Cha mẹ đỡ đầu lưu học sinh Lào: Không huyết thống mà như ruột thịt

14:00 | 08/09/2022

“Cha mẹ đỡ đầu của các lưu học sinh Lào” là chương trình do Trường Hữu nghị 80 và Chi hội Hữu nghị Việt Nam - Lào thị xã Sơn Tây (Hà Nội) triển khai từ năm 2017. Sáng kiến này đã khiến nhiều du học sinh Lào đến Việt Nam có thêm bố mẹ đỡ đầu. Họ không chung huyết thống nhưng đã sống với nhau bằng tình ruột thịt.
Mái ấm Việt của lưu học sinh Lào Mái ấm Việt của lưu học sinh Lào
Xa quê hương, sang Việt Nam học tập, các lưu học sinh Lào đã nhận được sự quan tâm, chia sẻ của thầy cô giáo, bạn bè Việt Nam. Tình cảm đó giúp các em vơi đi nỗi nhớ nhà, yên tâm học tập.
Thừa Thiên Huế và Sekong (Lào) trao đổi kinh nghiệm và tăng cường hỗ trợ trong công tác lưu học sinh Thừa Thiên Huế và Sekong (Lào) trao đổi kinh nghiệm và tăng cường hỗ trợ trong công tác lưu học sinh
Vừa qua, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Hoàng Hải Minh đã có buổi tiếp và làm việc với Phó Tỉnh trưởng tỉnh Sekong Khamson Kondo về công tác lưu học sinh cũng như trao đổi kinh nghiệm trong học tập của các du học sinh và thành lập câu lạc bộ Du học sinh tỉnh theo học tại Việt Nam và tỉnh Thừa Thiên Huế.

Hai quê hương - hai người mẹ

Ngày bảo vệ luận án tốt nghiệp của Phonevilay Inthasen (24 tuổi, sinh viên Lào đang theo học tại Đại học Giao thông vận tải, Hà Nội) đặc biệt hơn những sinh viên khác. Không chỉ có bạn bè, thầy cô mà còn có sự xuất hiện của mẹ nuôi người Việt.

Mẹ nuôi của Phonevilay là bà Trần Thị Hồng Lý (thị xã Sơn Tây, Hà Nội). Bà dậy từ 4h, sửa soạn trang phục trang trọng để tới chứng kiến thời khắc quan trọng của con trai. Trên tay cầm bó hoa tươi thắm, bà Trần Thị Hồng Lý nở nụ cười động viên con bảo vệ thật tốt luận án.

Cha mẹ đỡ đầu lưu học sinh Lào: Không huyết thống mà như ruột thịt
Bà Trần Thị Hồng Lý chúc mừng con nuôi Phonevilay Inthasen (thứ 2, từ trái sang) trong buổi lễ bảo vệ tốt nghiệp (Ảnh: Hồng Lý).

Được biết, sau khi sang Việt Nam học tập, Phonevilay Inthasen được chuyển đến Trường Hữu nghị 80 (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) để học một năm tiếng Việt. Do biết chút tiếng Việt, nên Phonevilay Inthasen không có trong danh sách học sinh được nhận cha mẹ nuôi đỡ đầu ở trường Hữu nghị 80.

Phonevilay Inthasen đã tự thuyết phục bà Trần Thị Hồng Lý làm mẹ đỡ đầu. “Hôm đó là khóa đầu tiên, sau khi tổ chức lễ nhận cha mẹ đỡ đầu, cô chủ nhiệm mời cả lớp A8 chúng tôi và mẹ nuôi đến nhà ăn cơm. Tôi đến cạnh mẹ Trần Thị Hồng Lý nói: "Mẹ ơi! Con không có mẹ, con tủi thân lắm". Thương tôi, mẹ Trần Thị Hồng Lý trả lời: Các con có làm con của mẹ Lý không? Và cứ thế tôi được nhận làm con nuôi”, Phonevilay Inthasen nhớ lại.

Phonevilay cảm thấy may mắn và hạnh phúc. “Lúc được mẹ nuôi đồng ý tôi đã rơi nước mắt vì cảm nhận được sự ấm áp, giống như mình được trở về vòng tay bố mẹ. Chính cái tên tiếng Việt “Trần Quyết Thắng” là do mẹ đỡ đầu đặt cho tôi", Phonevilay kể.

Cha mẹ đỡ đầu lưu học sinh Lào: Không huyết thống mà như ruột thịt
Bà Trần Thị Hồng Lý (thứ 5, từ trái qua) bên các con nuôi (Ảnh: Hồng Lý).

