Người khiếm thính và khát khao được làm cha mẹ

09:02 | 25/09/2022

Mặc dù không thể nghe được như người bình thường, thế nhưng điều đó không hề cản trở niềm hạnh phúc được làm cha mẹ của những cặp vợ chồng khiếm thính.
Cha mẹ hãy là người Cha mẹ hãy là người "gác cổng" thông minh trên mạng xã hội của trẻ
Bà Nguyễn Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) nêu quan điểm, cần tạo “vaccine số” cho trẻ em, để trẻ có thể tự bảo vệ mình trước những nội dung xấu, độc hại trên mạng xã hội.
Tôn vinh vẻ đẹp khiếm khuyết Tôn vinh vẻ đẹp khiếm khuyết
"Khuyết" - dự án chụp ảnh nghệ thuật về người khuyết tật và đăng tải trên mạng xã hội đã được các sinh viên đến từ chuyên ngành giáo dục đặc biệt (Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) khởi xướng từ tháng 10-2021, nơi tôn vinh vẻ đẹp của người khuyết tật.

Niềm vui làm cha mẹ của người khiếm thính

Cách đây 31 năm, cặp vợ chồng khiếm thính người Malaysia, Rachel Lee và Timothy Low, đã hết sức vui mừng khi biết rằng, họ sắp được đón đứa con gái đầu lòng.

Cặp vợ chồng khiếm thính Rachel Lee và Timothy Low (ngồi) hạnh phúc bên những đứa con lành lặn của mình
Cặp vợ chồng khiếm thính Rachel Lee và Timothy Low (ngồi) hạnh phúc bên những đứa con lành lặn của mình

“Tôi không quá bận tâm nếu con bé có thính giác bình thường hay bị điếc bẩm sinh. Dù thế nào đi nữa thì chúng tôi vẫn dành trọn tình yêu thương cho bé”, bà Lee nói với phóng viên bằng ngôn ngữ ký hiệu.

Điều bất ngờ là cô con gái lớn và đứa con thứ hai của họ, cả hai hiện đã trên 30 tuổi, đều sinh ra với thính giác bình thường mặc dù bố mẹ bị khiếm thính.

Kể về những ngày đầu tiên khi đón tin vui được làm mẹ, bà Lee chia sẻ rằng, bà từng có cảm giác tuyệt vọng khi không thể nghe được tiếng khóc của con mình như những người mẹ bình thường khác.

“Tôi đặt chiếc nôi của chúng trong phòng ngủ, và vợ chồng tôi thường xuyên thức dậy vào buổi tối để kiểm tra các con. May mắn là chúng rất ngoan, và ngủ yên suốt cả đêm”, bà Lee kể.

Bà Lee làm công việc hành chính tại công ty điện lực Tenaga Nasional đến nay đã được 40 năm. Bà bị mất thính giác sau một cơn sốt cao lúc lên 3 tuổi. Chồng bà là một doanh nhân đã nghỉ hưu bị điếc sau một tai nạn xảy ra khi mới chập chững biết đi. Cả hai gặp nhau tại một câu lạc bộ những người khiếm thính ở Kuala Lumpur vào năm 1970.

Cha mẹ khiếm thính thường có mối quan hệ tốt đẹp với con cái của mình nhờ sử dụng ngôn ngữ ký hiệu
Cha mẹ khiếm thính thường có mối quan hệ tốt đẹp với con cái của mình nhờ sử dụng ngôn ngữ ký hiệu

Là cha mẹ khiếm thính, bà Lee và chồng chỉ có thể giao tiếp với các con của mình bằng ngôn ngữ ký hiệu.

“Mỗi đêm trước khi đi ngủ, chúng tôi sẽ dạy các con những ký hiệu ngôn ngữ đơn giản như: bố mẹ yêu con, cảm ơn, chúc ngủ ngon,...”, bà Lee kể lại. Bà cũng cho biết, khi còn nhỏ, các con của bà thường viết lên tờ giấy để nói chuyện với bố mẹ. Ngày nay, việc giao tiếp trở nên dễ dàng hơn nhiều nhờ email và các ứng dụng nhắn tin nhanh qua internet.

Là người khuyết tật, thế nhưng vợ chồng bà Lee chưa bao giờ thấy đây là điều trở ngại cho nhiệm vụ nuôi dạy con cái. Và điều khiến bà cảm thấy hạnh phúc hơn cả là sự quan tâm và tình cảm mà hai cô con gái dành cho cha mẹ mình.

Ngôn ngữ ký hiệu – cầu nối kỳ diệu giữa bố mẹ và con

TS.Valerie Jacques, một chuyên gia Tâm lý học lâm sàng nổi tiếng của Malaysia cho biết, những đứa con sống trong gia đình có cha mẹ khiếm thính thường có xu hướng giao tiếp với cha mẹ nhiều hơn những đứa trẻ trong gia đình bình thường.

