Thái Lan và Việt Nam cùng nhau tăng giá gạo trên thị trường thế giới

20:54 | 29/08/2022

Hai nước thuộc khu vực Đông Nam Á là Thái Lan và Việt Nam có kế hoạch bắt tay cùng nhau để tăng giá gạo trên thị trường quốc tế nhằm hỗ trợ cho người nông dân cải thiện cuộc sống của mình.
Việt Nam lọt top các nước tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới đến năm 2030 Việt Nam lọt top các nước tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới đến năm 2030
Theo báo cáo của Đại học Harvard (Mỹ) công bố ngày 27/7 thì Việt Nam là 1 trong 6 nước thuộc cực tăng trưởng châu Á có mức tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới đến năm 2030.
Để hạt gạo Việt Nam chinh phục thị trường Vương quốc Anh Để hạt gạo Việt Nam chinh phục thị trường Vương quốc Anh
Việt Nam cần có chiến lược nâng cao chất lượng gạo cũng như chiến lược xây dựng thương hiệu phù hợp.
Giá gạo trên thị trường thế giới thấp khiến cuộc sống của người nông dân gặp nhiều khó khăn - Ảnh:
Giá gạo trên thị trường thế giới thấp khiến cuộc sống của người nông dân gặp nhiều khó khăn (Ảnh: Postkhmer)

Nhật báo The Nation hôm 29/8 dẫn lời của một quan chức cấp cao thuộc Bộ Nông nghiệp Thái Lan cho biết, cả Thái Lan và Việt Nam đều đã sẵn sàng để hợp tác trong việc cùng nhau tăng giá gạo trên thị trường thế giới “nhằm giúp đỡ người nông dân nâng cao thu nhập của mình”.

Đây là kết quả của một quá trình đàm phán song phương giữa hai bên bắt đầu từ tháng 5/2022 đến nay.

"Đây là lần đầu tiên Thái Lan và Việt Nam, hai nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai và thứ ba thế giới, đồng ý hợp tác để thúc đẩy giá gạo trên phạm vi toàn cầu", ông Alongkorn Ponlaboot, cố vấn của Bộ Nông nghiệp Thái Lan nói.

Theo vị chuyên gia nông nghiệp này thì giá gạo giảm mạnh trên thị trường thế giới trong suốt thời gian vừa qua là “không công bằng với người nông dân của hai nước”, gây nên nhiều hệ lụy cho cuộc sống của họ như nợ nần và đói nghèo.

“Nếu tình hình không có sự thay đổi nào thì người nông dân sẽ quay lưng với việc trồng lúa để chuyển sang trồng các loại cây trồng khác cho thu nhập cao hơn”, ông Alongkorn cảnh báo, đồng thời nói thêm rằng, tình trạng sụt giảm sản lượng lúa gạo sẽ gây nên tác động lớn hơn cho an ninh lương thực trên phạm vi toàn cầu.

Theo thống kê của Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, tính đến hết tháng 6/2022, lượng gạo xuất khẩu của cả nước đạt 3,11 triệu tấn, trị giá 1,52 tỷ USD, tăng gần 12,3% về lượng và tăng nhẹ 0,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Tính chung 6 tháng đầu năm, gạo là một trong 29 mặt hàng có giá trị xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD.

Về thị trường xuất khẩu, Philippines tiếp tục là thị trường dẫn đầu chiếm 49,89% tổng lượng gạo xuất khẩu cả nước. Ngoài ra, nhu cầu ổn định từ thị trường Trung Quốc, châu Phi và Cuba cũng góp phần mang lại kết quả xuất khẩu tích cực trong quý 2 và 6 tháng đầu năm 2022.

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cao nhất từ đầu năm 2022 Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cao nhất từ đầu năm 2022
Gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán ở mức 415-420 USD/tấn hôm 17/3, tăng so với mức 410-415 USD một tuần trước. Đây là mức cao nhất của 3,5 tháng do nhu cầu ổn định và chi phí vận chuyển tăng.
Đồng USD mạnh lên, giá gạo Thái Lan và Việt Nam giảm Đồng USD mạnh lên, giá gạo Thái Lan và Việt Nam giảm
Giá gạo xuất khẩu từ Thái Lan và Việt Nam giảm do nguồn cung tăng cao, trong khi đồng USD mạnh hạn chế hoạt động gạo nhập khẩu vào Bangladesh, quốc gia đang bị lũ lụt, trong tuần này.

Nguyễn Thuận

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/thai-lan-va-viet-nam-cung-nhau-tang-gia-gao-tren-thi-truong-the-gioi-174580.html

In bài viết