Những đối tượng nào không được dùng thuốc Molnupiravir chữa trị COVID-19?

08:46 | 21/02/2022

Thuốc Molnupiravir là một trong những loại thuốc kháng virus được Bộ Y tế đưa vào phác đồ điều trị COVID-19 ở Việt Nam. Loại thuốc này được sử dụng trong Chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát cho các trường hợp mắc COVID-19 thể nhẹ, diện cấp phát và không bán trên thị trường.
Bắt giữ 2 đối tượng trồng cây thuốc phiện trên diện tích hơn 500m2 tại Điện Biên Bắt giữ 2 đối tượng trồng cây thuốc phiện trên diện tích hơn 500m2 tại Điện Biên
Đồn Biên phòng Na Cô Sa, BĐBP Điện Biên phối hợp với các lực lượng chức năng vừa phát hiện, bắt quả tang 2 đối tượng đang có hành vi trồng cây thuốc phiện, đồng thời tiến hành phá nhổ trên 500m2 diện tích trồng cây thuốc phiện trái phép.
Gần 100% bệnh nhân dùng Molnupiravir có tải lượng virus thấp Gần 100% bệnh nhân dùng Molnupiravir có tải lượng virus thấp
Ngày 17/2, Cục trưởng Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã ký quyết định cấp phép lưu hành 3 loại thuốc chứa Molnupiravir sản xuất trong nước cho điều trị bệnh nhân COVID-19. Trước đó, kết quả thử nghiệm Molnupiravir cho thấy gần 100% bệnh nhân dùng thuốc có tải lượng virus thấp, tỷ lệ chuyển nặng rất ít và không có trường hợp tử vong nào.

Molnupiravir cùng với Favipiravir, Remdesivir là 3 loại thuốc kháng virus đã được Bộ Y tế đưa vào phác đồ điều trị COVID-19 ở Việt Nam. Molnupiravir được sử dụng để điều trị COVID-19 mức độ nhẹ đến trung bình ở người trưởng thành dương tính với xét nghiệm chẩn đoán SARS-CoV-2 và có ít nhất một yếu tố nguy cơ làm bệnh tiến triển nặng. Molnupiravir dùng trên bệnh nhân có thời gian khởi phát triệu chứng dưới 5 ngày; không được sử dụng quá 5 ngày liên tiếp và không được sử dụng để dự phòng sau hay trước phơi nhiễm để phòng COVID-19.

Những đối tượng nào không được dùng thuốc Molnupiravir chữa trị COVID-19?
Thuốc Molnupiravir được Bộ Y tế đưa vào phác đồ điều trị COVID-19

Theo Ths. Nguyễn Quốc Thái, Chuyên gia bệnh truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, thuốc Molnupiravir có cơ chế gây đột biến, làm gián đoạn sao chép RNA dẫn đến ức chế sự nhân lên của virus. Việc sử dụng Monulpiravia được quy định rất chặt chẽ, có nhiều đối tượng không được sử dụng hoặc sử dụng thận trọng loại thuốc này trong điều trị COVID-19.

Cụ thể, Molnupiravir không được khuyến cáo sử dụng trong thời kỳ mang thai. Phụ nữ có khả năng mang thai nên sử dụng biện pháp tránh thai hiệu quả trong thời gian điều trị và trong 4 ngày sau liều Molnupiravir cuối cùng. Dựa trên khả năng xảy ra các phản ứng có hại cho trẻ sơ sinh từ Molnupiravir, không khuyến cáo cho con bú trong thời gian điều trị và trong 4 ngày sau liều Molnupiravir cuối cùng.

Đối với trẻ em và thanh thiếu niên, Molnupiravir không được phép sử dụng cho bệnh nhân dưới 18 tuổi vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương và sụn.

Đối với nam giới, Molnupiravir có thể ảnh hưởng đến tinh trùng, mặc dù rủi ro được coi là thấp. Vì vậy, nam giới hoạt động tình dục với phụ nữ có khả năng sinh đẻ nên sử dụng một phương pháp tránh thai tin cậy trong thời gian điều trị và ít nhất 3 tháng sau liều Molnupiravir cuối cùng.

Ngoài ra, người bị suy gan, suy thận có thể uống Monulpiravir, nhưng cần dùng một cách thận trọng. Bên cạnh đó, các tác dụng phụ thường gặp của Molnupiravir là tiêu chảy, buồn nôn, chóng mặt, tăng men gan...

Để đảm bảo an toàn, hiệu quả, chỉ sử dụng thuốc Molnupiravir điều trị COVID-19 khi có đơn của bác sĩ theo đúng chỉ định, các giới hạn sử dụng và các cảnh báo, thận trọng của thuốc. Không tự ý mua, sử dụng thuốc Molnupiravir trôi nổi, không rõ nguồn gốc, xuất xứ trên thị trường. Trong quá trình sử dụng thuốc Molnupiravir, nếu gặp phải bất kỳ phản ứng có hại nào của thuốc, cần thông báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn và xử trí kịp thời.

Gần 100% bệnh nhân dùng Molnupiravir có tải lượng virus thấp Gần 100% bệnh nhân dùng Molnupiravir có tải lượng virus thấp
Ngày 17/2, Cục trưởng Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã ký quyết định cấp phép lưu hành 3 loại thuốc chứa Molnupiravir sản xuất trong nước cho điều trị bệnh nhân COVID-19. Trước đó, kết quả thử nghiệm Molnupiravir cho thấy gần 100% bệnh nhân dùng thuốc có tải lượng virus thấp, tỷ lệ chuyển nặng rất ít và không có trường hợp tử vong nào.
Tăng cường khả năng phục hồi kinh tế của nữ công nhân may trong COVID - 19 Tăng cường khả năng phục hồi kinh tế của nữ công nhân may trong COVID - 19
Tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam vừa có chuyến thăm và gặp gỡ các nữ công nhân được hỗ trợ bởi dự án Dự án “Tăng cường khả năng phục hồi kinh tế của nữ công nhân may trong COVID -19 - Giai đoạn 2”.
Không nên tham gia, sử dụng những sản phẩm, ứng dụng Không nên tham gia, sử dụng những sản phẩm, ứng dụng "truyền miệng" để chữa bệnh
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) cho biết, thời gian qua đã ghi nhận các thông tin tài liệu trên mạng internet về việc một số tổ chức, cá nhân tổ chức mời gọi người dân sử dụng một ứng dụng điện tử có tên Limbic Arc hay InfoBoosts.

Chi Dân

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/nhung-doi-tuong-nao-khong-duoc-dung-thuoc-molnupiravir-chua-tri-covid-19-163468.html

In bài viết