Việt Nam-Bulgaria: Bổ sung thế mạnh, tận dụng tiềm năng phát triển hậu đại dịch

13:53 | 25/10/2021

Với chính sách quan hệ truyền thống, hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Bulgaria cùng với những thế mạnh bổ sung lẫn nhau, quan hệ đối tác Việt Nam-Bulgaria còn nhiều tiềm năng phát triển trong thời gian tới khi hai nước dần ổn định ứng phó với đại dịch.
Việt Nam hướng đến xây dựng và phát triển kinh tế biển xanh Việt Nam hướng đến xây dựng và phát triển kinh tế biển xanh
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng và lợi thế về biển, cứ mỗi 100 km2 diện tích lãnh thổ, Việt Nam có gần 1km chiều dài bờ biển, chỉ số này gấp 6 lần chỉ số trung bình toàn cầu. Đây là lợi thế lớn để xây dựng và phát triển kinh tế biển xanh.
7 tỉnh, thành Nam sông Hậu liên kết phòng chống dịch, phát triển kinh tế 7 tỉnh, thành Nam sông Hậu liên kết phòng chống dịch, phát triển kinh tế
Ngày 19/10, UBND TP Cần Thơ chủ trì tổ chức Hội nghị trực tuyến liên kết, phối hợp phòng chống dịch COVID-19 và phát triển kinh tế - xã hội với các địa phương khu vực Nam sông Hậu.
Tổng thống Bulgaria Rumen Radev tiếp Đại sứ Việt Nam Đoàn Tuấn Linh trình Thư uỷ nhiệm. (Ảnh: baoquocte.vn)
Tổng thống Bulgaria Rumen Radev tiếp Đại sứ Việt Nam Đoàn Tuấn Linh trình Thư uỷ nhiệm. (Ảnh: baoquocte.vn)

Bulgaria là một trong 10 nước đầu tiên trên thế giới công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam (08/0/1950), khởi đầu cho mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác lâu dài giữa hai nước.

Chuyến thăm hữu nghị chính thức Bulgaria của Chủ tịch Hồ Chí Minh tháng 8/1957 đã đặt nền móng và dấu mốc quan trọng trong lịch sử quan hệ hai nước.

Quan hệ hai nước phát triển qua năm tháng, mặc dù có những thời điểm chững lại do Bulgaria thay đổi chế độ chính trị, tuy nhiên, sau đó, quan hệ hai nước dần được khôi phục.

Thời gian gần đây, trong chính sách mở rộng và tăng cường quan hệ với các nước khu vực châu Á, Bulgaria đặc biệt quan tâm tăng cường quan hệ với Việt Nam. Đáng chú ý, trong các cuộc hội đàm và tiếp xúc, Lãnh đạo cấp cao của Bạn đều bày tỏ mong muốn nâng cấp quan hệ với Việt Nam lên mức Đối tác chiến lược.

Theo Báo Thế giới & Việt Nam, nhân chuyến thăm song phương Cộng hoà Bulgaria của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân từ ngày 25-27/10, theo lời mời của Phó Tổng thống Bulgaria Iliana Lotova, Đại sứ Việt Nam tại Bulgaria Đoàn Tuấn Linh chia sẻ về chuyến thăm cũng như quan hệ hai nước.

Đại sứ Việt Nam tại Bulgaria Đoàn Tuấn Linh. (Ảnh: baoquocte.vn)
Đại sứ Việt Nam tại Bulgaria Đoàn Tuấn Linh. (Ảnh: baoquocte.vn)

Chuyến thăm thúc đẩy hợp tác

Đại sứ có thể cho biết mục đích, ý nghĩa và một số nội dung quan trọng trong chuyến thăm Bulgaria của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân từ ngày 25-27/10?

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân sẽ thăm chính thức nước Cộng hòa Bulgaria từ ngày 25-27/10/2021. Đây là chuyến thăm đầu tiên của lãnh đạo cấp cao Việt Nam tới nước bạn bè truyền thống Bulgaria trong khuôn khổ Kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

Là hoạt động đối ngoại cấp cao đầu tiên được nối lại sau thời gian gián đoạn do Covid-19, chuyến thăm Cộng hòa Bulgaria của Phó Chủ tịch nước nhằm tăng cường mối quan hệ bạn bè truyền thống, hữu nghị Việt Nam-Bulgaria trên các lĩnh vực hợp tác nói chung và tìm điểm chung, thúc đẩy hợp tác trên một số lĩnh vực cụ thể nói riêng, đưa mối quan hệ đi vào thực chất, hiệu quả, phù hợp với thế mạnh và nhu cầu của hai bên.

Ngoài hội đàm với Phó Tổng thống Bulgaria Iliana Iotova, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dự kiến sẽ chào xã giao Thủ tướng lâm thời Bulgaria, gặp Bộ trưởng Ngoại giao Bungari, tham dự diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Bulgaria, thăm trụ sở Tập đoàn dược phẩm Sopharma, gặp gỡ Hội hữu nghị Bulgaria-Việt Nam, đại diện cộng đồng người Việt tại Bulgaria và thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Bulgaria.

