Giá vàng trong nước tuần qua ghi nhận nhiều kỷ lục chưa từng có

11:27 | 13/03/2022

Tuần qua, giá vàng trong nước đã tăng lên mức kỷ lục chưa từng có, nhưng do đã giảm mạnh trong những phiên cuối tuần. Trong khi đó, vàng thế giới cũng đã giảm giá do lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ gia tăng trước số liệu về tỷ lệ lạm phát.
Ngày 12/3: giá vàng trong nước và thế giới biến động nhẹ, chờ tín hiệu mới Ngày 12/3: giá vàng trong nước và thế giới biến động nhẹ, chờ tín hiệu mới
Ngày 11/3: giá vàng trong nước có dấu hiệu lấy lại đà tăng Ngày 11/3: giá vàng trong nước có dấu hiệu lấy lại đà tăng

Giá vàng trong nước

Tiếp nối tuần giao dịch rực rỡ trước đó, tuần qua cũng là một khoảng thời gian thực sự sôi động của thị trường trong nước. Khi giá vàng thế giới lập đỉnh cao mới 10 năm, thị trường trong nước cũng ghi nhận đỉnh mới của thị trường tại 74,14 triệu đồng.

Đáng lưu ý là giao dịch trên thị trường tăng mạnh trong các ngày này với lượng người mua - bán gấp đôi thậm chí gấp 3-4 lần ngày thường. Lượng người đi bán là chủ yếu khi người dân nhận thấy giá vàng đã lên mức rất cao và khoản đầu tư đã có lãi.

Vàng SJC tăng giá nhanh chóng cũng khiến khoảng cách với giá vàng thế giới quy đổi lên gần 18 triệu đồng/lượng. Đây là mức kỷ lục được ghi nhận.

Khoảng cách giữa các thương hiệu lớn – nhỏ trong nước cũng có lúc lên hơn 15 triệu đồng, một điều hết sức bất thường mà trước nay chưa từng xảy ra.

Đồng thời, khoảng cách giữa giá mua vào và bán ra trong cùng một thương hiệu cũng lần đầu tiên được nới lên hơn 3 triệu.

Nhìn chung, thị trường vàng trong nước tuần đã ghi nhận nhiều kỷ lục mới. Tuy nhiên, sau khi giá vàng thế giới quay đầu, giá vàng trong nước cũng lao dốc mới tốc độ nhanh hơn đà giảm của thị trường thế giới do trước đó đã bị đẩy lên quá “nóng”.

Giá vàng trong nước tuần qua ghi nhận nhiều kỷ lục - Ảnh minh họa.
Giá vàng trong nước tuần qua ghi nhận nhiều kỷ lục - Ảnh minh họa.

Chốt phiên cuối tuần, giá vàng SJC tại Công ty SJC niêm yết cho thị trường TP.HCM là về 68,00-69,80 triệu đồng/lượng sau khi giảm mạnh phiên cuối tuần và mất mốc 70 triệu.

Giá vàng Doji tại thị trường Hà Nội cũng chốt tuần dưới 70 triệu sau khi giảm mạnh gần 1 triệu phiên cuối tuần còn 67,20-69,30 triệu đồng/lượng.

Tính chung cả tuần, giá vàng SJC tăng 500.000 đồng, vàng Doji tăng 300.000 đồng;… Mức tăng này của các thương hiệu nhỏ hơn rất nhiều so với tuần trước.

Giá vàng thế giới

Giá vàng giao ngay chốt phiên tại Mỹ tăng 5,9 USD/ounce lên 1.997,2 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 4/2022 trên sàn Comex New York tăng 12,2 USD lên 2.000,4 USD/ounce.

Các chỉ số cho thấy, giá vàng thế giới đã biến động mạnh sau cú tăng vọt trong phiên đầu tuần sau khi quốc hội Mỹ tính cấm nhập khẩu dầu khí từ Nga và Moscow cũng có phương án khiến châu Âu giá lạnh.

