Thúc đẩy kinh tế địa phương hậu đại dịch từ thu hút viện trợ phi chính phủ nước ngoài

00:00 | 29/11/2021

Kết nối các doanh nghiệp về đầu tư tại địa phương, thu hút viện trợ phi chính phủ nước ngoài; tạo thiện cảm, nền tảng để các nguồn lực nước ngoài đầu tư vào địa bàn ... là xu hướng mới đã và đang được thực hiện tại các tỉnh như Đồng Nai, Phú Thọ, Cần Thơ... Đối ngoại nhân dân trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đã phát huy và đạt được nhiều kết quả tích cực trong phát triển kinh tế.
Liên hiệp Hữu nghị Phú Yên: thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ Đại hội nhiệm kỳ IV đề ra Liên hiệp Hữu nghị Phú Yên: thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ Đại hội nhiệm kỳ IV đề ra
Liên hiệp tỉnh Vĩnh Phúc phát động cuộc thi “Nước Nga trong trái tim tôi” Liên hiệp tỉnh Vĩnh Phúc phát động cuộc thi “Nước Nga trong trái tim tôi”

Hỗ trợ bạn bè quốc tế tạo niềm tin, thiện cảm với bạn bè quốc tế

Đại dịch Covid-19 bùng phát khắp toàn cầu gây khó khăn, bất ổn cho mọi quốc gia trên thế giới. Nhưng với tinh thần tương thân, tương ái, Việt Nam dù khó khăn nhưng vẫn nỗ lực hỗ trợ bạn bè quốc tế, người nước ngoài tại Việt Nam, nhất là qua các hoạt động đoàn kết, hữu nghị. Có thể kể đến một số Liên hiệp các tổ chức hữu nghị ở các địa phương như:

Liên hiệp Hữu nghị Bình Dương đã kết nối, tiếp nhận các nguồn lực hỗ trợ từ các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, các tổ chức, doanh nghiệp và vận động các Hội Hữu nghị thành viên ủng hộ cho nhân dân các nước bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, số tiền là gần 09 tỷ đồng.

Liên hiệp Hữu nghị Đồng Nai và các hội hữu nghị thành viên đã ủng hộ 5,5 tấn gạo (trị giá 82,5 triệu đồng), thực phẩm và nhu yếu phẩm (trị giá hơn 300 triệu đồng); ủng hộ quỹ vacxin 100 triệu đồng và trao tiền mặt 66 triệu đồng cho người dân có hoàn cảnh khó khăn trong dịch bệnh; hỗ trợ 6,4 triệu đồng cho 32 em sinh viên Lào, Campuchia đang học tập tại tỉnh; kêu gọi những hội viên kinh doanh phòng trọ miễn thu tiền 4.500 phòng trọ và 496 nhà trọ cho công nhân trong 03 tháng ( trị giá khoảng 8 tỷ 300 triệu đồng).

Liên hiệp thành phố Hà Nội đã vận động và tiếp nhận 621,6 triệu đồng của các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước, hội viên… ủng hộ Quỹ phòng, chống dịch Covid-19; đã đề xuất và phối hợp với UBMTTQ Việt Nam thành phố trao quà hỗ trợ cho 662 người nước ngoài gặp khó khăn do dịch Covid-19 (tổng trị giá hơn 330 triệu đồng).

Thúc đẩy kinh tế địa phương hậu đại dịch từ thu hút viện trợ phi chính phủ nước ngoài
Công tác vận động, quản lý viện trợ phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh được đánh giá cao.

Liên hiệp Hữu nghị thành phố Hồ Chí Minh và Hội cựu du học sinh Thành phố đã tổ chức chương trình hỗ trợ cho người nước ngoài đang sinh sống trên địa bàn Thành phố gặp khó khăn do đại dịch Covid. Chương trình đã được triển khai tại Quận 1, Quận 3, Quận 7, quận Bình Thạnh và Thành phố Thủ Đức (kéo dài đến ngày 15/9), sau đó sẽ rút kinh nghiệm và triển khai rộng hơn đến các địa bàn còn lại của Thành phố. Đến hết ngày 20/9, tổng cộng có 1.776 trường hợp người nước ngoài được tiếp cận hỗ trợ hướng dẫn tiêm vaccine, hỗ trợ tiền mặt, túi an sinh cũng như các hỗ trợ tư vấn tâm lý, tư vấn điều trị F0 qua tổng đài. Trong thời gian dịch Covid 19, tổng số tiền, hiện vật, vận dụng, trang thiết bị y tế Liên hiệp đã vận động tổ chức, cá nhân trong nước, các doanh nghiệp, tổ chức PCPNN số tiền, hiện vật tương đương hơn 11 tỷ đồng.

