Cá tra Việt Nam đứng đầu về lượng tiêu thụ tại Bắc Âu

15:35 | 22/06/2022

Tại thị trường Bắc Âu, cá tra Việt Nam được đánh giá rất cao và hiện được tiêu thụ nhiều nhất ở khu vực này.
Mở rộng độ tuổi tuyển chọn thực tập sinh sang Nhật Bản Mở rộng độ tuổi tuyển chọn thực tập sinh sang Nhật Bản
Giá lương thực tăng cao do xung đột Nga - Ukraine Giá lương thực tăng cao do xung đột Nga - Ukraine

Cá tra Việt Nam được đặc biệt ưa chuộng

Số liệu thống kê của Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển, kiêm nhiệm Đan Mạch, Na Uy, Iceland và Latvia cho thấy, 3 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 2,4 tỷ USD, tăng 40% so năm 2021.

Tại thị trường EU, sau 2 năm liên tiếp xuất khẩu giảm sút, 2 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cá tra sang EU đạt 28 triệu USD, tăng gần 76%, tôm xuất khẩu đạt 159 triệu USD, tăng 66% so cùng kỳ năm 2021. Trong số đó, xuất khẩu đơn lẻ sang 3 thị trường chính là Hà Lan, Đức, Bỉ tăng lần lượt là 77%, 59% và 82%.

Riêng với thị trường Bắc Âu, cá tra Việt Nam được đánh giá rất cao. Tại châu Âu, Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển cho biết, cá tra Việt Nam được tiêu thụ nhiều nhất tại thị trường Bắc Âu.

Cá tra Việt Nam đứng đầu về lượng tiêu thụ tại Bắc Âu
Cá tra Việt Nam được tiêu thụ nhiều nhất tại thị trường Bắc Âu - Ảnh minh họa.

Phần lớn cá tra được nhập khẩu vào thị trường châu Âu nói chung và Bắc Âu nói riêng dưới dạng philê đông lạnh. Các nhà nhập khẩu chuyên biệt sẽ nhập khẩu các sản phẩm cá tra bằng tàu container (đối với các sản phẩm đông lạnh). Họ sẽ bán cá tra trực tiếp cho các phân khúc thị trường có liên quan hoặc phân khúc gia tăng giá trị đầu tiên cho sản phẩm cá tra trước khi đưa sản phẩm ra thị trường. Các phân khúc thị trường cuối cùng của châu Âu có liên quan nhất đối với cá tra là dịch vụ bán lẻ và thực phẩm ở Bắc Âu thông qua các nhà nhập khẩu và bán buôn.

“Hương vị trung tính của sản phẩm làm cho nó trở nên lý tưởng để kết hợp với các món ăn khác nhau. Tại thị trường cuối cùng, cá tra được bán dưới nhiều dạng sản phẩm khác nhau. Hầu hết các sản phẩm là philê đông lạnh, nhưng có một phân khúc quan trọng là các sản phẩm rã đông và giá trị gia tăng” – Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển nhấn mạnh.

Đa dạng hình thức phân phối để tiếp cận người tiêu dùng Bắc Âu

Theo Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển thông tin, hiện nay có khá nhiều kênh phân phối cá tra đến thị trường cuối cùng, nhưng kênh quan trọng nhất là cung cấp cho các doanh nghiệp bán buôn và bán lẻ. Đôi khi, các đại lý địa phương cũng đóng một vai trò quan trọng trong thương mại cá tra.

Ở phân khúc thị trường bán lẻ, Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển chỉ rõ, trọng tâm đối với cá tra tập trung vào các siêu thị ở Bắc Âu, nơi người mua yêu thích sự tiện lợi, cấu trúc và hương vị trung tính của các sản phẩm cá tra. Các siêu thị Bắc Âu được định hướng phát triển bền vững và ưa chuộng cá tra được chứng nhận ASC.

Các siêu thị lớn hơn ở Bắc Âu có nhiều loại sản phẩm cá tra trên kệ hàng của họ. Các siêu thị này mua sản phẩm từ các nhà nhập khẩu, bán buôn, và chế biến ở châu Âu, tùy thuộc vào quy cách và khối lượng sản phẩm.

Ngày càng có nhiều thị trường cho các sản phẩm cá tra đã rã đông và/hoặc tẩm ướp. Đối với hình thức bán buôn, có hai loại doanh nghiệp bán buôn. Đầu tiên, là doanh nghiệp bán buôn tổng hợp. Các doanh nghiệp này nhập khẩu nhiều mặt hàng cung cấp cho các nhà bếp hay siêu thị. Cá tra chỉ có một số lượng tương đối hạn chế trong tổng nhập khẩu của các doanh nghiệp này.

Các doanh nghiệp bán buôn chuyên biệt là những doanh nghiệp chỉ bán hải sản (đôi khi kết hợp với thịt). Nói chung, họ có một phạm vi sản phẩm rộng hơn và độc quyền hơn.

Nếu nhà bán buôn có nhiều khách hàng và cần khối lượng đủ lớn, họ có thể hướng đến nguồn hàng trực tiếp từ doanh nghiệp xuất khẩu. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp bán buôn mua hàng qua doanh nghiệp nhập khẩu. Các doanh nghiệp nhập khẩu thường có kinh nghiệm hơn trong việc tìm nguồn cung ứng các sản phẩm cá tra và chuyên nhập khẩu các loại cá nuôi này vào châu Âu.

Doanh nghiệp xuất khẩu cũng có thể tiếp cận với các đại lý địa phương. Các đại lý địa phương đóng một vai trò quan trọng trong việc buôn bán cá tra. Mặc dù người mua sẽ thường xuyên đến thăm các nhà cung cấp tiềm năng, nhưng họ cần một người ở đó có thể đảm bảo rằng các yêu cầu chất lượng được đáp ứng, các nhà cung cấp tốt nhất được lựa chọn, và mức giá tốt nhất được đảm bảo. Mặc dù một số nhà nhập khẩu có xu hướng muốn kinh doanh trực tiếp hơn, nhưng việc kiểm soát chất lượng thường được thuê ngoài.

Tăng cường kết nối kinh doanh, thúc đẩy xuất khẩu sang Nhật Bản Tăng cường kết nối kinh doanh, thúc đẩy xuất khẩu sang Nhật Bản
Ngày 23-24/6 Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản và Trung tâm ASEAN - Nhật Bản (AJC) phối hợp tổ chức Hội nghị giao thương trực tuyến.
Thực tập sinh Việt Nam tại Nhật được hỗ trợ khởi nghiệp khi về nước Thực tập sinh Việt Nam tại Nhật được hỗ trợ khởi nghiệp khi về nước
Thực tập sinh hoàn thành Chương trình thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản về nước đúng thời hạn sẽ được hỗ trợ từ 100-180 triệu đồng để phát triển sự nghiệp tại Việt Nam.

Đông Phong

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/ca-tra-viet-nam-dung-dau-ve-luong-tieu-thu-tai-bac-au-170776.html

In bài viết