Nhiều tập đoàn lớn trên thế giới mở rộng đầu tư tại Việt Nam

22:30 | 04/09/2022

Việt Nam có những lợi thế nhất định trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hiện có rất nhiều tập đoàn lớn trên thế giới hứa hẹn đầu tư vào Việt Nam. Đây chính là cơ hội lớn cho doanh nghiệp trong nước tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Bài 1: Du lịch gôn: “Mỏ kim cương” của ngành kinh tế xanh Bài 1: Du lịch gôn: “Mỏ kim cương” của ngành kinh tế xanh
Boeing muốn mở rộng hoạt động tại Việt Nam Boeing muốn mở rộng hoạt động tại Việt Nam

Theo Tổng cục Thống kê, trong 7 tháng đầu năm 2022, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện ước đạt 11,57 tỷ USD, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn FDI thực hiện cao nhất của 7 tháng trong 5 năm qua.

Bà Nguyễn Thị Hoàng Thúy, Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển (kiêm nhiệm Ðan Mạch, Na Uy, Iceland và Latvia), cho biết gần đây các nước Bắc Âu đang có xu hướng chuyển dịch thương mại và đầu tư để không phụ thuộc vào một vài thị trường truyền thống.

Nhiều tập đoàn lớn trên thế giới mở rộng đầu tư tại Việt Nam
Theo Tổng cục Thống kê, trong 7 tháng đầu năm 2022, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện ước đạt 11,57 tỷ USD, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm trước.

Mới đây, tờ Nikkei Asia đăng tải thông tin, hãng Apple - tập đoàn công nghệ đa quốc gia của Hoa Kỳ - cũng đang lên kế hoạch để sản xuất Apple Watch và MacBook tại Việt Nam.ư

Để chuẩn bị cho sự kiện này, Tập đoàn khoa học, kỹ thuật Hồng Hải (Foxconn) - đối tác hàng đầu của Apple - cũng đã tìm cách mở rộng sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam bằng Biên bản ghi nhớ thuê hơn 50 ha đất tại Khu công nghiệp Quang Châu (tỉnh Bắc Giang). Theo kế hoạch, Foxconn sẽ rót vào dự án mới này 300 triệu USD và sử dụng khoảng 30.000 lao động tại địa phương.

Ông Roh Tae-Moon, Tổng Giám đốc Tập đoàn Samsung Điện tử (Hàn Quốc) cho biết: Tập đoàn đang chuẩn bị điều kiện để sản xuất thử các sản phẩm lưới bóng chíp bán dẫn và sẽ sản xuất đại trà từ tháng 7/2023 tại Nhà máy Samsung Electro-Mechanics Việt Nam tại Thái Nguyên.

Tập đoàn này cũng dự kiến khánh thành Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (R&D) tại TP. Hà Nội vào cuối năm 2022, đầu năm 2023. Đây là Trung tâm R&D của Tập đoàn Samsung không chỉ cho Việt Nam mà cho cả khu vực Đông Nam Á, hiện đã hoàn thành khoảng 85%.

Việc Tập đoàn Samsung lên kế hoạch sản xuất sản phẩm chip bán dẫn tại Việt Nam, đồng thời thành lập Trung tâm R&D cho cả khu vực Đông Nam Á tại đây cho thấy, Tập đoàn đã coi Việt Nam là trung tâm sản xuất các sản phẩm của toàn khu vực.

Trước đó, năm 2021, Tập đoàn LG Hàn Quốc cũng đã 2 lần tăng vốn đầu tư tại Việt Nam với dự án LG Display Việt Nam, Hải Phòng (LGD)…

Việc các “ông lớn” mở rộng đầu tư sản xuất tại Việt Nam sẽ mở ra những cơ hội lớn cho Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu với những sản phẩm công nghệ có hàm lượng cao. Đây là một tín hiệu tích cực, chứng tỏ sức hấp dẫn của môi trường đầu tư trong nước.

Tập đoàn Samsung lên kế hoạch sản xuất sản phẩm chip bán dẫn tại Việt Nam. Ảnh minh họa
Tập đoàn Samsung lên kế hoạch sản xuất sản phẩm chip bán dẫn tại Việt Nam. Ảnh minh họa

Cơ hội là điều mà ai cũng thấy nhưng cũng đi kèm với rất nhiều thách thức. Trong đó là sự cạnh tranh đón dòng vốn đầu tư với các nước trong khu vực và trên thế giới. Thời gian gần đây, nhiều quốc gia trên thế giới cũng thay đổi chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài cho phù hợp với bối cảnh mới như: Uỷ ban Châu Âu (EC) công bố hướng dẫn mới giảm miễn xem xét một số hoặc tất cả nhà đầu tư nước ngoài, mở rộng danh mục lĩnh vực xem xét; Trung Quốc mở rộng thêm 10% danh sách các ngành khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài; Úc cấp phép miễn phí cho các nhà cung cấp dịch vụ quản lý quỹ tài chính để thu hút các nhà đầu tư chuyên nghiệp; Indonesia đơn giản hóa thủ tục hành chính, quy trình cấp phép, quy tắc nhập cư, hài hòa các luật và quy định cụ thể của từng lĩnh vực.

Vì vậy, TS. Phan Hữu Thắng, Chủ tịch Hội đồng thành viên Viện Nghiên cứu Đầu tư Quốc tế cho rằng Việt Nam cần phải chuẩn bị những điều kiện cần và đủ để thu hút được dòng vốn ngoại. Trong đó, cơ sở hạ tầng hết sức quan trọng để tăng cường thu hút FDI cả về chất và lượng. Thực tế đã chứng minh, địa phương nào có cơ sở hạ tầng tốt như Hải Phòng, Bắc Ninh, Quảng Ninh… sẽ được các nhà đầu tư rất quan tâm. Vì vậy, nên xem phát triển cơ sở hạ tầng là một trong những trọng tâm để xây dựng kết cấu hạ tầng tốt, đồng thời liên kết phát triển hạ tầng giữa các địa phương trong vùng với nhau.

Bên cạnh đó, chiến lược thu hút FDI cần phải triển khai với tư duy mới, phù hợp với xu thế thời đại công nghiệp 4.0.

Cùng với đó, Việt Nam cần phải cải thiện, nâng cao bảng xếp hạng ở các chỉ số về chất lượng nguồn nhân lực, tranh chấp, bản quyền, tham nhũng… Làm được điều này sẽ giúp Việt Nam đón đầu, thu hút được sự chuyển dịch của dòng vốn chất lượng cao trên thế giới.

Việt Nam mong muốn thu hút các tập đoàn lớn của Hoa Kỳ vào hợp tác, đầu tư Việt Nam mong muốn thu hút các tập đoàn lớn của Hoa Kỳ vào hợp tác, đầu tư
Ngày 9/8, tại New York, Hoa Kỳ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc, Đại sứ Đặng Hoàng Giang đã có buổi gặp Phó Chủ tịch phụ trách phát triển doanh nghiệp khu vực Mỹ Latinh và châu Á-Thái bình dương của tập đoàn Nasdaq, ông Robert McCooey.
Nhiều tập đoàn Thái Lan muốn đầu tư vào ngành năng lượng sạch tại Huế Nhiều tập đoàn Thái Lan muốn đầu tư vào ngành năng lượng sạch tại Huế
Thừa Thiên Huế đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư Thái Lan ở lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng sạch...

Trọng Tuấn (TH)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/nhieu-tap-doan-lon-tren-the-gioi-mo-rong-dau-tu-tai-viet-nam-174841.html

In bài viết