Hơn 15.000 phụ nữ Lào Cai và Sơn La được tăng thu nhập nhờ một dự án

07:45 | 28/05/2022

Sau hơn 4 năm thực hiện dự án tại hai tỉnh Lào Cai và Sơn La, đã có 15.257 phụ nữ được tăng thu nhập, 86% số chị em phụ nữ tham gia dự án tự tin về năng lực kỹ thuật trong sản xuất và cung cấp dịch vụ du lịch...
Tăng cường cơ hội cho lao động nữ dân tộc thiểu số Tăng cường cơ hội cho lao động nữ dân tộc thiểu số
Sơn La: kết quả tích cực từ Dự án giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu Sơn La: kết quả tích cực từ Dự án giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu

Đây là kết quả được đưa ra tại Hội nghị quốc gia và Lễ tổng kết GREAT giai đoạn 1 do Dự án GREAT tổ chức ngày 27/5 với chủ đề "Kết nối phụ nữ với thị trường - Nhân rộng mô hình thành công từ cấp tỉnh lên cấp quốc gia".

Robyn Mudie, Đại sứ Australia tại Việt Nam đã phát biểu khai mạc Hội thảo Quốc gia và Lễ Tổng kết dự án với chủ đề: Kết nối phụ nữ với thị trường - Nhân rộng mô hình thành công từ cấp tỉnh lên cấp quốc gia của dự án GREAT
Đại sứ Australia tại Việt Nam Robyn Mudie phát biểu tại Hội thảo quốc gia và Lễ Tổng kết dự án GREAT. Ảnh: Aus4Equality GREAT

Phát biểu khai mạc tại hội nghị, ông Hoàng Quốc Khánh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo dự án GREAT tỉnh Lào Cai cho biết: Dự án GREAT đã được thực hiện thông qua hơn 70 tiểu dự án được ký kết với các đối tác thuộc các thành phần khác nhau như: khu vực kinh tế Nhà nước, tư nhân, các tổ chức NGO và doanh nghiệp FDI... Kết quả sau hơn 4 năm thực hiện các hoạt động can thiệp của dự án tại hai tỉnh, đã có 15.257 phụ nữ được tăng thu nhập, 86% số chị em phụ nữ tham gia dự án tự tin về năng lực kỹ thuật trong sản xuất và cung cấp dịch vụ du lịch, 97% số chị em phụ nữ chia sẻ là họ tham gia vào những quyết lớn trong gia đình, chiếm vai trò quan trọng đặc biệt là trong lĩnh vực tiếp cận ra quyết định tài chính, lãnh đạo, tham gia tổ nhóm sản xuất, kinh doanh.

Bà Robyn Mudie, Đại sứ Australia tại Việt Nam đã tổng hợp về những kết quả tích cực mà dự án đã đạt được liên quan đến bình đẳng giới và phát triển thị trường du lịch và nông nghiệp bao trùm tại Lào Cai và Sơn La.

Đại sứ Mudie khẳng định mối quan hệ hợp tác chặt chẽ và gắn bó với các đối tác đã đảm bảo cho sự thành công của dự án GREAT, đồng thời nhấn mạnh rằng mặc dù đã đạt được những thành công nhưng vẫn còn rất nhiều việc quan trọng cần làm để tiếp tục đảm bảo phụ nữ, bao gồm phụ nữ dân tộc thiểu số tiếp cận các cơ hội kinh tế và tham gia đầy đủ vào thị trường.

Tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận về các bằng chứng và bài học kinh nghiệm từ dự án có thể giúp cung cấp thông tin cho việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia của Việt Nam, đồng thời lắng nghe các nữ doanh nhân thành đạt đến từ các tỉnh Lào Cai và Sơn La chia sẻ kinh nghiệm khi hợp tác với GREAT trong lĩnh vực nông nghiệp và du lịch.

Tại đây, các nữ lãnh đạo cũng đưa ra những gợi ý về cách chính quyền địa phương và doanh nghiệp có thể hỗ trợ tốt hơn cho phụ nữ, bao gồm cả những người dân tộc thiểu số, để họ không chỉ có thể tiếp cận các cơ hội kinh tế mà còn phát triển trong công việc và kinh doanh.

Dự án “Thúc đẩy Bình đẳng giới thông qua Nâng cao Hiệu quả Kinh tế Sản xuất Nông nghiệp và Phát triển Du lịch tại hai tỉnh Lào Cai và Sơn La” (GREAT) là một dự án được tài trợ với tổng kinh phí 33,7 triệu đô la Úc (tương đương khoảng 600 tỷ đồng Việt Nam) nhằm thúc đẩy bình đẳng giới và nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số, tập trung vào các tỉnh có nhiều nhóm dân tộc thiểu số sinh sống là Sơn La và Lào Cai ở khu vực Tây Bắc của Việt Nam.

Dự án do Chính phủ Australia tài trợ và được phối hợp triển khai với Chính phủ Việt Nam. Dự án được thực hiện trong 4 năm (2017-2021), hợp tác với doanh nghiệp, các cơ quan Nhà nước và các tổ chức phi chính phủ để tạo cơ hội cho phụ nữ trong ngành nông nghiệp và du lịch.

Dự án GREAT đã kết thúc giai đoạn 1 (2017-2021) và hiện đang bước sang giai đoạn thứ hai từ năm 2022-2027. Trong giai đoạn 2 của dự án, mục tiêu của GREAT vẫn tập trung vào cải thiện địa vị kinh tế-xã hội và tăng khả năng phục hồi sau khủng hoảng vì dịch COVID-19 của phụ nữ sống ở Tây Bắc.

Dự án sẽ tiếp tục tập trung xác định các lĩnh vực cụ thể trong nông nghiệp và du lịch để tạo cơ hội trao quyền kinh tế cho phụ nữ. Đặc biệt, dự án sẽ hỗ trợ nhân rộng các kinh nghiệm và cách làm hay của Lào Cai và Sơn La vào các chương trình khác ở cấp quốc gia và cấp tỉnh trong giai đoạn tiếp theo.

"Tiếp sức” phụ nữ nghèo biên cương
Dấu ấn hành trình thúc đẩy trao quyền năng kinh tế cho phụ nữ Việt Nam Dấu ấn hành trình thúc đẩy trao quyền năng kinh tế cho phụ nữ Việt Nam

Minh Thái

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/hon-15000-phu-nu-lao-cai-va-son-la-duoc-tang-thu-nhap-nho-mot-du-an-169259.html

In bài viết