Thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ

Chủ động tìm hiểu thị trường là chìa khoá để các doanh nghiệp Việt Nam tiến vào khu vực Trung Đông - châu Phi

15:17 | 22/11/2021

Chủ động tìm hiểu thông tin thị trường của chính quyền, cơ quan ban ngành và chính các doanh nghiệp địa phương Trung Đông - châu Phi là hướng đi hiệu quả cần phát huy để thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và các nước Trung Đông - châu Phi.
Việt Nam tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị với khu vực Trung Đông - châu Phi Việt Nam tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị với khu vực Trung Đông - châu Phi
Ngày 20/12/2021, Bộ Ngoại giao đã chủ trì tổ chức Hội nghị tổng kết giữa kỳ việc thực hiện Đề án “Phát triển quan hệ giữa Việt Nam và các nước khu vực Trung Đông - châu Phi giai đoạn 2016 - 2025” theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Cần khẩn trương biến khu vực cảng Cái Mép Hạ trở thành trung tâm Logistics lớn của khu vực và thế giới Cần khẩn trương biến khu vực cảng Cái Mép Hạ trở thành trung tâm Logistics lớn của khu vực và thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính và lãnh đạo các bộ ngành đều cơ bản ủng hộ các giải pháp đột phá để phát triển cụm cảng Cái Mép-Thị Vải, phát huy mạnh mẽ tiềm năng, thế mạnh rất lớn của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về kinh tế biển, cảng biển.

Trung Đông - châu Phi là thị trường có nhiều tiềm năng về kinh tế, tài chính và thương mại, trong đó tiềm năng và dư địa hợp tác giữa Việt Nam và khu vực còn rất lớn. Việt Nam có quan hệ hữu nghị và ngoại giao tốt đẹp với tất cả các nước khu vực, luôn được các nước đánh giá cao.

Việt Nam là điểm sáng về tăng trưởng kinh tế được nhiều nước khu vực tin tưởng, coi trọng và muốn hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong thời gian tới. Nhiều nước khu vực đang đẩy mạnh chính sách hướng Đông, coi trọng quan hệ với Việt Nam; doanh nghiệp Việt Nam đã chủ động hơn trong nghiên cứu, mở rộng thị trường sang các nước Trung Đông - châu Phi để tìm kiếm đối tác, thiết lập quan hệ.

Hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và các nước Trung Đông - châu Phi không ngừng được mở rộng và phát triển trong 5 năm qua, kể cả trong bối cảnh đại dịch Covid-19 từ năm 2020 đến nay tác động mạnh tới hợp tác nhiều mặt giữa ta và khu vực.

Chủ động tìm hiểu thị trường là chìa khoá để các doanh nghiệp Việt Nam tiến vào khu vực Trung Đông - châu Phi
Trung Đông-châu Phi, thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp Việt.

Hợp tác kinh tế và đầu tư giữa Việt Nam và khu vực đạt nhiều tiến triển tích cực với kim ngạch thương mại song phương tăng gần 1,4 lần trong 5 năm qua. Hoạt động đầu tư diễn ra khá sôi động ở cả 2 chiều, cả về đầu tư trực tiếp/gián tiếp. Nhiều quỹ phát triển của khu vực, chủ yếu tại vùng Vịnh, đã cung cấp ODA cho các dự án cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo tại các vùng sâu, vùng xa của Việt Nam.

Bên cạnh đó, hoạt động trao đổi văn hóa, giao lưu nhân dân đang được mở rộng thông qua những ngày văn hóa Việt Nam tại các nước, triển lãm ảnh, sách giới thiệu về văn hóa, đất nước, con người Việt Nam…

"Đã có nhiều doanh nghiệp Việt Nam chấp nhận gửi hàng hóa đi trước, chưa nhận thanh toán ngay, cho đến khi khách hàng hài lòng, người tiêu dùng hài lòng mới nhận tiền và sau đó triển khai hoạt động kinh doanh chính thức. Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp Việt Nam đã tự tin hơn vào năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm cũng như khả năng chiếm lĩnh thị trường ở khu vực Trung Đông-châu Phi".

Đó là câu chuyện thực tế được Đại sứ Lý Đức Trung chia sẻ bên lề Hội nghị tổng kết giữa kỳ việc thực hiện Đề án “Phát triển quan hệ giữa Việt Nam và các nước khu vực Trung Đông - châu Phi giai đoạn 2016 - 2025” được tổ chức mới đây. Theo Đại sứ, có được điều đó là các doanh nghiệp đã có sự tìm hiểu kỹ càng, trên cơ sở phân tích, nghiên cứu các thông tin được các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại địa bàn cung cấp, từ đó điều chỉnh, đổi mới phương pháp làm ăn, hợp tác. Cụ thể là sản xuất và cung cấp những sản phẩm người ta cần, chứ không còn tư duy cũ trước đây là làm được gì là mang ra chợ bán, giai đoạn đó qua rất lâu rồi.