Nội dung trao đổi dự kiến tập trung đánh giá thực trạng quan hệ hợp tác giữa hai nước hiện nay và trao đổi các biện pháp thúc đẩy hợp tác trong thời gian tới về chính trị-ngoại giao, kinh tế, thương mại-đầu tư, giáo dục, văn hóa, hợp tác lao động,... trong bối cảnh phục hồi sau đại dịch.

Đại sứ đánh giá như thế nào về quan hệ giữa Việt Nam và Bulgaria thời gian qua? Vai trò của Đại sứ quán trong thúc đẩy quan hệ song phương?

Bulgaria nằm trong nhóm nước bạn bè truyền thống của Việt Nam, là một trong 10 nước đầu tiên trên thế giới công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam (8/2/1950). Mối quan hệ có bề dày lịch sử giữa Việt Nam và Bulgaria được đặt nền móng từ chuyến thăm hữu nghị chính thức Bulgaria của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tháng 8/1957.

Mặc dù tính chất thay đổi qua các giai đoạn lịch sử và có những thời điểm chững lại, nhìn chung, có thể đánh giá quan hệ hợp tác giữa hai nước phát triển tốt đẹp và được duy trì trong những năm qua.

Trong những năm tháng đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng đất nước, Việt Nam đã nhận được sự trợ giúp rất lớn của Chính phủ và nhân dân Bulgaria cả về vật chất và tinh thần. Đây chính là nền tảng quan trọng cho mối quan hệ giữa hai nước.

Sau một thời gian gián đoạn do những thay đổi tại Bulgaria (1990-1993), quan hệ Việt Nam-Bulgaria được khôi phục và phát triển tích cực trên các lĩnh vực hợp tác. Cho tới trước thời điểm đầu năm 2020 khi đại dịch Covid-19 bắt đầu, trao đổi đoàn diễn ra thường xuyên, gần đây nhất là chuyến thăm Bulgaria của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình (10/2019).

Hai nước luôn phối hợp và hỗ trợ, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn khu vực và quốc tế như ủng hộ Việt Nam vào vị trí Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2020-2021, là một trong những nước EU đi đầu trong việc phê chuẩn Hiệp định khung về Đối tác và Hợp tác toàn diện PCA Việt Nam-EU, thúc đẩy việc ký và phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-EU (EVFTA), công nhận quy chế kinh tế thị trường đầy đủ của Việt Nam... Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế-thương mại và khoa học-kỹ thuật cấp Bộ trưởng hoạt động hiệu quả. Những bước tiến triển nhất định trong hợp tác trên các lĩnh vực giáo dạo-đào tạo, văn hóa, lao động, hợp tác địa phương... được ghi nhận.

Về kinh tế, thương mại, đầu tư là lĩnh vực hợp tác được đặc biệt chú trọng hiện nay, trong số các nước EU, Bulgaria nằm trong nhóm nước có kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều với Việt Nam tương đối thấp và chưa ổn định, đạt trung bình khoảng 100 triệu USD/năm. Bulgaria hiện có 10 dự án đầu tư trực tiếp tại Việt Nam, tổng vốn đăng ký xấp xỉ 31,14 triệu USD, xếp thứ 66 trong tổng số 132 quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.

Thực hiện nhiệm vụ của Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài, Đại sứ quán Việt Nam tại Bulgaria nói chung và các cán bộ, nhân viên công tác tại Đại sứ quán nói riêng đã, đang và sẽ tiếp tục nỗ lực trong vai trò cầu nối thúc đẩy các hoạt động trao đổi chính trị-ngoại giao, hợp tác kinh tế và các lĩnh vực hợp tác khác, phối hợp tổ chức các sự kiện văn hóa, nghệ thuật, du lịch, giới thiệu đất nước, con người, tăng cường giao lưu nhân dân... tại hai nước.

Việt Nam-Đối tác quan trọng của Bulgaria

Tiềm năng phát triển quan hệ giữa hai nước, đặc biệt trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch là gì, thưa Đại sứ?

Việt Nam coi trọng duy trì và tăng cường quan hệ với nước bạn bè truyền thống, hợp tác hữu nghị Bulgaria. Bulgaria khẳng định, Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng của nước này tại Đông Nam Á. Với chính sách đó của hai nước và những thế mạnh bổ sung lẫn nhau, quan hệ đối tác Việt Nam-Bulgaria còn nhiều tiềm năng phát triển trong thời gian tới khi hai nước dần ổn định ứng phó với đại dịch.

Hiệp định EVFTA đi vào thực thi mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam và Bulgaria trong hoạt động thương mại, đầu tư và kinh doanh, tạo thuận lợi cho hàng hóa hai nước thâm nhập thị trường của nhau, đặc biệt là các sản phẩm thế mạnh.

