Đa dạng mô hình trợ giúp: Tạo việc làm, sinh kế, hỗ trợ người bán dâm hoàn lương

09:00 | 03/12/2021

Nhiều mô hình điểm can thiệp, hỗ trợ người bán dâm hoàn lương tại các tỉnh bước đầu được triển khai và đã phát huy hiệu quả.
Người môi giới cho HLV thể hình bán dâm nhận án 6 tháng tù Người môi giới cho HLV thể hình bán dâm nhận án 6 tháng tù
Bị phạt 6 tháng tù do môi giới bán dâm, Nguyễn Phương Thảo xin giảm án. Tuy nhiên, tòa phúc thẩm đã bác kháng cao.
Kiểm tra nhà nghỉ, quán cà phê, bắt quả tang 3 cặp nam nữ đang mua bán dâm Kiểm tra nhà nghỉ, quán cà phê, bắt quả tang 3 cặp nam nữ đang mua bán dâm
Kiểm tra hành chính quán cà phê và nhà nghỉ tại TP.Biên Hòa (Đồng Nai), công an bắt quả tang 3 đôi nam nữ đang có hành vi mua bán dâm.

Hiệu quả tích cực từ các mô hình hỗ trợ

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), cả nước hiện đã triển khai và duy trì 113 điểm thực hiện can thiệp theo 3 mô hình của Chương trình Phòng, chống mại dâm giai đoạn 2016 - 2020 bao gồm: Mô hình cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho người bán dâm hoàn lương tại cộng đồng, Trung tâm công tác xã hội; Mô hình hỗ trợ nhằm bảo đảm quyền của người lao động trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm; Mô hình hỗ trợ tăng cường năng lực của các nhóm đồng đẳng/nhóm tự lực/câu lạc bộ của người bán dâm hoàn lương trong việc tiếp cận, truyền thông và hỗ trợ giảm hại, phòng, chống bạo lực giới.

Đa dạng mô hình trợ giúp: Tạo việc làm, sinh kế, hỗ trợ người bán dâm hoàn lương
TP.HCM hỗ trợ cho nhiều phụ nữ bán dâm hoàn lương.

Trong đó, có 12 địa phương tổ chức xây dựng mô hình tăng cường năng lực của các nhóm đồng đẳng, nhóm tự lực của người bán dâm hoàn lương trong tiếp cận, truyền thông và hỗ trợ giảm hại, phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới; 9 địa phương triển khai mô hình cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho người bán dâm hoàn lương tại cộng đồng và trung tâm công tác xã hội; 17 địa phương triển khai mô hình hỗ trợ nhằm bảo đảm quyền của người lao động trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm với tổng số người bán dâm hoàn lương tham gia ban chủ nhiệm câu lạc bộ, nhóm tự lực, nhóm đồng đẳng trên là 4.463 người. Nhiều mô hình đã phát huy hiệu quả, trở thành cầu nối giúp người bán dâm hoàn lương, tái hòa nhập cộng đồng.

Tại Hà Nội, mô hình “Hỗ trợ tăng cường năng lực của nhóm tự lực giúp đỡ người bán dâm trong việc tiếp cận, truyền thông và hỗ trợ giảm hại, phòng, chống bạo lực giới” được triển khai thí điểm trong giai đoạn 2019 - 2020 tại quận Hoàng Mai đã thiết lập và duy trì hoạt động một nhóm đồng đẳng mang tên Sao đêm với 10 thành viên.

Tỉnh Quảng Bình sau 2 năm thí điểm, mô hình “Hỗ trợ tăng cường năng lực của các nhóm đồng đẳng, nhóm tự lực, câu lạc bộ của người bán dâm trong việc tiếp cận, truyền thông và hỗ trợ giảm hại, phòng, chống bạo lực giới” đã mang lại hiệu quả thiết thực trong việc trợ giúp người bán dâm hoàn lương tiếp cận với các dịch vụ xã hội về y tế, pháp lý, được học nghề để có một cuộc sống ổn định hơn…

Hỗ trợ vay vốn, tìm việc làm

Ngày 28/9/2021, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2021-2025 (Chương trình PCMD) với quan điểm thực hiện đồng bộ các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, kinh tế-xã hội, hành chính, hình sự và các biện pháp khác trong phòng, chống tệ nạn mại dâm, nhằm bảo vệ thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc; góp phần tăng cường trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ sức khỏe nhân dân, thúc đẩy tiến bộ xã hội.

Từ nay đến năm 2025, Chương trình PCMD triển khai các hoạt động can thiệp giảm tác hại, phòng ngừa lây nhiễm các bệnh xã hội và HIV/AIDS, phòng ngừa, giảm tình trạng bạo lực trên cơ sở giới trong phòng, chống mại dâm, như tiếp tục xây dựng, nhân rộng các mô hình thí điểm có hiệu quả của giai đoạn 2016-2020 theo hướng hỗ trợ trao quyền, tăng cường sự tham gia của các nhóm đồng đẳng, nhóm tự lực, câu lạc bộ của người bán dâm trong việc giải quyết các vấn đề liên quan; hình thành mạng lưới cơ sở cung cấp dịch vụ hỗ trợ giảm hại; phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới, hòa nhập cộng đồng cho người bán dâm hoàn lương có sự tham gia của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, chuyên gia, cá nhân trong và ngoài nước và một số nhóm đồng đẳng, nhóm tự lực, câu lạc bộ của người bán dâm hoàn lương.

Chương trình PCMD phấn đấu ít nhất 10% địa bàn cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng, triển khai mô hình thí điểm về phòng ngừa mại dâm, hỗ trợ can thiệp giảm hại, phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới, đảm bảo quyền của người lao động trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm, cung cấp dịch vụ hỗ trợ hòa nhập cộng đồng đối với người bán dâm.

TP.HCM triển khai nhiều kênh tiếp nhận thông tin hỗ trợ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn TP.HCM triển khai nhiều kênh tiếp nhận thông tin hỗ trợ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn
Nhằm đảm bảo an sinh xã hội, quan tâm đời sống người dân, nhất là người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai nhiều kênh tiếp nhận để thực hiện các biện pháp hỗ trợ.
Quyết liệt cắt chuỗi lây nhiễm, làm sạch địa bàn, mở rộng vùng xanh vững chắc Quyết liệt cắt chuỗi lây nhiễm, làm sạch địa bàn, mở rộng vùng xanh vững chắc
Chiến lược chống dịch của TPHCM chuyển từ “đánh chặn” sang “2 mũi giáp công, trong đánh ra, ngoài đánh vào”. Mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi gia đình, khu phố là một “pháo đài”. Thi đua giữ chặt “vùng xanh”, quyết liệt cắt đứt chuỗi lây nhiễm ở “vùng đỏ”, làm sạch địa bàn, từng bước mở rộng khu vực an toàn.

Khang Anh

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/da-dang-mo-hinh-tro-giup-tao-viec-lam-sinh-ke-ho-tro-nguoi-ban-dam-hoan-luong-160399.html

In bài viết