Hơn 11.000 phụ nữ dân tộc thiểu số được hỗ trợ phát triển sinh kế

21:10 | 17/10/2022

Dự án “Bứt phá: Thúc đẩy tài chính toàn diện cho phụ nữ dân tộc thiểu số” do tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và tập đoàn P&G phối hợp thực hiện trong bốn năm đã hỗ trợ phát triển sinh kế cho hơn 11.000 phụ nữ dân tộc thiểu số trên địa bàn 18 tỉnh tại Việt Nam.
World Vision Việt Nam hỗ trợ sinh kế cho người dân huyện Tủa Chùa (Điện Biên) World Vision Việt Nam hỗ trợ sinh kế cho người dân huyện Tủa Chùa (Điện Biên)
World Vision Việt Nam vừa phối hợp cùng các đối tác địa phương hỗ trợ sinh kế cho những thành viên dễ bị tổn thương của cộng đồng là những hộ nghèo, gia đình có trẻ em gái phải bỏ học và phụ nữ đơn thân tại huyện Tủa Chùa (tỉnh Điện Biên).
Quảng Bình phân bổ hơn 850 tỷ đồng phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Quảng Bình phân bổ hơn 850 tỷ đồng phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
UBND tỉnh Quảng Bình vừa có Quyết định số 2659/QĐ-UBND ngày 30/9/2022 về việc phân bổ vốn đầu tư phát triển ngân sách Trung ương và vốn đối ứng ngân sách địa phương giai đoạn 2021-2025, với hơn 850 tỷ đồng để thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.

Vay vốn phát triển sinh kế

Gia đình chị Phạm Thị Vòng, xã Gia Hiệp, huyện Di Linh, Lâm Đồng là một trong những hộ gia đình thực hiện mô hình trang trại về nông nghiệp với hệ thống trang trại chăn nuôi heo theo quy trình Vietgap số lượng tổng đàn với 20 heo nái, hơn 300 heo thịt, 100 cây sầu riêng ghép, 200 cây chuối laba, chăn nuôi thêm gà, vịt...

Hàng năm các hoạt động đã đem lại cho gia đình chị nguồn thu nhập khá, được địa phương biểu dương, khen tặng danh hiệu gia đình sản xuất kinh doanh giỏi. Khi mới tham gia mô hình Tiết kiệm tín dụng thôn bản tự quản (VSLA), mặc dù công việc bận rộn nhưng chị Vòng, luôn là thành viên tích cực trong nhóm. Chị tham gia đầy đủ các cuộc họp nhóm theo định kỳ hàng tháng, ngoài ra chị còn tích cực tham gia các phong trào hoạt động của Hội liên hiệp phụ nữ.

Tháng 6/2021 gia đình chị gặp biến cố khi dịch tả heo châu Phi lây lan làm cho tổng đàn heo của gia đình chị với hơn 400 con bị tiêu huỷ, trong vòng hơn 1 tháng toàn bộ số tiền tiết kiệm, tích luỹ của gia đình chị qua nhiều năm đều bị tiêu tan, thiệt hại hơn 1 tỷ đồng, không thể tái đàn ngay vì dịch bệnh, giá heo xuống thấp cộng thêm khó khăn về vốn đầu tư.

Trong lúc chị Vòng khó khăn chưa biết xoay xở như thế nào thì chị đã được chị em phụ nữ trong nhóm VSLA tư vấn, động viên và xét cho chị vay 8.000.000 đồng. Chị tận dụng cơ sở chuồng trại hiện có, mua 5.000 con chim cút giống nuôi lấy trứng, phân chim cút ủ lại để bón cho cây sầu riêng và chuối laba. Qua hơn nửa năm thực hiện, đến nay chị đã có thu nhập từ chim cút phục vụ cho sinh hoạt hàng tháng, giúp ổn định cuộc sống.

Chị Vòng chia sẻ: "Cũng nhờ tham gia nhóm mà bản thân tôi được vay nguồn vốn 8.000.000 đồng chuyển đôi mô hình nuôi chim cút, khó khăn của gia đình mới được tháo gỡ, cuộc sống dần ổn định".

Từ những kết quả đạt được của bản thân và gia đình khi tham gia nhóm tiết kiệm VSLA, chị Vòng đã tích cực tuyên truyền, vận động phát triển thêm 10 thành viên mới góp phần tăng thành viên trong nhóm lên 41 thành viên trong chu kỳ năm 2022. Từ việc tăng thành viên, số tiền trong nhóm tiết kiệm cũng tăng lên giúp cho nhiều chị em được vay vốn để đầu tư sản xuất, chăn nuôi, phát triển kinh tế gia đình, góp phần ổn định cuộc sống.

Hơn 11.000 phụ nữ dân tộc thiểu số được hỗ trợ phát triển sinh kế
Phụ nữ dân tộc thiểu số tại Quảng Trị với nhóm Tiết kiệm tín dụng thôn bản.