Một số hoạt động liên tục được tổ chức gần đây như Hội nghị giao thương trực tuyến sản phẩm hàng tiêu dùng Việt Nam-Bulgaria 2020 (tháng 9/2020) cùng Thỏa thuận hợp tác giữa Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) và Cục Xúc tiến doanh nghiệp vừa và nhỏ Bulgaria nhằm tăng cường phối hợp các biện pháp, hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp hai nước Việt Nam-Bulgaria kết nối kinh doanh được ký kết; Tọa đàm về kinh tế, thương mại Việt Nam-Bulgaria tập trung giới thiệu Hiệp định EVFTA và những lợi ích có thể mang lại cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam tại Bulgaria (tháng 1/2021); Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Bulgaria trong chuyến thăm Bulgaria của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân (25-27/10/2021) cho thấy nỗ lực của hai bên nhằm thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư.

Với dân số chưa đến 7 triệu người, Bulgaria thiếu hụt nghiêm trọng lực lượng lao động. Vì vậy, hợp tác lao động giữa Việt Nam và Bulgaria là một lĩnh vực nhiều tiềm năng do nhu cầu và khả năng cung ứng của hai bên. Chính sách mở cửa thị trường lao động từ nước thứ ba của Bulgaria, Thỏa thuận hợp tác gần đây giữa Việt Nam và Bulgaria về việc đưa lao động Việt Nam sang Bulgaria được ký ngày 27/11/2018 trong chuyến thăm Bulgaria của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung là cơ sở để hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực này được phát huy trong thời gian tới.

Thỏa thuận về hợp tác giáo dục giai đoạn 2019-2022 và cho những giai đoạn sau sẽ tạo điều kiện tăng cường việc trao đổi sinh viên, thực tập sinh giữa hai nước. Các hình thức hợp tác, trao đổi giảng viên, sinh viên giữa các trường đại học, cao đẳng, cơ sở giáo dục đào tạo hai nước cũng đang được khuyến khích nhằm phát huy mọi nguồn lực, nâng cao hiệu quả hợp tác.

Đại sứ có thể thông tin về tình hình người Việt Nam tại Bulgaria. Đại sứ quán đã làm thế nào hỗ trợ bà con vượt qua khó khăn dịch bệnh?

Số lượng người Việt Nam tại Bulgaria có xu hướng giảm trong những năm gần đây do một số về nước và một số, đa phần thuộc thế hệ thứ hai, chuyển sang các nước Tây Âu học tập và làm việc. Số người Việt hiện nay tại Bulgaria chưa đến 1000 người, phần lớn đều có cuộc sống tương đối ổn định, chủ yếu kinh doanh hàng may mặc, thủ công mỹ nghệ hoặc nông phẩm.

Cộng đồng người Việt tại Bulgaria chấp hành tốt pháp luật sở tại và luôn hướng về quê hương, đất nước. Cộng đồng có thuận lợi là hiểu biết sâu về sở tại vì một phần đáng kể trong cộng đồng từng là sinh viên, lao động xuất khẩu ở Bulgaria, có tri thức và quan hệ tốt với chính quyền Bulgaria.

Đại dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của cộng đồng. Tuy nhiên, phát huy bản tính cần cù, chịu khó của người Việt, cộng đồng đã nỗ lực khắc phục những ảnh hưởng của đại dịch để duy trì công việc kinh doanh. Trong phạm vi công việc và khả năng của mình, Đại sứ quán Việt Nam tại Bulgaria thường xuyên quan tâm, theo dõi, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ bà con nói chung cũng như những nhu cầu chính đáng trong tình hình COVID-19 nói riêng.

Xin cảm ơn Đại sứ!

Quỹ Hoà bình và Phát triển Việt Nam và Đại học Luật Hà Nội hợp tác đào tạo nhân lực Quỹ Hoà bình và Phát triển Việt Nam và Đại học Luật Hà Nội hợp tác đào tạo nhân lực
Chiều 7/10, tại Hà Nội, Quỹ Hoà bình và Phát triển Việt Nam và Đại học Luật Hà Nội đã ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm phối hợp xây dựng chương trình đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực liên quan đến đối ngoại, hòa bình, phát triển.
Đẩy mạnh xuất khẩu rượu, tận dụng ưu đãi từ các FTA Đẩy mạnh xuất khẩu rượu, tận dụng ưu đãi từ các FTA
Nếu nắm bắt được cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA), Bộ Công Thương cho rằng, mặt hàng rượu của Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sang Hàn Quốc và nhiều thị trường khác.
Tập trung phòng, chống dịch, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, thúc đẩy phát triển KTXH Tập trung phòng, chống dịch, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, thúc đẩy phát triển KTXH
Văn phòng Chính phủ vừa có Công điện số 7036/CĐ-VPCP ngày 30/9/2021 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống dịch COVID-19, đồng thời đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.

Kim Hồng

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/viet-nam-bulgaria-bo-sung-the-manh-tan-dung-tiem-nang-phat-trien-hau-dai-dich-154549.html

In bài viết