Người tiêu dùng Mỹ vẫn phải “vật lộn” vì giá cả tăng cao

15:29 | 14/08/2022

Dù tỷ lệ lạm phát tại Mỹ giảm nhưng nhiều người dân Mỹ vì phải vật lộn khi giá thành các sản phẩm tiêu dùng vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
ASEAN cam kết tăng cường bảo vệ người tiêu dùng ASEAN cam kết tăng cường bảo vệ người tiêu dùng
Đại diện Philippines cho rằng khủng hoảng kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra đòi hỏi các nước phải trao quyền hơn nữa cho người tiêu dùng và lập kế hoạch chung giải quyết các thách thức.
Cục Điều tra Liên bang Mỹ trao trả cổ vật và hiện vật văn hóa cho Việt Nam Cục Điều tra Liên bang Mỹ trao trả cổ vật và hiện vật văn hóa cho Việt Nam
Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ mới đây đã tiếp nhận một số hiện vật, cổ vật văn hoá từ từ Cục Điều tra Liên bang Mỹ Kỳ (FBI) với sự chứng kiến của đại diện Bộ Ngoại giao và Bộ An ninh nội địa của nước này.

Lạm phát tại Mỹ bắt đầu có dấu hiệu giảm khi ghi nhận tỷ lệ lạm phát đạt mức 8,5% trong tháng 7 thấp hơn so với dự báo ban đầu, nhờ đồng đô la tăng mạnh và chi phí nhiên liệu giảm. Tuy nhiên, nhiều người dân Mỹ vì phải vật lộn khi giá thành các sản phẩm tiêu dùng vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Tuy có dấu hiệu giảm nhiệt, song mức lạm phát của Mỹ vẫn ở mức cao nhất trong vòng 40 năm. Theo dữ liệu của Cục Thống kê Lao động Mỹ, trong 12 tháng qua, giá hàng tạp hóa đã tăng 13%, giá trứng đã tăng 38%, giá thành các loại thịt gà hay bò tăng từ 9,7 đến 17,6%. Do đó, mặc dù giá nhiên liệu giảm gần 20% trong tháng 7, song nhiều người tiêu dùng vẫn đang phải vật lộn cắt giảm nhiều loại chi phí để trang trải cho sinh hoạt.

nguoi tieu dung my van phai vat lon vi gia ca tang cao hinh anh 1
Các cửa hàng tạp hóa và nhà hàng tại Mỹ phải vật lộn để lấp đầy kệ hàng. (Ảnh: Getty Images)

Nhiều người dân sống tại New York chia sẻ:

“Thực phẩm chắc chắn đã tăng giá rất nhiều. Tôi vừa mua hàng tạp hóa và thường thì chỉ mất khoảng 130 đô la nhưng bây mất ít nhất là 200 USD. Và các sản phẩm chăm sóc cá nhân cũng vậy, hiện nay giá thành cũng rất đắt".

“Tôi nhận thấy rằng giá cả hàng hóa có tăng, nhưng không nhiều bằng các chi phí khác như tiền điện, những chi phí sinh hoạt. Vì vậy, gần đây các hóa đơn của tôi đã tăng lên nhiều hơn rất nhiều".

“Trứng, sữa, bánh mì. Giá thành tất cả đều tăng lên từ những thứ nhỏ nhất".

“Tôi chọn mua sắm trực tuyến ít hơn vì phải tiết kiệm chi tiêu. Vì vậy, tôi ít mua sắm trên Amazon, Best Buy hơn, cắt giảm hầu hết mọi thứ. Chỉ chi tiêu những gì tôi thực sự cầ”.

Hôm 10/8 vừa qua, Bộ Lao động Mỹ cho biết, chỉ số CPI trong tháng 7 tăng 8,5% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm nhẹ so với con số của tháng 6. Còn nếu loại trừ các mặt hàng thực phẩm và năng lượng chỉ số CPI lõi tăng 5,9%, cũng nhỏ hơn mức mà thị trường dự báo. Báo Financial Times nhận định, giá xăng dầu giảm 57 ngày liên tiếp là nguyên nhân chính khiến lạm phát giảm.

Giới chuyên gia cho rằng, dù lạm phát giảm, song “sóng gió” vẫn chưa qua đi đối với người tiêu dùng Mỹ. Do, lạm phát giảm ở đây chỉ là giảm nhờ giá xăng dầu, giá vé máy bay, giá mua ô tô cũ, còn giá thực phẩm và giá thuê nhà từ tháng trước tới nay vẫn như thế không thay đổi - đây là những hạng mục rất quan trọng với người dân Mỹ.

New Zealand đưa thực phẩm và đồ uống chất lượng cao đến với người tiêu dùng Việt Nam New Zealand đưa thực phẩm và đồ uống chất lượng cao đến với người tiêu dùng Việt Nam
65% người tiêu dùng Việt mang ít tiền mặt hơn trong ví 65% người tiêu dùng Việt mang ít tiền mặt hơn trong ví

Theo VOV

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/nguoi-tieu-dung-my-van-phai-vat-lon-vi-gia-ca-tang-cao-173824.html

In bài viết