Theo đó, để chinh phục thị trường Trung Đông và Châu Phi cần có sự gắn kết giữa các cơ quan ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài với các bộ, ban, ngành, doanh nghiệp và các địa phương, hội hữu nghị cũng như người dân để định hướng, tư vấn lĩnh vực hợp tác hiệu quả đối với từng địa bàn, quốc gia cụ thể, tránh dàn trải. Sự năng động, chủ động tìm hiểu thông tin thị trường của chính quyền, cơ quan ban ngành và chính các doanh nghiệp địa phương cũng là hướng đi hiệu quả cần phát huy để thúc đẩy hợp tác.

Chủ động tìm hiểu thị trường là chìa khoá để các doanh nghiệp Việt Nam tiến vào khu vực Trung Đông - châu Phi
Đại sứ Vũ Viết Dũng giới thiệu về Phòng giới thiệu sản phẩm xuất khẩu. (Ảnh: ĐSQ Việt Nam tại Saudi Arabia)

Đại diện từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho rằng hợp tác nông nghiệp vẫn là lĩnh vực hợp tác truyền thống, tiên phong và mũi nhọn nhưng thực tế lợi ích đem lại trong lĩnh vực hợp tác này không lớn. Cản trở lớn trong hợp tác nông nghiệp giữa Việt Nam với Trung Đông-châu Phi chính là nguồn lực có hạn, nên cần thúc đẩy hơn nữa mô hình hợp tác 3 bên. Cần tận dụng nhu cầu và nguồn lực của khối doanh nghiệp với tư cách là bên thứ 3. Quan trọng là chính phủ các nước bạn rất mong muốn hợp tác với Việt Nam vì ta có đủ khả năng tư vấn và độ tin cậy.

Trong hợp tác thương mại song phương với Nam Phi, Đại sứ Việt Nam tại Nam Phi Hoàng Văn Lợi cho biết, Việt Nam hiện đang xuất siêu, nhưng ta không quá quan tâm tới xuất siêu với Nam Phi vì bạn rất có thế mạnh trong một số lĩnh vực như xuất khẩu thịt bò, rượu vang, hoa qủa tươi. Việt Nam đã mở cửa một phần cho nông sản của bạn nhằm làm cơ sở để nước bạn mở cửa lại cho các mặt hàng nông sản có thế mạnh của ta. Nguyên tắc “có đi có lại” sẽ tạo sự gắn kết giữa các doanh nghiệp và hợp tác lâu dài. Đại sứ Hoàng Văn Lợi chia sẻ thêm, hiện nay tìm tiếm cơ hội sản xuất kinh doanh tại các nước được hưởng quy chế ưu đãi ở một số thị trường lớn như Mỹ là hướng đi mà các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang thúc đẩy tại lục địa đen.

Nâng cao hiệu quả thủ tục hành chính tạo điều kiện cho doanh nghiệp châu Âu đầu tư tại Việt Nam Nâng cao hiệu quả thủ tục hành chính tạo điều kiện cho doanh nghiệp châu Âu đầu tư tại Việt Nam
Việt Nam đưa ra những giải pháp, hình thức hợp tác phù hợp với các đối tác EU, hướng đến các địa phương mở cửa an toàn, xây dựng lại chuỗi cung ứng, sản xuất và phục hồi kinh tế hậu đại dịch COVID-19. Theo đó, Việt Nam cam kết tạo mọi điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp châu Âu sản xuất, kinh doanh lâu dài, đặc biệt tập trung nâng cao hiệu quả thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, Việt Nam cần sửa đổi quy định thu hút đầu tư, tạo ra sân chơi bình đẳng cho doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
Sở Ngoại vụ tỉnh Vĩnh Phúc phát động cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu về Cộng đồng ASEAN” Sở Ngoại vụ tỉnh Vĩnh Phúc phát động cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu về Cộng đồng ASEAN”
Nhằm tuyên truyền, quảng bá về ASEAN,Trung tâm Thông tin đối ngoại và Xúc tiến viện trợ Sở Ngoại vụ tỉnh Vĩnh Phúc đã phát động cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu về Cộng đồng ASEAN”.

Kim Hảo

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/chu-dong-tim-hieu-thi-truong-la-chia-khoa-de-cac-doanh-nghiep-viet-nam-tien-vao-khu-vuc-trung-dong-chau-phi-160144.html

In bài viết