ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam giữa bối cảnh thế giới nhiều biến động

15:21 | 21/09/2022

Sáng 21-9, tại cuộc họp báo công bố Báo cáo Triển vọng phát triển Châu Á cập nhật 2022, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vẫn giữ nguyên dự báo lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam như đã đưa ra trước đó giữa bối cảnh kinh tế khu vực và thế giới đang có nhiều biến động.
Củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững Củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững
Chiều 18/9 tại Hà Nội, trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2022, phiên thảo luận, tọa đàm cấp cao với chủ đề “Củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững” đã diễn ra. Qua đó, các đại biểu đã tập trung nêu ra và phân tích những thực trạng, triển vọng phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong thời gian tới.
Việt Nam lọt top các nước tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới đến năm 2030 Việt Nam lọt top các nước tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới đến năm 2030
Theo báo cáo của Đại học Harvard (Mỹ) công bố ngày 27/7 thì Việt Nam là 1 trong 6 nước thuộc cực tăng trưởng châu Á có mức tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới đến năm 2030.

Cụ thể, ADB dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022 và 2023 đều giữ nguyên (như trong 3 Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á đã công bố trước đó) là 6,5% trong năm nay và tăng 6,7% trong năm sau.

Với mức dự báo tăng trưởng như vậy, Việt Nam sẽ là nền kinh tế có mức tăng trưởng mạnh nhất ở Đông Nam Á trong năm 2022 và 2023. Trong báo cáo mới nhất, mức tăng trưởng của toàn khu vực Đông Nam Á được ADB dự báo ở mức 5,1% trong năm nay và 5% trong năm tới.

Dự báo của ADB phản ánh sự lạc quan tương đối của các tổ chức quốc tế về triển vọng kinh tế Việt Nam. Mới đây, công ty đánh giá tín nhiệm hàng đầu thế giới Moody’s Investors Service nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam từ mức Ba3 lên mức Ba2, triển vọng Ổn định. Việc tổ chức Moody’s nâng định mức tín nhiệm quốc gia của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu nhiều biến động và thách thức là hết sức tích cực, thể hiện sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế về các nỗ lực của Việt Nam.

ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam giữa bối cảnh thế giới nhiều biến động
Họp báo công bố Báo cáo Triển vọng phát triển Châu Á cập nhật 2022

ADB cũng giữ nguyên dự báo lạm phát của Việt Nam như đã đưa ra trong các báo cáo trước đó, đó là duy trì ở mức 3,8% cho năm 2022 và 4% cho năm 2023.

Những dự báo về tăng trưởng kinh tế Việt Nam của ADB được cho là “điểm sáng” khi đưa ra trong bối cảnh kinh tế khu vực và thế giới đang chịu nhiều biến động và ADB đã hạ mức dự báo tăng trưởng ở các khu vực này.

Cụ thể, ADB đã giảm dự báo tăng trưởng các nền kinh tế đang phát triển ở khu vực châu Á trong năm 2022 và 2023, trong bối cảnh một loạt thách thức gia tăng gồm chính sách tiền tệ ngày càng thắt chặt, ảnh hưởng của chiến tranh Nga-Ukraine và phong toả chống Covid-19 ở Trung Quốc.

Theo dự báo của ADB, nhóm các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á, bao gồm Trung Quốc và Ấn Độ, đạt tăng trưởng GDP ở mức 4,3% trong năm nay, sau khi đã cắt giảm dự báo còn 4,6% trong tháng 7 từ mức 5,2% trong tháng 4.

Triển vọng trong năm 2023, ADB dự báo nền kinh tế khu vực tăng trưởng 4,9%, thấp hơn mức dự báo tăng 5,3% đưa ra hồi tháng 4 và 5,2% đưa ra hồi tháng 7.

Đáng chú ý, theo dự báo mới nhất của ADB, nền kinh tế Trung Quốc chỉ đạt mức tăng trưởng 3,3% trong năm nay, giảm nhiều so với mức dự báo tăng trưởng 4% đưa ra hồi tháng 7 và 5% đưa ra hồi tháng 4. Theo ADB dự báo nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới trong năm 2023 cũng chỉ tăng trưởng 4,5%, so với mức dự báo tăng 4,8% đưa ra hồi tháng 7 năm nay.

Cần gỡ “nút thắt” chậm giải ngân đầu tư công

Tuy vậy, báo cáo của ADB cũng cho rằng, trong ngắn hạn, những áp lực đối với tăng trưởng của kinh tế Việt Nam ngày càng gia tăng khi đối mặt với những rủi ro đang hiện hữu. Đó là tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu có thể ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu – vốn được cho là thế mạnh của Việt Nam, sự thiếu hụt lao động đang tác động đến sự phục hồi của các ngành dịch vụ và sản xuất hàng xuất khẩu sử dụng nhiều lao động trong năm nay, tình hình dịch bệnh vẫn khó lường… Đáng chú ý, theo ADB, việc chậm giải ngân đầu tư công và các khoản chi xã hội so với kế hoạch, đặc biệt là chậm thực hiện chương trình phục hồi và phát triển kinh tế của Chính phủ có thể kéo lùi tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm nay và năm tới.

Trước đó, theo thống kê của Bộ KH-ĐT, 8 tháng đầu năm nay giải ngân đầu tư công mới đạt 39,15% kế hoạch Chính phủ giao. Có tới 42/51 bộ, cơ quan Trung ương và 21/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới mức trung bình của cả nước.

Trước tình hình trên, ngày 15-9, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết số 124/NQ-CP để “thúc” giải ngân, trong đó đề ra những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm tháo gỡ vướng mắc và đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công trong những tháng cuối năm nay.

Ngân hàng thế giới dự báo về kinh tế Việt Nam Ngân hàng thế giới dự báo về kinh tế Việt Nam
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam (GDP) năm 2022 sẽ đạt 7,5%, đây là dự báo được Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra trong báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam ấn phẩm tháng 8.
Việt Nam phát triển kinh tế trên nền tảng vững chắc Việt Nam phát triển kinh tế trên nền tảng vững chắc
Với tiêu đề "Phát triển kinh tế trên nền tảng vững chắc", nhà báo Gerhard Feldbauer đã có bài viết trên báo Thế giới trẻ (Junge Welt) của Đức số ra tháng 8, trong đó nhận định: Việt Nam dường như đã vượt qua những khó khăn của nền kinh tế thế giới do xung đột ở Ukraine gây ra.

Sơn Hoàng

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/adb-giu-nguyen-du-bao-tang-truong-kinh-te-viet-nam-giua-boi-canh-the-gioi-nhieu-bien-dong-175750.html

In bài viết