Hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng trong tình hình mới

10:00 | 03/02/2022

Trước sự bùng phát và diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã kịp thời chỉ đạo các cơ quan chức năng chủ động điều chỉnh kế hoạch đối ngoại; đổi mới, linh hoạt phương thức triển khai; nhanh chóng đề xuất nhiều nội dung, sáng kiến hợp tác phù hợp tình hình mới, đẩy mạnh ngoại giao vắc-xin, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ của quân đội là một trong những lực lượng nòng cốt phòng, chống dịch Covid-19.
Đối ngoại nhân dân năm 2022: Tiên phong và đổi mới Đối ngoại nhân dân năm 2022: Tiên phong và đổi mới
Nhiệm vụ lớn nhất của hệ thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) năm 2022 là tổ chức triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về công tác đối ngoại. Với tinh thần: đối ngoại tiên phong; thực hiện nhiệm vụ chính trị gắn liền với phát triển thì toàn hệ thống VUFO cần đổi mới căn bản, sâu sắc về nhận thức, tư duy cũng như phương thức hoạt động.
Góp phần tăng cường quá trình hội nhập và hợp tác quốc tế của tỉnh An Giang Góp phần tăng cường quá trình hội nhập và hợp tác quốc tế của tỉnh An Giang
Sáng 21/1, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh An Giang (Liên hiệp An Giang) tổ chức Đại hội Đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Bí thư Đảng Đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) Nguyễn Phương Nga dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội thông qua hình thức trực tuyến.

Những năm qua, công tác hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng đã được Quân đội triển khai linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả. Giai đoạn mới, Quân đội tiếp tục đẩy mạnh hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng góp phần nâng cao vai trò, vị thế của Việt Nam, Quân đội nhân dân Việt Nam trên trường quốc tế trong tình hình mới. Phóng viên Báo Nhân Dân đã có cuộc phỏng vấn Thượng tướng HOÀNG XUÂN CHIẾN, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Quốc phòng về chủ đề này.

Hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng trong tình hình mới

Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến kiểm tra công tác chuẩn bị Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ nhất, tháng 11/2021.

PV: Đề nghị đồng chí cho biết những kết quả nổi bật của công tác hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng trong thời gian qua?

Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến: Những năm qua, thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, công tác hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng luôn được Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ, toàn diện, đạt được nhiều kết quả tích cực. Nổi bật là: Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã chủ động, tích cực tham mưu với Đảng, Nhà nước giải quyết các vấn đề chiến lược liên quan đến an ninh, quốc phòng, biên giới lãnh thổ của Tổ quốc; không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, góp phần quan trọng bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; góp phần củng cố hòa bình, ổn định ở khu vực.

Về quan hệ song phương, ta tiếp tục xử lý tốt quan hệ quốc phòng với các nước, đặc biệt là với các nước láng giềng, các nước lớn, tạo thế đan xen chiến lược, bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc. Đến nay, chúng ta đã thiết lập quan hệ hợp tác quốc phòng với hơn 100 nước và tổ chức quốc tế, trong đó có 5 nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và tất cả các nước lớn, với nhiều lĩnh vực, cơ chế hợp tác thực chất, hiệu quả như: trao đổi đoàn, đối thoại chính sách quốc phòng, đào tạo, hợp tác quân, binh chủng, công nghiệp quốc phòng, an ninh biển, quân y, cứu hộ-cứu nạn, khắc phục hậu quả chiến tranh, gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, đối ngoại biên giới… Thông qua thúc đẩy quan hệ hội nhập quốc tế, ta đã tranh thủ được nhiều hơn các nguồn lực từ bên ngoài để từng bước hiện đại hóa vũ khí, trang bị kỹ thuật, nâng cao trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu của Quân đội, góp phần nâng cao tiềm lực quốc phòng của đất nước.

Đặc biệt, trước sự bùng phát và diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã kịp thời chỉ đạo các cơ quan chức năng chủ động điều chỉnh kế hoạch đối ngoại; đổi mới, linh hoạt phương thức triển khai; nhanh chóng đề xuất nhiều nội dung, sáng kiến hợp tác phù hợp tình hình mới, đẩy mạnh ngoại giao vắc-xin, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ của quân đội là một trong những lực lượng nòng cốt phòng, chống dịch Covid-19.

Về đối ngoại đa phương, chúng ta luôn chủ động, tích cực tham gia có trách nhiệm vào các cơ chế, diễn đàn hợp tác quốc phòng đa phương khu vực, thế giới, với nhiều đề xuất, sáng kiến quan trọng. Năm 2020, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nhưng Bộ Quốc phòng đã đảm nhiệm rất thành công vai trò Chủ tịch ADMM, ADMM+ trong năm Việt Nam giữ vai trò Chủ tịch ASEAN. Sáng kiến Việt Nam đưa ra tại các hội nghị này đều nhận được sự đồng thuận, ủng hộ cao của các nước, góp phần tích cực nâng cao vị thế và vai trò của đất nước, Quân đội trong khu vực và quốc tế.

