Điểm tựa cho phục hồi kinh tế

10:38 | 15/08/2022

Lần đầu tiên trong lịch sử, dữ liệu quản lý đăng ký kinh doanh ghi nhận số lượng doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại thị trường vượt con số 100 nghìn chỉ trong sáu tháng đầu năm.
Khai mạc Hội chợ Quốc tế Hành lang kinh tế Đông Tây 2022 tại Đà Nẵng Khai mạc Hội chợ Quốc tế Hành lang kinh tế Đông Tây 2022 tại Đà Nẵng
Việt Nam và Đông Nam Á đẩy nhanh phục hồi kinh tế sau đại dịch Việt Nam và Đông Nam Á đẩy nhanh phục hồi kinh tế sau đại dịch

Tính riêng mỗi số liệu thì doanh nghiệp thành lập mới đạt 76.233 doanh nghiệp, tăng 13,6%; doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là 40.667 doanh nghiệp, tăng 55,6% so cùng kỳ. Số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, giải thể vẫn tăng cao nhưng lấy tổng số doanh nghiệp khai sinh và quay lại thị trường trừ đi số doanh nghiệp tạm dừng hoạt động và khai tử, trung bình mỗi tháng vẫn có 5.600 doanh nghiệp tham gia vào thị trường, cũng là mức cao nhất từ trước đến nay.

Đáng lưu ý, hoạt động du lịch mở cửa trở lại đã giúp cho số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong lĩnh vực này gia tăng ấn tượng với mức tăng trưởng hai con số, tạo công ăn việc làm cho người lao động sau thời gian dài phải cắt giảm việc làm.

Những con số ấn tượng này thể hiện niềm tin của cộng đồng kinh doanh đã trở lại sau hai năm đại dịch Covid-19 hoành hành, nhưng khó khăn vẫn còn rất nhiều ở phía trước. Đó là giá xăng, dầu cao và nguồn nguyên liệu đầu vào khan hiếm làm cho sản xuất bị gián đoạn. Lưu thông hàng hóa ở một số thị trường vẫn chưa thông suốt trở lại dẫn đến thiếu hụt thực phẩm, thuốc, phân bón, thiết bị y tế… trong chuỗi cung ứng toàn cầu, từ đó tác động lan truyền làm tăng chi phí sản xuất ở nhiều ngành, lĩnh vực.

Thu hút đầu tư vào nhiều ngành vẫn gặp khó khăn, tiến độ thi công một số công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước còn chậm. Hoạt động đào tạo nghề và tuyển dụng người lao động vào làm việc trong các doanh nghiệp còn gặp không ít khó khăn, nhất là lực lượng lao động có trình độ và tay nghề cao. Trong khi nhiều nội dung của Chương trình phục hồi phát triển kinh tế của Chính phủ đã được triển khai, đem lại tác dụng tích cực trong thực tiễn thì gói cho vay hỗ trợ lãi suất 2% từ ngân sách nhà nước cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã trong các ngành đến nay vẫn chậm đi vào cuộc sống.

Kinh tế Việt Nam có được mức tăng trưởng GDP vượt ngoài dự báo 7,7% trong quý II và tăng 6,42% sáu tháng đầu năm một phần nhờ sự đóng góp rất quan trọng của cộng đồng sản xuất, kinh doanh. Bởi doanh nghiệp được phục hồi đồng nghĩa với việc tăng thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước, giải quyết thêm nhiều công ăn việc làm, đem lại thu nhập cho người lao động và bảo đảm cuộc sống người dân, giảm gánh nặng cho chính sách an sinh xã hội.

Các doanh nghiệp Việt Nam đã chống chịu tốt và đang lấy lại năng lượng để bật lên sau đại dịch. Trong thời điểm quan trọng này, những chính sách hỗ trợ kịp thời và đủ lớn thông qua tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động, tăng khả năng tiếp cận vốn và thị trường sẽ là lực đẩy cho quá trình phục hồi của doanh nghiệp trở nên nhanh hơn, mạnh hơn, hiệu quả hơn. Đó cũng chính là điểm tựa cho quá trình phục hồi kinh tế.

Âu tàu - Điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi bám biển Âu tàu - Điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi bám biển
Các âu tàu tại huyện đảo Trường Sa không chỉ khẳng định chủ quyền vùng biển, đảo của Tổ Quốc mà còn là điểm tựa vững chắc cho ngư dân khi tàu cá cần trú bão, tiếp nước ngọt, sửa chữa máy móc.
Nhiều điểm "sáng - tối" đan xen bức tranh kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long Nhiều điểm "sáng - tối" đan xen bức tranh kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long
“Môi trường kinh doanh, chất lượng điều hành suy giảm so với các vùng kinh tế khác. Chỉ số đào tạo lao động, gia nhập thị trường, tính minh bạch khá yếu. Các nguồn vốn tín dụng, thu hút FDI còn thấp so với tiềm năng…”, theo Báo cáo kinh tế thường niên Đồng bằng sông Cửu Long năm 2022.

Theo Nhân dân

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/diem-tua-cho-phuc-hoi-kinh-te-173849.html

In bài viết