Tờ Business Insider tôn vinh làng nghề giấy dó ở Bắc Ninh

15:02 | 08/08/2022

Mới đây trên tờ Business Insider (Mỹ), hai cây viết Nikita Grant và Amelia Kosciulek đã có bài viết tôn vinh làng nghề giấy dó ở Bắc Ninh - nghề thủ công đã tồn tại suốt 800 năm qua.
Về Bạc Liêu nghe điệu Hoài Lang Về Bạc Liêu nghe điệu Hoài Lang
Tối 25/7, tại sân khấu ngoài trời của Nhà hát Cao Văn Lầu (phường 1, thành phố Bạc Liêu), Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu phối hợp với tỉnh Hậu Giang tổ chức Chương trình “Thương lắm Miền Tây” kỳ 2 với chủ đề “Về Bạc Liêu nghe điệu Hoài Lang”.
Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là ngày 8/9 Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là ngày 8/9
Vừa qua, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã ký Quyết định số 930/QĐ-TTg ngày 3/8/2022 phê duyệt Đề án “Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2023 - 2030”. Đây là dịp nâng cao nhận thức của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài về vẻ đẹp, giá trị và đánh giá nhu cầu sử dụng tiếng Việt.

Theo đó, hai tác giả đã có dịp tới làng làm giấy dó ở làng Dương Ổ (phường Phong Khê, thành phố Bắc Ninh) để tìm hiểu lý do tại sao nghề thủ công này vẫn có thể tồn tại suốt 800 năm qua.

Tài liệu và nghiên cứu lịch sử cho thấy, nghề làm giấy dó ở Dương Ổ có thể đã xuất hiện từ thế kỷ thứ II sau Công nguyên (SCN). Một tờ giấy dó đúng tiêu chuẩn dai, bền phải trải qua gần 10 công đoạn. Tuân thủ đúng theo các công đoạn đó, giấy dó có thể lưu giữ cả trăm năm.

Nguyên liệu làm giấy dó là cây dó mọc trên rừng được khai thác chuyển về, bóc lấy vỏ phơi khô cho vào bể ngâm nước 48 giờ đồng hồ, sau đó ngâm với nước vôi đặc rồi cho vào thùng phi đun liên tục trong 24 giờ, đem vớt ra rửa sạch, giã nhuyễn tạo bột, kết hợp với chất nhầy từ nhựa cây mò tạo hỗn hợp kết dính. Sau đó là xeo giấy.

Các nghệ nhân trình diễn các công đoạn làm giấy dó (Ảnh minh họa).
Các nghệ nhân trình diễn các công đoạn làm giấy dó (Ảnh minh họa).

Bột giấy được múc vào liềm ở trong khuôn rồi dùng tay rung đều khi đủ độ dầy của tờ giấy mới thôi, đặt khuôn vào giá và cầm liềm đặt từng tờ giấy lên đống. Xeo giấy là khâu quan trọng của nghề làm giấy. Nó thể hiện bàn tay tài hoa của các nghệ nhân, quyết định chất lượng sản phẩm giấy.

Từ thế kỷ 13, giấy dó được sử dụng rộng rãi để ghi chép lịch sử, cũng như trong các môn nghệ thuật dân gian. Ngoài ra, người ta dùng những tờ giấy dó để làm sách hoặc tranh - một loại hình nghệ thuật dân gian phổ biến từng được sử dụng trang trí nhà trong ngày tết Nguyên Đán của người Việt.

Nhưng trước sự phát triển mạnh mẽ của thị trường giấy công nghiệp, nghề sản xuất giấy dó đang bị thu nhỏ lại. Nhu cầu giấy dó giảm dần kể từ khi các nhà máy được mở ra vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước. Đến năm 2020, khoảng 75% giấy được sản xuất tại nhà máy. Đến nay, tại làng Dương Ổ chỉ còn 3-4 hộ gia đình là còn duy trì nghề làm giấy dó truyền thống, hầu hết các hộ đều chuyển sang làm giấy tái sinh.

Tính dai, bền, hút ẩm tốt của giấy dó đã tạo nên sự độc đáo, giá trị khác biệt của loại giấy này so với các loại giấy khác. Do đó, nghề thủ công làm giấy dó Dương Ổ, Phong Khê vẫn duy trì và đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là điều kiện thuận lợi giúp địa phương giữ gìn một nét văn hoá đặc sắc của miền quê Kinh Bắc.

Hiện nay, có đa dạng các mẫu giấy dó nhưng chủ yếu là giấy khổ 30x40cm và 60x80cm. Giấy không chỉ xuất bán cho những nghệ nhân ở làng tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống, Viện Hán Nôm, trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội....mà còn xuất sang Pháp để làm tranh cổ động.

Hỗ trợ người Việt ở Ukraine về giấy tờ cư trú Hỗ trợ người Việt ở Ukraine về giấy tờ cư trú
Bảo tồn giá trị văn hóa làng nghề gắn với phát triển kinh tế du lịch Bảo tồn giá trị văn hóa làng nghề gắn với phát triển kinh tế du lịch

Hạnh Trần (t/h)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/to-business-insider-ton-vinh-lang-nghe-giay-do-o-bac-ninh-173502.html

In bài viết