Trung Quốc tuyên bố hoàn tất cuộc thử nghiệm trạm nghiên cứu robot trên thềm Biển Đông

14:21 | 08/06/2022

Đài CCTV ngày 7/6 đưa tin Trung Quốc vừa hoàn tất cuộc thử nghiệm trạm nghiên cứu robot trên thềm Biển Đông trong một sứ mệnh bắt đầu hồi tháng trước.
Australia tố cáo máy bay Trung Quốc có hành động đe dọa trên Biển Đông Australia tố cáo máy bay Trung Quốc có hành động đe dọa trên Biển Đông
Ngày 5/6, Bộ Quốc phòng Australia tố cáo một máy bay Trung Quốc đã có hành động can thiệp hung hăng, đe doạ an toàn của các phi công trên chiếc máy bay trinh sát của Australia khi họ đang hoạt động ở khu vực gần Biển Đông.
Mỹ phản đối Trung Quốc cấm đánh bắt cá trên Biển Đông Mỹ phản đối Trung Quốc cấm đánh bắt cá trên Biển Đông
Ngày 2/6, Bộ Ngoại giao Mỹ ra thông báo phản đối lệnh cấm đánh bắt cá theo mùa do Trung Quốc đơn phương áp đặt ở Biển Đông.

Sứ mệnh trên được các chuyên gia trên tàu nghiên cứu khoa học Thám Sách-2 triển khai. Con tàu đã quay về cảng ở Hải Nam hôm 6/6.

Cuộc thử nghiệm bao gồm kết nối phòng thí nghiệm tại chỗ trên thềm biển với trạm chủ trên tàu nghiên cứu, đồng thời phân tích hoạt động của tàu lượn biển sâu được tàu nghiên cứu chở theo cũng như phao neo ảo phục vụ cho việc liên lạc.

Chuyên gia Chen Jun của Viện Khoa học và Kỹ thuật Biển sâu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc cho biết cuộc thử nghiệm tập trung vào việc kiểm tra các chức năng chính của trạm nghiên cứu trong lòng biển, xác nhận năng lực kiểm soát hệ thống, quản lý năng lượng và hệ thống liên lạc.

Trung Quốc tuyên bố hoàn tất cuộc thử nghiệm trạm nghiên cứu robot trên thềm Biển Đông

Tàu Thám-Sách 2. Ảnh: CCTV

Phòng thí nghiệm tại chỗ được kết nối với trạm chủ trên tàu Thám Sách-2, với sự hỗ trợ của tàu lặn có người lái trên thềm biển tại địa điểm không được tiết lộ trong lòng Biển Đông.

Trạm cung cấp năng lượng và kết nối liên lạc với phòng thí nghiệm. Cả hệ thống hoạt động ổn định suốt 7 ngày ở độ sâu hơn 1.400 m.

Thám Sách-2 là tàu đầu tiên của Trung Quốc có thể chở theo tàu lặn có người lái với năng lực lặn sâu hơn 10.000 m. Tàu đạt vận tốc tối đa 14,2 hải lý/giờ, tầm hoạt động 15.000 hải lý.

Đầu tháng 5, các nhà nghiên cứu thử nghiệm thiết bị dưới nước và năng lực hoạt động đường dài của con tàu.

Trong một diễn biến khác, một số báo cáo cảnh báo rằng tàu dân binh Trung Quốc được huấn luyện, nhận nguồn trợ cấp lớn để phục vụ ý đồ của Bắc Kinh kiểm soát Biển Đông.

Cuối tháng 5, Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS, Mỹ) đăng bài nghiên cứu đã nêu vụ tàu hải cảnh và tàu dân binh Trung Quốc cản trở tàu Philippines M/V DA BFAR thực hiện nghiên cứu ở Biển Đông.

Theo đó, khi đang tiếp cận bãi Cỏ Mây vào ngày 21/4, tàu M/V DA BFAR bị một tàu hải cảnh bám theo chỉ cách xa khoảng 100 m. Cùng lúc, một tàu hải cảnh khác và 2 tàu dân binh tiến dần từ phía bắc. Với sức ép như thế, tàu DA BFAR buộc phải quay đầu và rút khỏi khu vực.

Trung Quốc đã Trung Quốc đã "hoàn tất quân sự hóa" ở ít nhất ba thực thể trên Biển Đông?
Đô đốc John Aquilino, chỉ huy Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ, ngày 22/3 chia sẻ với hãng tin AP rằng Trung Quốc đã "hoàn tất quân sự hóa" ở ít nhất ba thực thể trên Biển Đông, gồm đá Vành Khăn, đá Subi và đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Mỹ, Nhật Bản và Úc tiến hành cuộc tập trận đa quốc gia trên Biển Đông Mỹ, Nhật Bản và Úc tiến hành cuộc tập trận đa quốc gia trên Biển Đông
Tàu khu trục tên lửa lớp Arleigh Burke USS Momsen cùng tàu của Lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản và Hải quân Hoàng gia Úc vừa tiến hành cuộc tập trận đa quốc gia trên Biển Đông kết thúc vào ngày 15/3.

Vĩnh Bảo (t/h)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/trung-quoc-tuyen-bo-hoan-tat-cuoc-thu-nghiem-tram-nghien-cuu-robot-tren-them-bien-dong-169909.html

In bài viết