Điều này là do “các bậc cha mẹ khiếm thính luôn nhìn vào mặt con mình khi chúng ra dấu hoặc thể hiện bản thân, từ đó tạo ra sự tương tác thường xuyên giữa các bên”.

Dạy con sử dụng ngôn ngữ ký hiệu từ khi còn nhỏ sẽ xây dựng được mối quan hệ gắn bó giữa cha mẹ và con
Dạy con sử dụng ngôn ngữ ký hiệu từ khi còn nhỏ sẽ xây dựng được mối quan hệ gắn bó giữa cha mẹ và con

Theo bà Valerie thì hình thức giao tiếp bằng mắt và những biểu hiện trên khuôn mặt sẽ kích thích các cơ quan não bộ hoạt động, từ đó góp phần kích thích sự trưởng thành cũng như nâng cao khả năng giao tiếp của trẻ.

Một cặp vợ chồng khiếm thính khác là bà Adeline Goh Ai Ling, 40 tuổi và ông Melvin Chai Yee Foong, 44 tuổi, cũng đã áp dụng phương pháp dạy ngôn ngữ ký hiệu cho cô con gái Mary Anne Chai Xing Zhi 11 tuổi của mình khi bé mới được 4 tháng tuổi.

Ban đầu, bé Mary được dạy những từ đơn giản như “bố mẹ”, “sữa”, “ăn”, “uống”,... Dần dần, cô bé đã nắm được hầu như toàn bộ hệ thống ngôn ngữ ký hiệu để có thể giao tiếp một cách thoải mái với cha mẹ mình.

“Nhiều lần con bé còn trở thành người phiên dịch cho vợ chồng tôi với những người xung quanh”, bà Adeline cười một cách hạnh phúc và nói thêm rằng, các con của mình luôn yêu quý và tôn trọng cha mẹ dù họ là người khuyết tật.

Bà Adeline Goh, chuyên gia tâm lý làm việc tại Hiệp hội Những người khiếm thính Malaysia, khuyến khích các bậc phụ huynh khiếm thính cần giáo dục cho con cái biết trân trọng sự đa dạng ngay từ trong môi trường gia đình “nơi bố mẹ của chúng đang đối mặt với những thách thức về khả năng nghe nhưng vẫn luôn yêu thương và chăm sóc con mình”.

Giáo viên đang dạy trẻ em cách sử dụng ngôn ngữ ký hiệu
Giáo viên đang dạy trẻ em cách sử dụng ngôn ngữ ký hiệu

Theo Liên đoàn người Điếc Thế giới (WFD), thế giới hiện có khoảng 72 triệu người, và khoảng 80% trong số họ đang sống tại các nước đang phát triển. Theo thống kê, có hơn 300 ngôn ngữ kí hiệu khác nhau đang được sử dụng trên khắp thế giới.

Công ước Quốc tế về Quyền của người khuyết tật đã công nhận sự tồn tại của ngôn ngữ ký hiệu, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy sử dụng hình thức ngôn ngữ này. Theo nội dung công ước, ngôn ngữ ký hiệu hoàn toàn bình đẳng với các loại ngôn ngữ khác và chính phủ các nước cần tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình học ngôn ngữ ký hiệu và thúc đẩy bản sắc ngôn ngữ của người điếc.

Năm nay, Hội đồng Liên hợp quốc đã chọn chủ đề cho Tuần lễ Người điếc Thế giới 2022 (từ ngày 19-25/9) là "Xây dựng cộng đồng hòa nhập cho tất cả mọi người".

Ngày 23/9 hàng năm cũng được chọn là Ngày Ngôn ngữ ký hiệu Quốc tế nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của ngôn ngữ kí hiệu trong việc công nhận đầy đủ các quyền con người của cộng đồng người điếc.

Những câu nói thông dụng được thể hiện bằng ngôn ngữ ký hiệu (Video: UNDP Việt Nam)

Tiếng trống khát vọng và sự hiếu thảo của chàng trai khiếm thị Tiếng trống khát vọng và sự hiếu thảo của chàng trai khiếm thị
Là một người khá nhút nhát nhưng chỉ cần ngồi trên chiếc trống cajon, Y Tói như bỏ lại tất cả những muộn phiền của cuộc sống để hòa mình vào âm nhạc.
Chàng trai khiếm thị với tình yêu âm nhạc Chàng trai khiếm thị với tình yêu âm nhạc
Sinh ra đã bị khiếm thị nhưng anh Nguyễn Hữu Phước (30 tuổi), ở thôn Nga Mân, xã Phổ Cường (TX.Đức Phổ) đã mạnh mẽ vượt lên số phận, để sống với đam mê và khát vọng, chinh phục thành công trong lĩnh vực âm nhạc.

Nguyễn Thuận

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/nguoi-khiem-thinh-va-khat-khao-duoc-lam-cha-me-175905.html

In bài viết