Nhiều triển vọng hợp tác thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Nam Phi

07:12 | 20/08/2022

Tính đến nay, Nam Phi là quốc gia châu Phi có kim ngạch thương mại hai chiều cao nhất với Việt Nam, với con số trên 1,3 tỷ USD mỗi năm, trong đó Việt Nam xuất sang khẩu trên 800 triệu USD.
Việt Nam - Singapore: Thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực thương mại, kinh tế số và năng lượng Việt Nam - Singapore: Thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực thương mại, kinh tế số và năng lượng
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Singapore bàn giải pháp thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Singapore trong lĩnh vực thương mại, kinh tế số, năng lượng và các lĩnh vực tiềm năng khác.
Việt Nam - Kazakhstan thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước Việt Nam - Kazakhstan thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước
Sáng ngày 18/8, tại Nhà khách Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc hội đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Kazakhstan Mukhtar Tileuberdi nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 17/8-18/8.
Nhiều triển vọng hợp tác thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Nam Phi | Kinh doanh | Vietnam+ (VietnamPlus)
Chế biến thanh long xuất khẩu (Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN).

Hàng hóa của Việt Nam còn rất nhiều cơ hội để thâm nhập trường Nam Phi và qua Nam Phi thâm nhập khu vực. Ngoài ra, Việt Nam và Nam Phi cũng có nhiều cơ hội hợp tác làm ăn trên nhiều lĩnh vực.

Ông Phạm Thanh Hải - Bí thư thứ nhất, Phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Nam Phi nhận định như vậy trong buổi trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN sau buổi làm việc trực tuyến của Thủ tướng Phạm Minh Chính với các thương vụ nước ngoài chiều tối 19/8.

Theo ông Phạm Thanh Hải, tính đến nay, Nam Phi là quốc gia châu Phi có kim ngạch thương mại hai chiều cao nhất với Việt Nam, với con số trên 1,3 tỷ USD mỗi năm. Trong số này, Việt Nam xuất sang khẩu Nam Phi trên 800 triệu USD và nhập khẩu về gần 500 triệu USD.

Ông Phạm Thanh Hải đánh giá Nam Phi có cấu trúc thị trường mang nhiều nét tương đồng với các nước châu Âu về nhu cầu và tiêu chuẩn hàng hóa. Vì thế, giữa Nam Phi và Việt Nam có 3 lĩnh vực còn rất nhiều triển vọng hợp tác, bao gồm đầu tư, nguyên nhiên liệu và trái cây.

Về mặt hàng trái cây, Nam Phi là nước có nền nông nghiệp phát triển và xuất khẩu trái cây tươi với giá tương đối rẻ, chất lượng tốt, đáp ứng cả các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường châu Âu.

Tuy nhiên, trái cây của Nam Phi chủ yếu là loại ôn đới trong khi Việt Nam mạnh về các loại trái cây nhiệt đới nên hai thị trường có tính chất bổ trợ cho nhau.

Theo ông Hải, để các sản phẩm trái cây của Việt Nam có thể thâm nhập sâu vào thị trường Nam Phi nói riêng và khu vực nói chung, các doanh nghiệp Việt Nam nên chú trọng khâu chế biến thành sản phẩm có giá trị gia tăng cao như nước quả đóng hộp, trái cây sấy khô, mứt trái cây, trà trái cây.

Về lĩnh vực đầu tư, với bờ biển dài bao trọn từ Đông xuống Nam và kéo dài sang Tây châu Phi, Nam Phi được đánh giá là cửa ngõ giao thương của khu vực với thế giới.

Ngoài ra, Nam Phi còn là thành viên chủ chốt của Cộng đồng phát triển miền Nam châu Phi (SADC) đã ký Hiệp định đối tác kinh tế với Liên minh châu Âu (EU) từ tháng 10/2020 nên nhận được nhiều ưu đãi thuế quan cho hàng hóa xuất sang EU.

Nam Phi còn có nguồn gỗ nguyên liệu dồi dào để sản xuất các mặt hàng đồ gỗ nội, ngoại thất nên các doanh nghiệp của Việt Nam có thể xem xét đầu tư nhà máy sản xuất tại Nam Phi và sử dụng nguyên liệu tại chỗ nhằm tạo ra những sản phẩm có lợi cạnh tranh đáng kể mang thương hiệu Việt Nam nhưng có chứng nhận xuất xứ từ SADC để tiến vào thị trường châu Âu.

Đối với lĩnh vực nhập khẩu nguyên-nhiên liệu, ông Phạm Thanh Hải cho biết Nam Phi có trữ lượng khoáng sản đa dạng, phong phú và trong một vài năm gần đây Việt Nam đã nhập một lượng lớn than đá từ Nam Phi cho các nhà máy nhiệt điện trong nước.

Dự kiến trong tháng tới, Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Tài nguyên, Khoáng sản và Năng lượng Nam Phi sẽ ký Bản ghi nhớ (MoU) về lĩnh vực khoáng sản. Đây sẽ là khung thỏa thuận chính thức cao nhất trong lĩnh vực hợp tác khai khoáng giữa hai chính phủ, tạo điều kiện cho việc trao đổi thương mại trong lĩnh vực khai khoáng và hợp tác năng lượng sau này.

Ông Phạm Thanh Hải nhấn mạnh các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại buổi làm việc trực tuyến với các thương vụ nước ngoài chiều tối 19/8 có ý nghĩa định hướng sâu sắc trong việc thúc đẩy quan hệ thương mại và đầu tư song phương, bám sát các nội dung mà hai nước đã đạt được tại Kỳ họp lần thứ 5 Diễn đàn đối tác liên chính phủ Việt Nam-Nam Phi diễn ra vào tháng Tư vừa qua.

Bám sát chỉ đạo của Thủ tướng, Thương vụ Việt Nam tại Nam Phi đã, đang và sẽ tăng cường tìm kiếm đối tác, kết nối các doanh nghiệp sở tại tăng cường hợp tác đầu tư, trao đổi thương mại, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định./.

Quảng Ngãi tham gia xúc tiến thương mại, đầu tư và hợp tác tại Nhật Bản Quảng Ngãi tham gia xúc tiến thương mại, đầu tư và hợp tác tại Nhật Bản
Vừa qua, Đoàn công tác tỉnh Quảng Ngãi do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Võ Phiên làm Trưởng đoàn đã tham gia Chương trình làm việc của Tổng Lãnh sự quán Việt Nam phối hợp với chính quyền tỉnh Fukuoka để xúc tiến thương mại, đầu tư và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam với Khu vực Lãnh sự và tỉnh Fukuoka, Nhật Bản.
Thúc đẩy hợp tác thương mại Việt Nam - Ba Lan trong lĩnh vực thực phẩm Thúc đẩy hợp tác thương mại Việt Nam - Ba Lan trong lĩnh vực thực phẩm
Theo Đại biện lâm thời Đại sứ quán Ba Lan tại Việt Nam, Ba Lan có nhu cầu đẩy mạnh trao đổi các mặt hàng nông sản và thực phẩm, hỗ trợ các mối quan hệ trao đổi hợp tác giữa các doanh nghiệp 2 nước.

Theo Hoàng Minh/ TTXVN-Vietnam+

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/nhieu-trien-vong-hop-tac-thuong-mai-dau-tu-giua-viet-nam-va-nam-phi-174096.html

In bài viết