Tuần qua, vàng thế giới tăng giá mạnh hiếm có khi mà giới đầu tư phản ứng mạnh với tin xấu từ cuộc chiến Nga-Ukraine. Theo đó, Quốc hội Mỹ đang bàn thảo một dự luật cấm nhập khẩu dầu và khí đốt từ Nga và Nga có thể gián đoạn nguồn cung dầu lửa khí đốt sang EU và Thổ Nhĩ Kỳ.

Trên Reuters, đại diện Saxo Bank cho rằng, căng thẳng không chỉ tác động đến nhu cầu mua trú ẩn, mà quan trọng hơn, nó còn ảnh hưởng đến lạm phát, tăng trưởng và dự báo nâng lãi suất của các ngân hàng trung ương.

Các nhà đầu tư hiện kỳ vọng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ nâng mục tiêu lãi suất lên mức từ 1,75% đến 2% vào cuối năm nay, cao hơn 0,25 điểm phần trăm so với dự kiến của họ vào tuần trước.

Thị trường đang chờ đợi quyết định từ kỳ họp chính sách tiền tệ của FED trong tuần tới, và nhiều khả năng Mỹ sẽ tăng lãi suất từ tháng 3. Đây được coi là động thái duy trì quan điểm trung hòa chính sách tiền tệ nới lỏng.

Mặc dù mặt hàng kim loại quý đang chịu một số áp lực bán kỹ thuật, nhiều nhà phân tích lưu ý rằng lạm phát gia tăng có thể sẽ tiếp tục hỗ trợ cho mặt hàng này và giá có thể quay đầu tăng trở lại.

Các nhà phân tích hàng hóa tại ngân hàng Commerzbank lưu ý rằng lãi suất thực tế kỳ hạn 10 năm trở lại dưới ngưỡng -1%.

Theo OANDA, chưa có dấu hiệu nào cho thấy giao tranh ở Ukraina sẽ giảm leo thang và thế giới đối mặt với suy giảm tăng trưởng. Điều đó sẽ kích thích dòng tiền chảy vào tài sản an toàn hơn nữa, trong đó có kim loại quý.

Gần đây, Ngân hàng Goldman Sachs đã nâng mức kỳ vọng về giá vàng thế giới sẽ lên 2.150 USD/ounce. Chiến sự ở Ukraina sẽ gây ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu khi giá năng lượng cao hơn và vàng được xem là hàng rào chống lại các lệnh trừng phạt của Nga.

Ngày 10/3: giá vàng trong nước và thế giới đồng loạt giảm mạnh Ngày 10/3: giá vàng trong nước và thế giới đồng loạt giảm mạnh
Sáng 10/3, giá vàng trong nước được các thương hiệu lớn đồng loạt điều chỉnh giảm mạnh, bốc hơi 4-5 triệu đồng/lượng trong một thời gian ngắn. Cùng thời điểm, giá vàng thế giới cũng 'đi xuống' sau khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy có thể thay đổi quan điểm về nỗ lực gia nhập NATO của Ukraine.
Ngày 9/3: giá vàng trong nước ‘đứt gãy’ đà tăng, vàng thế giới lên đỉnh lịch sử Ngày 9/3: giá vàng trong nước ‘đứt gãy’ đà tăng, vàng thế giới lên đỉnh lịch sử
Sáng 9/3, giá vàng trong nước bị "gãy" nhịp đà tăng sau cú giảm bất ngờ. Trong khi đó, giá vàng thế giới đã tăng mạnh trong bối cảnh nước Mỹ sắp cấm hoàn toàn nhập khẩu năng lượng từ Nga bất chấp việc các đồng minh châu Âu sẽ không cùng tham gia.

Đông Phong

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/gia-vang-trong-nuoc-tuan-qua-ghi-nhan-nhieu-ky-luc-chua-tung-co-164550.html

In bài viết