Đậm đà nước mắm Sa Châu

17:37 | 12/10/2022

Làng Sa Châu, xã Giao Châu, huyện Giao Thủy, Nam Định xưa nay nổi tiếng với nghề làm nước mắm thủ công truyền thống. Nước mắm ở đây nổi tiếng với hương vị ngon, đậm đà, khác xa với nước mắm công nghiệp.
Chuyện về người phụ nữ từng tham gia xây dựng Lăng Bác Hồ Chuyện về người phụ nữ từng tham gia xây dựng Lăng Bác Hồ
Quy định mới về Cấp chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ Quy định mới về Cấp chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ
Đậm đà nước mắm Sa Châu
Nước mắm Sa Châu nổi tiếng với truyền thống lâu đời hàng trăm năm (Ảnh: Báo Nam Định).

Nghề làm nước mắm ở Giao Châu đã có từ hàng trăm năm, bắt nguồn từ làng Sa Châu, làng Công giáo Sa Châu. Vì sản xuất 100% thủ công nên công đoạn chế biến vô cùng kỳ công, tỉ mỉ.

Nguyên liệu được dùng chủ yếu là cá nục, cá cuỗm, tép moi còn tươi, không ướp lạnh, không dập nát và phải lựa thời điểm cá béo nhất mới chế biến. Dân ở đây chia thời tiết thành hai mùa, mùa nắng và mùa mưa. Mùa nắng là mùa sản xuất, thời điểm giữa năm, còn đầu và cuối năm mưa nhiều thì dành thời gian để bán.

Hạt muối cũng được lựa chọn tỉ mỉ, công phu, muối mua vào mùa cuối tháng Tư hết tháng Năm, muối rời hạt nào ra hạt đó, bóng trắng. Đặc biệt, muối cần để trong kho hơn 1 năm mới đem ra dùng được để hết vị chát.

Công thức làm mắm thủ công ở đây cũng công phu hơn nhiều nơi khác. Trung bình mỗi yến cá ướp với 1,2-1,3kg muối trong sáu tháng liền cho cá nát hẳn, sau đó cho qua rổ tre lót vải xô vắt ra nước mắm cốt nguyên chất.

Mắm được đổ ra các ang nhôm mỏng, tiếp tục phơi qua nắng để vệt muối trắng nổi trên mặt nước. Những ang mắm trải ra khắp sân, ánh nắng chiếu qua, mùi thơm nhè nhẹ. Nhưng vì nước mắm không được để dính nước, nên mỗi ngày mưa, người dân phải che đậy cẩn thận.

Nghề làm mắm nhìn qua tưởng nhàn nhưng thực ra vất vả vô cùng. Chỉ cần mẻ cá ướp không ngon, hoặc để dính một trận mưa, thì coi như công sức ướp mắm mấy tháng trời mất trắng.

Mắm này không nấu qua lửa mà được dàn đều ra các ang mỏng chừng một gang tay, ngày hong nắng, tối phơi sương thêm sáu tháng nữa. Mắm kỵ nhất nước mưa, hễ gặp nước mưa là hỏng nên người làm mắm phải ngày chờ đêm trông ròng rã trong suốt sau tháng này. Kết thúc giai đoạn phơi nắng, tiếp tục cho mắm vào chum màu đen, chôn ủ trong lòng đất tối thiểu một năm để mắm hội đủ hương vị của đất trời. Quá trình làm mắm không hề sử dụng hóa chất, không rút ngắn thời gian phơi, thời gian để ngấu.

Cách làm cổ truyền này khiến mắm Sa Châu sánh như mật ong, trong như hổ phách, hương thơm đặc trưng, chấm một giọt vào đầu lưỡi đã thấy ngọt từ trong cổ họng râm ran khắp người. ”Thịt không hành, canh không mắm” thói quen ăn nước mắm ngấm vào máu dân ta truyền đời bao thế hệ. Cơm gạo tám Xuân Đài rưới nước mắm Sa Châu thế đã đầy đủ thơm dẻo ngọt bùi, đâu có cần đến các thức sơn hào hải vị khác.

Hoa hậu Thuỳ Tiên được người dân Angola vây quanh hò reo khi mang nước sạch về bản nghèo châu Phi Hoa hậu Thuỳ Tiên được người dân Angola vây quanh hò reo khi mang nước sạch về bản nghèo châu Phi
Ghé thăm Chợ Châu Đốc - thủ phủ của các loại mắm đồng Ghé thăm Chợ Châu Đốc - thủ phủ của các loại mắm đồng

Anh Vũ (T/H)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/dam-da-nuoc-mam-sa-chau-176780.html

In bài viết