Việt Nam và cơ hội tham gia chuỗi sản xuất chip bán dẫn toàn cầu

15:49 | 24/09/2022

“Việt Nam là thị trường mới nổi của khu vực Châu Á, Thái Bình Dương trong lĩnh vực bán dẫn” - đây là nhận đinh được đưa ra trong một báo cáo mới đây của công ty tư vấn và nghiên cứu công nghệ hàng đầu thế giới Technavio. Điều này càng được minh chứng bởi sự xuất hiện và mở rộng hoạt động của hàng loạt ông lớn công nghệ tại Việt Nam. Đây là một chủ đề thu hút nhiều báo chí quốc tế đưa tin trong thời gian qua.
Việt Nam tham dự Hội nghị Hội đồng Giáo giới ASEAN và Hàn Quốc Việt Nam tham dự Hội nghị Hội đồng Giáo giới ASEAN và Hàn Quốc
Đoàn đại biểu Công đoàn Giáo dục Việt Nam do Chủ tịch Nguyễn Ngọc Ân dẫn đầu đã tham dự Hội nghị Hội đồng Giáo giới ASEAN và Hàn Quốc (ACT+1) lần thứ 36 tại Jakarta (Indonesia).
Việt Nam-Hoa Kỳ thúc đẩy chuỗi sản xuất, phát triển hạ tầng, chuyển đổi năng lượng và kinh tế số Việt Nam-Hoa Kỳ thúc đẩy chuỗi sản xuất, phát triển hạ tầng, chuyển đổi năng lượng và kinh tế số
Chiều ngày 14/9, tại trụ sở Bộ, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã tiếp đoàn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ do bà Emily Blanchard, Thứ trưởng phụ trách phát triển kinh tế, năng lượng và môi trường kiêm Nhà Kinh tế trưởng của Bộ Ngoại giao và ông Tony Fernandes, Phó Trợ lý Ngoại trưởng về chính sách Thương mại và Đàm phán dẫn đầu.

Với thị trường chất bán dẫn dự kiến tăng thêm 1,65 tỷ USD trong giai đoạn 2021-2025, Việt Nam đang dần trở thành điểm đến tiềm năng của ngành linh kiện bán dẫn thế giới, đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng linh kiện bán dẫn toàn cầu.

Việt Nam đang dần trở thành điểm đến tiềm năng của ngành linh kiện bán dẫn thế giới (Ảnh: KT).
Việt Nam đang dần trở thành điểm đến tiềm năng của ngành linh kiện bán dẫn thế giới (Ảnh: KT).

Tờ Nikkei Asia có bài Tập đoàn chip Synopsys của Mỹ mở rộng hoạt động tại Việt Nam. Theo đó, Synopsys đang chuyển đầu tư và đào tạo kỹ sư sang Việt Nam để tái cân bằng hoạt động trong bối cảnh cuộc chạy đua công nghệ chung Mỹ đang diễn ra gay gắt.

Bài viết nhận định, động thái của Synopsys là một hành động đáng hoan nghênh đối với Việt Nam. Các nhà sản xuất như Apple và Panasonic đang tràn vào nước này, nhưng tăng trưởng trong ngành công nghiệp chip vẫn còn băng giá cho đến khi Intel và Samsung bắt đầu thu hồi vốn đầu tư cách đây hai năm.

Giám đốc Kinh doanh Adrian Ng Siong Teck cho biết Việt Nam là một trong những quốc gia được Synopsys đánh dấu đầu tư trong cuộc gọi thu nhập gần đây nhất. Hiện ở Việt Nam, Synopsys có hai văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng với hơn 400 nhân viên và có kế hoạch tăng thêm 300 đến 400 nhân viên.

Trang Digitimes Asia cũng cập nhật Synopsys đặt mục tiêu đào tạo kỹ sư vi mạch tại Việt Nam. Bài viết đưa tin, Synopsys thông báo sẽ đào tạo kỹ sư ngành thiết kế vi mạch tại Việt Nam và hỗ trợ Khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh (SHTP) thành lập trung tâm thiết kế chíp thông qua chương trình tài trợ phần mềm.

