niềm hy vọng từ sự phá vỡ thế bế tắc chính trường

07:29 | 26/11/2022

Thế bế tắc trên chính trường Malaysia đã được tháo gỡ khi Quốc vương nước này chỉ định lãnh đạo phe đối lập Anwar Ibrahim cũng là chính khách đứng đầu Liên minh Hy vọng (PH) giành được nhiều ghế nhất trong cuộc tổng tuyển cử đứng ra lập Chính phủ mới.
Đại sứ quán Việt Nam dự sự kiện thương mại, tài chính và văn hóa hàng đầu Hy Lạp Đại sứ quán Việt Nam dự sự kiện thương mại, tài chính và văn hóa hàng đầu Hy Lạp
Chàng trai Chàng trai "xương thủy tinh" phá vỡ kỷ lục Guinness thế giới
Ông Anwar Ibrahim được chỉ định làm Thủ tướng thứ 10 của Malaysia. (Ảnh: Vincent Thian/AP)
Ông Anwar Ibrahim được chỉ định làm Thủ tướng thứ 10 của Malaysia. (Ảnh: Vincent Thian/AP)

Sau những nỗ lực thương lượng giữa các chính đảng giành nhiều ghế trong cuộc bầu cử Quốc hội bất thành, Quốc vương Malaysia Yang di-Pertuan Agong Al-Sultan đã chỉ định ông Anwar Ibrahim, người đứng đầu Liên minh Hy vọng (PH), làm tân Thủ tướng nước này. Thế bế tắc gần một tuần qua trên chính trường Malaysia đã chấm dứt khi ông Anwar Ibrahim tuyên thệ nhậm chức trước Quốc vương Al-Sultan vào chiều ngày 24/11.

Cuộc tổng tuyển cử lần thứ 15 diễn ra ngày 19/11 vừa qua đã đưa Quốc hội Malaysia vào tình thế “quốc hội treo” chưa từng xảy ra với quốc gia Đông Nam Á khi không chính đảng nào giành ít nhất 112 ghế trong tổng số 222 ghế tại Quốc hội để đứng ra thành lập chính phủ. Bất ngờ hơn là Liên minh Mặt trận quốc gia (BN) do Tổ chức Dân tộc Mã Lai thống nhất (UMNO) làm nòng cốt vốn được xem là ứng cử viên nặng ký song lại chỉ về thứ ba trong cuộc bầu cử.

Đảng UMNO của Thủ tướng vừa mãn nhiệm Ismail Sabri Yaakob trước đó bước vào cuộc bầu cử khóa 15 với hy vọng trở lại vị thế lãnh đạo của một chính đảng lâu đời nhất, đồng thời giữ vai trò chi phối chính trường Malaysia lâu nhất. BN với UMNO là đảng đóng vai trò nòng cốt đã cầm quyền liên tục kể từ khi Malaysia giành độc lập từ Anh năm 1957 đến năm 2018. Đây là liên minh cầm quyền lâu đời nhất của Malaysia và chủ tịch UMNO thường giữ chức thủ tướng.

Vai trò chi phối chính trường Malaysia của UMNO lung lay khi chính đảng này thất bại trong cuộc bầu cử năm 2018 do vừa vướng vào bê bối tham những chấn động dư luận nước này. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử Liên minh BN do UMNO đứng đầu để cho các đảng đối lập giành nhiều ghế hơn trong một cuộc bầu cử Quốc hội.

Thế nhưng, không lâu sau khi cầm quyền, liên minh cầm quyền của các đảng đối lập với BN đã nảy sinh những mâu thuẫn, bất đồng khó hàn gắn. Chính điều này đã tạo cơ hội để liên minh trở lại giành quyền đứng ra thành lập chính phủ thời gian qua.

Do phải liên minh với các đảng phải khác nên chính quyền do liên minh BN đứng đầu khá mong manh và phải trải qua không ít sóng gió. Thời gian 4 năm qua kể từ cuộc bầu cử năm 2018, Malaysia đã trải qua tới 3 thay đổi chính phủ, trong đó có Thủ tướng không phải là người đứng đầu của UMNO, điều hiếm thấy trên chính trường nước này.

Cuộc bầu cử diễn ra ngày 19/11 vừa qua vì thế được xem là cơ hội để liên minh BN do UMNO làm nòng cốt đánh dấu sự trở lại với vị thế, vài trò hàng đầu trong đời sống chính trị của Malaysia. Tuy nhiên, trái với trông đợi, liên minh BN thêm một lần nữa cho thấy sự ra sút của mình, chỉ giành được có 30 ghế trong Quốc hội khóa 15.