Về tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc (GGHB LHQ), đến nay, Việt Nam đã cử hơn 250 lượt cán bộ, nhân viên đến các phái bộ GGHB LHQ tại Nam Xu-đăng, Cộng hòa Trung Phi và Trụ sở Liên hợp quốc và hiện đang hoàn tất các công tác chuẩn bị để triển khai Đội Công binh tới Phái bộ UNISFA tại Xu-đăng với quân số 184 cán bộ. Tất cả các lực lượng của Việt Nam tại các Phái bộ GGHB LHQ đã và đang hoàn thành tốt nhiệm vụ, được Liên hợp quốc đánh giá cao. Qua đó, khẳng định trách nhiệm của Việt Nam trong việc thực hiện các nghĩa vụ của một quốc gia thành viên LHQ, tích cực đóng góp vào công cuộc gìn giữ và kiến tạo hòa bình thế giới.

PV: Để góp phần thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, công tác hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng thời gian tới cần tập trung vào những nội dung trọng tâm gì, thưa đồng chí?

Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến: Những năm tới, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, khó dự báo. Cạnh tranh chiến lược, xung đột cục bộ có thể diễn ra gay gắt hơn; chủ nghĩa dân túy, dân tộc cực đoan, thực dụng, cường quyền nước lớn trong quan hệ quốc tế gia tăng. Biển Đông vẫn tiềm ẩn nhiều bất trắc, khó lường. Các yếu tố an ninh phi truyền thống, nhất là an ninh mạng, khủng bố, thiên tai, dịch bệnh… vẫn tiếp diễn phức tạp, tác động đến việc triển khai thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh, trong đó có công tác hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng.

Trong bối cảnh đó, công tác hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng cần tiếp tục được triển khai đồng bộ, toàn diện theo đường lối đối ngoại của Đảng được xác định trong Nghị quyết số 22-NQ/TW của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế và Hội nghị đối ngoại toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Tiếp tục chủ động nghiên cứu, nắm chắc tình hình thế giới, khu vực, nhất là tình hình cạnh tranh chiến lược, tập hợp lực lượng của các nước lớn, tình hình Biển Đông, diễn biến của tình hình dịch Covid-19… để kịp thời tham mưu xử lý các vấn đề, bảo đảm tối cao lợi ích quốc gia, dân tộc, không để bị động, bất ngờ.

Chú trọng hợp tác quốc phòng song phương với các nước, đưa khuôn khổ quan hệ đã xác lập vào thực chất, đạt hiệu quả thiết thực, phù hợp với lợi ích của cả ta và đối tác, tập trung hợp tác trong các lĩnh vực: đào tạo, hợp tác quân binh chủng, hợp tác kỹ thuật quân sự, công nghiệp quốc phòng, an ninh biển, nghiên cứu chiến lược, khắc phục hậu quả chiến tranh, hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa, quân y, gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc…

Tiếp tục nâng tầm đối ngoại quốc phòng đa phương, chủ động đưa ra sáng kiến và tích cực tham gia đầy đủ, hiệu quả các cơ chế, diễn đàn an ninh khu vực và quốc tế, nhất là cơ chế hợp tác quốc phòng trong khuôn khổ ASEAN; tiếp tục đẩy mạnh tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc theo Nghị quyết số 130/2020/QH14 của Quốc hội theo hướng mở rộng lĩnh vực, địa bàn, quy mô và Chỉ thị số 25-CT/TW của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương trong tình hình mới.

Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại quốc phòng; hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đối ngoại quốc phòng, phù hợp yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Phối hợp chặt chẽ các ban, bộ, ngành trung ương, địa phương trong việc trao đổi, chia sẻ thông tin, nghiên cứu chiến lược trong tham mưu và triển khai công tác đối ngoại quốc phòng; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nâng cao năng lực nghiên cứu, dự báo, nhất là dự báo chiến lược và trình độ nghiệp vụ công tác tổ chức các hoạt động thực tiễn về đối ngoại.

PV: Trân trọng cảm ơn đồng chí!

Đối ngoại đa phương giúp Việt Nam đạt được vị thế trên trường quốc tế Đối ngoại đa phương giúp Việt Nam đạt được vị thế trên trường quốc tế
Ông Pierre Gréga cho biết rất ấn tượng với những thành công mà Việt Nam đã đạt được nhờ chính sách đối ngoại của mình. Đó là chính sách đa phương, mở cửa với các nước trên thế giới.
Đối ngoại mang lại thành công cho Việt Nam trên trường quốc tế Đối ngoại mang lại thành công cho Việt Nam trên trường quốc tế
Theo Phó Chủ tịch VNUK Network, mối quan hệ bền chặt được thiết lập thông qua các nhà ngoại giao chuyên nghiệp và tận tụy của Việt Nam, đã mang lại những thành công của đất nước trên trường quốc tế.

Theo Báo Nhân Dân

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/hoi-nhap-quoc-te-va-doi-ngoai-quoc-phong-trong-tinh-hinh-moi-162507.html

In bài viết