Bà Trần Thị Hồng Lý chia sẻ: “Cứ sau buổi lễ nhận con nuôi tại trường, tôi đưa các con về giới thiệu với các thành viên trong gia đình. Sau đó, chúng tôi đưa các con lên phòng thờ của gia đình để báo cáo với tổ tiên”.

Được biết, mẹ đẻ của bà Trần Thị Hồng Lý cũng sinh ra và lớn lên tại Lào, bà nói tiếng Lào rất tốt. “Tôi hay đưa các con về thăm mẹ. Khi các con về, bà rất vui vì được giao tiếp bằng tiếng Lào. Tôi và các con múa Lăm Vông cho bà hồi tưởng đến cuộc sống bên Lào ngày xưa”, bà Trần Thị Hồng Lý kể.

Niềm hạnh phúc mới

Cũng ở thị xã Sơn Tây (Hà Nội), nhiều năm qua, gia đình ông Phan Văn Bốn (Chi hội trưởng Chi hội hữu nghị Việt Nam - Lào thị xã Sơn Tây) đã nhận nuôi hàng chục sinh viên Lào học tập tại Trường Hữu nghị 80.

Cha mẹ đỡ đầu lưu học sinh Lào: Không huyết thống mà như ruột thịt
Các lưu học sinh Lào làm Lễ gia tiên tại nhà ông Phan Văn Bốn (Ảnh: Phan Bốn).

Ông Bốn được sinh ra ở Viêng Chăn (Lào). Đến năm 17 tuổi, ông trở về Việt Nam sinh sống. Việc nhận nuôi, giúp đỡ lưu học sinh Lào, cũng là cách để ông tri ân, trả nghĩa ân tình những năm tháng đã lớn lên ở xứ sở triệu voi.

“Hầu hết các thành viên trong Chi hội đều được sinh ra và lớn lên trên đất nước Lào. Được nhận các em lưu học sinh làm con nuôi, thêm thành viên mới trong gia đình đây là niềm hạnh phúc lớn của gia đình”, ông Phan Văn Bốn chia sẻ.

Những ngày nghỉ hoặc ngày trong tuần các em lưu học sinh Lào sẽ đến thăm cha mẹ đỡ đầu, tham gia giúp việc nhà và làm quen với các phong tục tập quán gia đình Việt.

Đây cũng là cơ hội để các lưu học sinh Lào rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Việt, trao đổi ngôn ngữ và văn hóa, góp phần nâng cao trình độ kiến thức về mọi mặt, từ đó kết nối tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt giữa 2 dân tộc Việt - Lào.

Hơn 460 lưu học sinh Lào được đỡ đầu

Theo Chi hội hữu nghị Việt Nam - Lào thị xã Sơn Tây (Hà Nội), “Cha mẹ đỡ đầu của các lưu học sinh Lào” là chương trình do Trường Hữu nghị 80 và Chi hội hữu nghị Việt Nam - Lào thị xã Sơn Tây (Hà Nội) triển khai từ năm 2017. Tới nay, chương trình đã giúp gắn kết 465 lưu học sinh Lào với 18 gia đình nhận đỡ đầu.

Lưu học sinh Việt Nam tại Lào: Muốn làm cầu nối vun đắp mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước Lưu học sinh Việt Nam tại Lào: Muốn làm cầu nối vun đắp mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước
Theo học chuyên ngành Khoa học Chính trị thuộc Khoa Khoa học Xã hội (Đại học Quốc gia Lào), lưu học sinh Nguyễn Đức Long chia sẻ anh mong muốn có thể dùng khả năng và kiến thức của bản thân để góp phần vun đắp mối quan hệ Việt Nam - Lào.
Học sinh sinh viên Việt Nam - Hàn Quốc kết nối trực tuyến giao lưu văn hóa Học sinh sinh viên Việt Nam - Hàn Quốc kết nối trực tuyến giao lưu văn hóa
Ngày 8/8, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP Cần Thơ, Trường Phổ thông Thái Bình Dương, Tổ chức Merry Year International (MYI/Hàn Quốc) phối hợp với Đại học Seoul (Hàn Quốc) tổ chức khai mạc Chương trình giao lưu với tình nguyện viên Việt Nam - Hàn Quốc tại Cần Thơ lần thứ 2 năm 2022.

Phạm Lý

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/cha-me-do-dau-luu-hoc-sinh-lao-khong-huyet-thong-ma-nhu-ruot-thit-175374.html

In bài viết