Nâng cao năng lực của phụ nữ dân tộc thiểu số

Đánh giá về hoạt động của dự án trong thời gian qua, đại diện Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, bà Phạm Thị Hương Giang, Uỷ viên Đoàn Chủ tịch - Trưởng ban Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, cho biết: “Mô hình này rất phù hợp với điều kiện kinh tế và năng lực của phụ nữ dân tộc thiểu số, giúp cho chị em hình thành thói quen tiết kiệm, tự quản và cộng đồng hỗ trợ, giúp nhau trong những lúc khó khăn.

Thông qua mô hình, Hội cũng đã triển khai các hoạt động truyền thông về các chính sách pháp luật của nhà nước liên quan đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số cũng như các kiến thức cần thiết khác cho phụ nữ như tổ chức cuộc sống gia đình, tăng thu nhập, bình đẳng giới”.

Hơn 11.000 phụ nữ dân tộc thiểu số được hỗ trợ phát triển sinh kế
Quang cảnh buổi gặp gỡ Dự án “Bứt phá: Thúc đẩy Tài chính Toàn diện cho phụ nữ dân tộc thiểu số”.

Bà Lê Kim Dung, Giám đốc quốc gia Tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam, khẳng định cam kết của tổ chức về quan hệ hợp tác với Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam “Mô hình VSLA được coi là xuất phát điểm để giúp thành viên các tổ nhóm gắn kết và tiếp cận với các hình thức dịch vụ tài chính khác và là một phần trong hệ sinh thái tài chính bao trùm, trong đó ai cũng có quyền tham gia và tiếp cận dịch vụ tài chính.

Cách làm và đặc điểm của mô hình VSLA rất phù hợp với các mục tiêu của Hội Liên hiệp phụ nữ trong tiến trình thực hiện dự án 8. CARE cam kết đồng hành và hỗ trợ kỹ thuật với Trung ương Hội trong năm năm tới để thực hiện hiệu quả các hoạt động nhằm đạt các mục tiêu đã đề ra".

Được CARE khởi sướng từ năm 1991 tại Nigeria và triển khai tại Việt nam từ năm 2010, đến nay, đã được giới thiệu triển và khai ở hơn 20 tỉnh/thành. Mô hình hoạt động dựa trên nguyên tắc ba Tự: Tự nguyện tham gia, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm, thúc đẩy nguyên tắc công khai, minh bạch và bình đẳng đối với tất cả các thành viên.

Từ tháng 1/2018 đến tháng 12/2019, CARE đã hợp tác với Procter & Gamble (P&G) để triển khai dự án “Bứt phá: Thúc đẩy tài chính toàn diện vì phụ nữ dân tộc thiểu số” ở bốn tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam (Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên và Bắc Kạn).

Thông qua hợp tác, CARE đã thành lập được 260 nhóm cổ phần tài chính tự quản, trực tiếp giúp 5.196 phụ nữ dân tộc thiểu số được tiếp cận vốn vay và độc lập hơn về kinh tế. Nhiều thành viên của nhóm VSLA cho biết, họ có thể tiết kiệm tiền nhiều hơn và đầu tư tốt hơn vào giáo dục cho con cái, sinh kế hộ gia đình và các hoạt động tạo ra thu nhập.

Trong giai đoạn thứ hai của dự án với tên gọi “Bứt phá: Thúc đẩy tài chính toàn diện vì phụ nữ dân tộc thiểu số”, từ tháng 12/2020 tới hết tháng 12/2021 đã thành lập được 287 nhóm VSLA với 4.185 thành viên phụ nữ tham gia; huy động 9,35 tỉ đồng tiết kiệm và cho 2.427 lượt thành viên được vay vốn để phát triển sinh kế.

Trong nửa đầu năm 2022, có 269 nhóm với 4.058 thành viên phụ nữ tham gia hoạt động đã huy động được 5,62 tỉ đồng tiết kiệm và 1.416 lượt thành viên được vay vốn để phát triển sinh kế.

Kon Tum hỗ trợ gần 1,2 tỷ đồng cho học sinh dân tộc thiểu số Kon Tum hỗ trợ gần 1,2 tỷ đồng cho học sinh dân tộc thiểu số
Theo thông tin từ Tỉnh đoàn Kon Tum: Trung tâm Tình nguyện Quốc gia, Dự án Sức mạnh 2000 vừa hỗ trợ 1,2 tỷ đồng để chăm lo, đồng hành cùng học sinh dân tộc thiểu số huyện Kon Rẫy và Kon Plông, là những địa bàn khó khăn của tỉnh Kon Tum.
Sẽ tổ chức hội nghị đối thoại về Sẽ tổ chức hội nghị đối thoại về "Thúc đẩy bình đẳng giới và phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế - xã hội"
Hội nghị đối thoại với Thủ tướng Chính phủ về "Thúc đẩy bình đẳng giới và phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế - xã hội" dự kiến sẽ được tổ chức vào sáng ngày 15/10/2022 theo hình thức trực tiếp và trực tuyến tới 62 tỉnh/ thành phố.

Phạm Lý

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/hon-11000-phu-nu-dan-toc-thieu-so-duoc-ho-tro-phat-trien-sinh-ke-177007.html

In bài viết