Sự hợp tác này nhằm đào tạo các kỹ sư thiết kế vi mạch tiên tiến và tạo điều kiện phát triển ngành sản xuất chất bán dẫn ở Việt Nam.

Ông Robert Li, Phó chủ tịch kinh doanh Synopsys khu vực Đài Loan và Nam Á cho biết: Trong những năm gần đây, Synopsys đã giới thiệu nhiều công nghệ tiên tiến cho các đối tác Việt Nam để giúp họ tăng cường năng lực thiết kế vi mạch và rút ngắn thời gian đưa ra thị trường.

Ông Robert Li hy vọng sự hợp tác với SHTP sẽ không chỉ mang lại những công nghệ mới cho các đối tác tại Việt Nam mà còn ươm mầm tài năng trẻ và góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành bán dẫn Việt Nam.

Việt Nam đã nuôi dưỡng ước mơ có được chỗ đứng trong lĩnh vực bán dẫn trong hơn một thập kỷ qua khi hiện nay có rất nhiều công ty muốn đến Việt Nam để tìm kiếm nhân tài. Họ sẽ mang đến những dự án tiên tiến cho thiết kế vi mạch. Và khi tích lũy đủ kinh nghiệm, Việt Nam sẽ chuyển sang giai đoạn tiếp theo.

một loạt các trang báo như NikkeiAsia, TheStar, Tech Game World đã đưa tin “Samsung sản xuất bán dẫn ở Việt Nam từ năm 2023” (Ảnh chụp mành hình).
Các trang báo như NikkeiAsia, TheStar, Tech Game World đưa tin “Samsung sản xuất bán dẫn ở Việt Nam từ năm 2023” (Ảnh chụp mành hình).

Trước đó, một loạt các trang báo như NikkeiAsia, TheStar, Tech Game World đã đưa tin “Samsung sản xuất bán dẫn ở Việt Nam từ năm 2023”. Gã khổng lồ bán dẫn Hàn Quốc hiện đang thử nghiệm các sản phẩm lưới bóng và dự định sản xuất hàng loạt tại nhà máy Samsung Electro-Mechanics Vietnam ở tỉnh Thái Nguyên.

Tại buổi làm việc với Thủ tướng Phạm Minh Chính ngày 5/8 tại Trụ sở Chính phủ (Việt Nam), ông Roh Tae-Moon, Tổng Giám đốc Tập đoàn Samsung Electronics cho biết, 6 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất khẩu của Samsung Việt Nam đạt mức 34,3 tỷ USD, tăng khoảng 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong năm 2022, Samsung đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 69 tỷ USD, đầu tư thêm 3,3 tỷ USD và sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư tại Việt Nam.

Tập đoàn đang chuẩn bị các điều kiện để sản xuất thử các sản phẩm lưới bóng chíp bán dẫn và sẽ sản xuất đại trà từ tháng 7 năm 2023 tại nhà máy Samsung Electro-Mechanics Việt Nam tại Thái Nguyên; dự kiến khánh thành Trung tâm R&D tại Hà Nội vào cuối năm 2022, đầu năm 2023, đây cũng là trung tâm R&D của Tập đoàn không chỉ cho Việt Nam mà còn cho cả khu vực Đông Nam Á, hiện đã hoàn thành khoảng 85%.

Tổng Giám đốc Tập đoàn Samsung Electronics cho biết, Samsung dự kiến hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho 50 nhà cung cấp của Samsung tại Việt Nam thông qua phát triển nhà máy thông minh; đẩy mạnh hợp tác với các trường đại học, cơ sở nghiên cứu của Việt Nam. Ngoài ra, ông cũng đề nghị phía Việt Nam tiếp tục quan tâm đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp.

Đoàn Ủy ban Quốc phòng và An ninh Quốc hội Việt Nam thăm và làm việc tại Mỹ Đoàn Ủy ban Quốc phòng và An ninh Quốc hội Việt Nam thăm và làm việc tại Mỹ
Việt Nam có nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Đan Mạch Việt Nam có nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Đan Mạch

Hạnh Trần (t/h)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/viet-nam-va-co-hoi-tham-gia-chuoi-san-xuat-chip-ban-dan-toan-cau-175908.html

In bài viết