Liên hiệp Hữu nghị Thừa Thiên Huế đã vận động và tham gia hỗ trợ 445 triệu đồng để hỗ trợ giảm nhẹ tác động dịch COVID-19 cho nhiều gia đình gặp khó khăn trên địa bàn tỉnh, Vận động được 45 triệu đồng từ các cá nhân hảo tâm, phối hợp của Hội Bảo trợ Người tàn tật và Trẻ mồ côi tỉnh, trao 71 suất quà cho các gia đình khó khăn và trẻ mồ côi bị tác động tại hai phường Đông Ba và Thuận Hòa, thành phố Huế; Liên hiệp Hữu nghị TP. Cần Thơ đã tiếp nhận các vật tư y tế từ tổ chức Family Health International (FHI360/Mỹ) hỗ trợ cho thành phố Cần Thơ phòng, chống dịch Covid-19 bao gồm nhiều trang thiết bị vật tư với trị giá gần 500 triệu đồng;

Liên hiệp Khánh Hòa đã phối hợp UBMTTQ Việt Nam tỉnh, các sở, ngành, Hội hữu nghị Việt - Nga tỉnh tổ chức 5 đợt, đã trao hơn 450 phần quà (trị giá khoảng 180 triệu đồng) cho người nước ngoài đang gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 trên địa bàn.

Viện trợ PCPNN hỗ trợ các địa phương hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội

Không chỉ quan tâm tới cá nhân, tổ chức nước ngoài, bạn bè quốc tế làm công tác hữu nghị, nhiều Liên hiệp Hữu nghị địa phương đã đề nghị tỉnh quan tâm tiêm vắc xin Covid 19 cho các đối tượng chuyên gia, tình nguyện viên nước ngoài đang hoạt động tại tỉnh… Hoạt động thiện nguyện hỗ trợ phòng chống dịch bệnh trên địa bàn trong năm 2021 đã được các Liên hiệp địa phương, nhất là các thành phố trung tâm, các khu công nghiệp triển khai mạnh mẽ, có hiệu quả rõ nét và được chính quyền địa phương công nhận, khen thưởng.

Năm 2021, Liên hiệp Hữu nghị Nghệ An đã chọn Chương trình Thông tin đối ngoại và Khai thác nguồn lực, vận động viện trợ PCPNN để thực hiện theo hình thức trực tuyến (online) như tổ chức và tham gia các cuộc hội nghị, tọa đàm, ký kết, khởi công, phát học bổng... bước đầu có kết quả rõ rệt.

Liên hiệp Hữu nghị Đồng Nai đã triển khai linh hoạt, hiệu quả các giải pháp theo chức năng nhiệm vụ, cụ thể: Đã tham mưu cho tỉnh Kế hoạch tăng cường hợp tác và vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài tại tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2019 – 2025 với Sở Kế hoạch và Đầu tư và Ban Quản lý các khu công nghiệp. Đây là chương trình vận động viện trợ không chỉ cho các tổ chức PCPNN mà còn vận động các doanh nghiệp tại tỉnh thực hiện trách nhiệm xã hội với nhân dân trong tỉnh.Kết quả Đồng Nam đã triển khai 19 khoản viện trợ PCPNN với tổng giá trị cam kết tài trợ trên 55,45 tỷ đồng.

Thúc đẩy kinh tế địa phương hậu đại dịch từ thu hút viện trợ phi chính phủ nước ngoài
Sự kiện khởi động Dự án "Tôi mạnh mẽ!" hỗ trợ công nhân tại công ty Nobland, TP. Hồ Chí Minh.