Trái lại, liên minh Hy vọng (PH) đối lập của Anwar Ibrahim nhận được nhiều sự ủng hộ nhất của cử tri, giành được nhiều ghế nhất với 82 ghế trong Quốc hội mới. Liên minh Dân tộc (PN) và đảng Hồi giáo Malaysia (PAS) giành được tổng số 73 ghế, Liên minh BN với 30 ghế, Liên minh các đảng kết hợp Sarawak (GPS) 22 ghế, đảng Nhân dân đoàn kết Sabah (GRS) 6 ghế, đảng Warisan 3 ghế, đảng Dân tộc Malaysia (PBM) 1 ghế cùng với 2 ứng cử viên độc lập.

Trở thành tân Thủ tướng Malaysia, ông Anwar Ibrahim, 75 tuổi, là một chính khách “quen thuộc” trên chính trường nước này. Ông từng là một trong những lãnh đạo nòng cốt của UMNO và Liên minh BN, từng giữ chức Phó thủ tướng giai đoạn 1993-1998. Ông trước đó được coi là người kế nhiệm sáng giá nhất của Thủ tướng tại vị lâu nhất Malaysia là ông Mahathir Mohammad.

Ông Anwar Ibrahim sau đó đã rời khỏi liên minh cầm quyền do có những bất đồng với nhà lãnh đạo Mahathir Mohamad. Ông sau đó từng ngồi tù gần một thập kỷ vì “có quan hệ đồng tính và tham nhũng”, cáo buộc được mô tả là có động cơ chính trị nhằm chấm dứt sự nghiệp của ông. Ông Anwar Ibrahim được Quốc vương Malaysia ân xá năm 2018 và trở thành nhà lãnh đạo của đảng PH đối lập.

Chính khách lão luyện Anwar Ibrahim nay đã trở lại đỉnh cao quyền lực sau những sóng gió, biến cố có lúc tưởng chừng rất khó vượt qua. Bản lĩnh chính trường trải qua những thử thách đó chắc chắn giúp ích rất nhiều cho tân Thủ tướng Anwar Ibrahim trong lần trở lại này, nhất là khi những khó khăn và thử thách đón đợi ông cùng liên minh cầm quyền ở phía trước những không kém phần nặng nề.

Thủ tướng Anwar Ibrahim và Chính phủ do ông đứng đầu trước hết cần đưa ra những quyết sách để giúp nền kinh tế hồi phục bền vững sau đại dịch Covid-19 và trong đối cảnh kinh tế thế giới nguy cơ rơi vào suy thoái do tác động đứt gẫu các chuỗi cung ứng cùng bất ổn về an ninh và chính trị. Hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế của Malaysia có biểu hiện suy giảm, tỷ lệ lạm phát cao do những tác động tiêu cực từ những bất ổn kinh tế và an ninh trên thế giới. Trong bối cảnh đó, Chính phủ của ông Anwar Ibrahim phải tập trung cải thiện những vấn đề người dân đang rất quan tâm, đó là cơ hội việc làm, chi phí sinh hoạt cùng giá cả hàng hóa tăng cao và loại trừ tận gốc tình trạng đói nghèo cùng cực.

Sự ổn định chính trị là một trong những yếu tố tiên quyết với liên minh cầm quyền của Thủ tướng Anwar Ibrahim người dân Malaysia đã phải chịu ảnh hưởng nhiều từ những bất ổn do sự chia rẽ, mâu thuẫn trên chính trường nước này. Giới đầu tư nước ngoài cũng sẽ căn cứ vào sự ổn định chính trị, sự phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng, mức ưu đãi thuế quan và lực lượng lao động có kỹ năng để đưa ra các quyết định đầu tư, một nhân tố quan trọng giúp Malaysia ứng phó với nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu được dự báo sẽ xảy ra trong năm tới.

Phá vỡ thế bế tắc “quốc hội treo” để đi tới sự ổn định lâu dài, rõ ràng đang là hy vọng lớn nhất vào lúc này với Liên minh Hy vọng của tân Thủ tướng Thủ tướng Anwar Ibrahim.

Xúc động lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ hy sinh nơi biển đảo Trường Sa Xúc động lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ hy sinh nơi biển đảo Trường Sa
Đã thành thông lệ, mỗi khi tàu đưa đoàn công tác ra thăm và làm việc ở Trường Sa, khi đến vùng biển đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao, tàu đều dừng máy làm lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì chủ quyền biển đảo Tổ quốc.
Phật tử Daniel (Colombia): “Sự hy sinh của các liệt sĩ vì hoà bình là vô giá” Phật tử Daniel (Colombia): “Sự hy sinh của các liệt sĩ vì hoà bình là vô giá”
“Đứng trước hàng ngàn ngôi mộ liệt sĩ tại Nghệ An, tôi mới hiểu rõ hơn về ý nghĩa của sự mất mát và giá trị để có được hoà bình như ngày hôm nay trên đất nước Việt Nam. Đó là điều đáng quý và trân trọng mãi mãi…”, Daniel Blanco, một phật tử người Colombia, chia sẻ với phóng viên Thời Đại.

Dương Hà

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/niem-hy-vong-tu-su-pha-vo-the-be-tac-chinh-truong-179054.html

In bài viết