Chiêm bái chốn thiêng Đền Bà Triệu

06:31 | 05/07/2022

Đền Bà Triệu tọa lạc tại làng Phú Điền, xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa). Đền mang nét kiến trúc cổ kính thu hút đông người dân về hành hương.
Tưng bừng kỷ niệm 1770 năm ngày mất của anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh và Lễ hội Bà TriệuTưng bừng kỷ niệm 1770 năm ngày mất của anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh và Lễ hội Bà Triệu
TĐO - Sáng ngày 7/4, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Bà Triệu (xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa) đã diễn ra lễ kỷ niệm 1770 năm ngày mất của anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh (22/2 năm Mậu Thìn 248– 22/2 năm Mậu Tuất 2018) và Lễ hội Bà Triệu. Lễ hội nhằm tôn vinh công lao của Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh, đồng thời giới thiệu, quảng bá những giá trị văn hóa, kiến trúc tiêu biểu, độc đáo của Di tích lịch sử đền Bà Triệu và những tiềm năng du lịch của tỉnh Thanh Hóa với bạn bè trong nước và quốc tế.
Những nữ tướng kiệt xuất trong lịch sử Việt NamNhững nữ tướng kiệt xuất trong lịch sử Việt Nam
Lịch sử Việt Nam từng xuất hiện nhiều Nữ tướng kiệt xuất khiến cho kẻ thù phải khiếp sợ. Trong đó, nổi bật như Hai Bà Trưng, Nữ tướng Lê Chân, Bà Triệu...
Chiêm bái chốn thiêng Đền Bà Triệu
Theo sử sách, Bà Triệu (sinh năm 226, mất năm 248) được Nhân dân gọi bằng nhiều tên khác nhau như: Triệu Ấu, Triệu Thị Trinh, Triệu Trinh Nương, Lệ Hải Bà Vương.
Chiêm bái chốn thiêng Đền Bà Triệu
Đền gồm các công trình: Nghi môn ngoại, hồ nước, bình phong, nghi môn trung, nghi môn nội, tả hữu mạc, điện thờ và các công trình phụ trợ…
Chiêm bái chốn thiêng Đền Bà Triệu
Đền nằm trên núi Gai, có lối kiến trúc truyền thống của vùng đồng bằng Bắc Trung bộ…
Chiêm bái chốn thiêng Đền Bà Triệu
Hằng năm từ ngày 21 đến 24 tháng 2 Âm lịch, lễ hội Bà Triệu được tổ chức với các hoạt động mang đậm nét văn hóa truyền thống như tế lễ, rước kiệu, tế nữ quan, lễ mộc dục, tế phụng nghinh…. Một số tiết mục văn nghệ dân gian được biểu diễn trong lễ hội có thể kể đến trò “Ngô -Triệu giao quân”, hát chầu văn, thi đấu vật, leo dây, thi thổi cơm, đánh cờ tướng…
Chiêm bái chốn thiêng Đền Bà Triệu
Đền thờ Bà Triệu còn lưu giữ được nhiều đại tự, câu đối, đạo sắc phong của các triều vua, nhiều thơ ca kim cổ và đồ thờ (Long ngai, giao kỳ, bài vị, tàn quạt, voi, ngựa, gươm giáo...). Trung đường Đền Bà Triệu được xây dựng theo kiến trúc gỗ 5 gian 2 tầng và có phần mái cong, nằm ngăn cách với khu vực tiền đường ở sân thượng.
Chiêm bái chốn thiêng Đền Bà Triệu
Đền Bà Triệu được trang trí nhiều họa tiết hoa lá, rồng hóa, vân mây, hình rồng đặc sắc…
Chiêm bái chốn thiêng Đền Bà Triệu
Không gian thờ tự Đền Bà Triệu có kiến trúc nghệ thuật …
Chiêm bái chốn thiêng Đền Bà Triệu
…hình rồng và hoa sen được chạm trổ tinh xảo.
Chiêm bái chốn thiêng Đền Bà Triệu
Những thanh kiếm được đặt tại trung đường thể hiện khí phách quật cường của Bà Triệu trong cuộc chiến chống lại quân xâm lược Ngô.
Chiêm bái chốn thiêng Đền Bà Triệu
Hậu đường Đền thờ Bà Triệu.
Chiêm bái chốn thiêng Đền Bà Triệu
Ban thờ Bà Triệu tại hậu đường.
Chiêm bái chốn thiêng Đền Bà Triệu
Với kiến trúc độc đáo, Đền Bà Triệu trở thành một trong những địa chỉ du lịch tâm linh thu hút đông đảo khách thập phương đến chiêm bái.
Chiêm bái chốn thiêng Đền Bà Triệu
Trải qua thời gian công trình ngày càng trở nên cổ kính.
Chiêm bái chốn thiêng Đền Bà Triệu
Hồ nước trước Đền Bà Triệu trong xanh, tạo cảm giác yên bình cho du khách khi ghé thăm.
Chiêm bái chốn thiêng Đền Bà Triệu
Ở phía đối diện là khu Lăng mộ Bà Triệu nằm trên núi Tùng, xã Triệu Lộc (Hậu Lộc), bao gồm phần mộ và tháp, là điểm để du khách thắp hương bày tỏ sự thành kính trước anh linh nữ Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh.
Chiêm bái chốn thiêng Đền Bà Triệu

Đến Thanh Hóa, du khách ghé thăm, chiêm bái chốn linh thiêng Đền Bà Triệu thắp nén tâm nhang cầu quốc thái dân an.

Thanh Hóa: đầu xuân trẩy hội Đền Nưa Thanh Hóa: đầu xuân trẩy hội Đền Nưa
Hằng năm, cứ đến ngày mùng 9 tháng Giêng, từng dòng người lại đổ về núi Nưa, thuộc thị trấn Nưa, Triệu Sơn, Thanh Hóa để khai hội Đền Nưa - Am Tiên và tham gia lễ mở “cổng trời”, xin lộc, cầu an.
Di tích lịch sử Đền Đô - Ngôi đền của các bậc Đế vương nhà Lý Di tích lịch sử Đền Đô - Ngôi đền của các bậc Đế vương nhà Lý
Bắc Ninh nổi tiếng là một vùng quê văn hiến, giàu truyền thống cách mạng. Nơi đây được xem là địa danh có mật độ di tích lịch sử dày đặc với hơn 1.259 di tích. Đáng chú ý, trong các di tích này, nổi bật phải nhắc tới Đền Đô, ngôi đền thờ 8 vị vua nhà Lý.

Theo: baothanhhoa.vn

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/chiem-bai-chon-thieng-den-ba-trieu-171503.html

In bài viết