Hà Giang có 39 tổ chức PCPNN hoạt động, tăng 08 tổ chức so với năm 2020, có 20 tổ chức các hoạt động thường xuyên, 19 tổ chức hoạt động không thường xuyên; 04 tổ chức có Văn phòng triển khai dự án tại tỉnh, 61 chương trình, dự án trong đó có 27 chương trình, dự án, khoản viện trợ cam kết mới là 9.133.488 USD (tăng 3 lần so với năm 2020); giải ngân đạt 4.537.635 USD, tăng 1.9 lần so với năm 2020; Địa bàn tỉnh có 26 chương trình, dự án do 08 tổ chức PCPNN tài trợ đang triển khai, thực hiện với giá trị cam kết 3.071.030 USD, giải ngân 2.649.891 USD.

Liên hiệp Thừa Thiên Huế đã phối hợp với tổ chức NPA hoàn thiện hồ sơ dự án “Giảm thiểu nguy cơm bom mìn tại tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022-2025” trình UBND tỉnh và các cơ quan hữu quan với tổng giá trị 45,536 tỉ đồng.

Theo đại diện Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, trong thời gian tới, hệ thống Liên hiệp Hữu nghị sẽ tiếp tục tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác với các tổ chức PCPNN để huy động một cách cao nhất nguồn lực kinh tế phục vụ Việt Nam, phục vụ đất nước bám sát vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong các vấn đề trọng tâm.

Chuyển từ vận động đơn thuần sang hợp tác thu hút đầu tư

Đặc thù của các dự án của các tổ chức PCPNN là các tổ chức PCPNN huy động vốn từ rất nhiều nguồn lực khác nhau trong xã hội. Có thể là từ các công ty, tập đoàn, tổ chức quốc tế, từ các cá nhân hảo tâm. Các tổ chức PCPNN với đặc thù rất linh hoạt có thể tiếp cận một cách khá rộng, khá sâu đến với các nhóm đối tượng này. Họ không chỉ chỉ cung cấp ”con cá” mà còn cung cấp cả “cần câu”- nghĩa là cách thức làm sao cho nhưng người này có thể sử dụng hiệu quả các khoản viện trợ để có thể tự mình vượt qua, khắc phục khó khăn xây dựng tương lai của mình.

Các tổ chức PCPNN lại thường có các chuyên gia rất giàu kinh nghiệm, mang những kinh nghiệm tổng hợp về xóa đói giảm nghèo có được từ các quốc gia khác, các dân tộc khác để đến chia sẻ với Việt Nam. Họ cũng giúp chúng ta nâng cao năng lực quản lý của các cán bộ ở địa phương, giúp chính quyền địa phương có thêm kinh nghiệm trong việc triển khai các dự án xóa đói giảm nghèo.

Việt Nam cần chủ động, có chính sách, có chủ trương phù hợp với nguồn lực này. Đồng thời, cũng xác định là chuyển từ vận động đơn thuần sang xúc tiến vận động và tăng cường hợp tác với các tổ chức PCPNN. Chúng ta phải xác định những chương trình hợp tác cụ thể trên cơ sở các yêu cầu, các đề xuất cụ thể từ các địa phương, các tổ chức để các tổ chức PCPNN cùng hợp tác, chứ không chỉ kêu gọi chung chung. Chúng ta có những dự án cụ thể để các bạn xem xét và cùng bàn bạc triển khai. Chủ trương, cách tiếp cận mới của chúng ta chủ động hơn nhiều so với trước kia. Chúng ta gắn những yêu cầu về vận động viện trợ với mục tiêu phát triển KT-XH cụ thể của từng địa phương, từng lĩnh vực, từng ngành để làm sao nâng cao hiệu quả của viện trợ PCPNN, đáp ứng mục tiêu phát triển của Việt Nam mà vẫn bảo đảm được yêu cầu của các tổ chức PCPNN, đảm bảo lợi ích của chúng ta cũng như của các bạn.

Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ

Đồng Nai tăng cường hợp tác vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài Đồng Nai tăng cường hợp tác vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài
Cao Bằng mong muốn VUFO kết nối, giới thiệu các tổ chức phi chính phủ nước ngoài Cao Bằng mong muốn VUFO kết nối, giới thiệu các tổ chức phi chính phủ nước ngoài

Phạm Nguyễn

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/thuc-day-kinh-te-dia-phuong-hau-dai-dich-tu-thu-hut-vien-tro-phi-chinh-phu-nuoc-ngoai-160083.html

In bài viết