Điểm sáng văn hóa trên biên giới Mường Tè

10:57 | 11/09/2021

Vượt lên trên những khó khăn của một huyện nghèo, trình độ dân trí thấp, giao thông cách trở, có những tộc người thuộc diện đặc biệt khó khăn như: Cống, Mảng, La Hủ, Si La..., những năm qua, phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở huyện biên giới Mường Tè, tỉnh Lai Châu được ví như “luồng gió mới” góp phần thắt chặt tình đoàn kết các dân tộc và hình thành nếp sống văn minh, lành mạnh nơi biên giới.
Tăng cường lực lượng phòng chống dịch Covid-19 trên tuyến biên giới Sơn La Tăng cường lực lượng phòng chống dịch Covid-19 trên tuyến biên giới Sơn La
Huyện miền núi, biên giới (Điện Biên) sẵn sàng đón học sinh tựu trường Huyện miền núi, biên giới (Điện Biên) sẵn sàng đón học sinh tựu trường
Đắk Lắk: Xây dựng vành đai chống dịch trên biên giới Đắk Lắk: Xây dựng vành đai chống dịch trên biên giới

Bản sắc văn hóa các dân tộc huyện Mường Tè được giới thiệu, triển lãm, thông qua các ngày hội văn hóa (ảnh chụp trước ngày 27-4-2021). Ảnh: Nhật Minh

Dẫn chúng tôi đi thăm bản văn hóa Mé Gióng trên tuyến đường bê tông sạch đẹp, cùng những hàng cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi được ví như lá phổi xanh của vùng đất này, Chủ tịch UBND xã Ka Lăng Khoàng Xì Chừ chia sẻ: “Phong trào xây dựng đời sống văn hóa nói chung và xây dựng gia đình văn hóa, bản văn hóa nói riêng ở xã biên giới Ka Lăng đã thu hút đông đảo người dân tham gia với sự nhiệt tình, trách nhiệm. Đồng bào các dân tộc đồng lòng góp công, góp đất làm đường giao thông nội bản, nhà văn hóa, công trình thủy lợi với 22km đường liên xã được cứng hóa; gần 20km đường nội bản, nội đồng được bê tông hóa; nhà văn hóa xã và 8 nhà văn hóa bản được xây dựng kiên cố. Đặc biệt, trong Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc xã Ka Lăng, hay Tết mùa mưa “Zé khù chà” được tổ chức vào tháng 6 âm lịch hằng năm luôn có những bài hát, điệu múa của 8 đội văn nghệ bản, hay những trò chơi dân gian đặc sắc của người Hà Nhì, La Hủ như: Đánh cù, đi cà kheo, đu lăng...”.

Còn tại xã Mường Tè - nơi chủ yếu là đồng bào dân tộc Thái sinh sống thì bản sắc văn hóa vẫn được bảo tồn, phát huy thông qua những sinh hoạt hằng ngày. Những món ẩm thực vào các dịp lễ, Tết; những bài hát, điệu múa và những âm vang của tiếng đàn tính tẩu vẫn được vang vọng cho đến ngày nay.

Xã Mường Tè có 75% số gia đình, 85% số bản được công nhận đạt tiêu chí về văn hóa, 100% số bản có đội văn nghệ. Nhưng quan trọng hơn cả xây dựng đời sống văn hóa thực sự đã trở thành “rào chắn” vững chắc để đẩy lùi các sản phẩm văn hóa độc hại, các tệ nạn xã hội, hủ tục ra khỏi đời sống cộng đồng. Từ đó, xã Mường Tè đã trở thành một trong những xã đầu tiên của huyện Mường Tè được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và đang vững bước trên con đường xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.

Có thể nói, việc xây dựng đời sống văn hóa đã cho thấy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của mỗi tộc người được bảo tồn, truyền dạy, phổ biến đến từng người dân thông nhiều hình thức khác nhau như: Truyền dạy trực tiếp tại cộng đồng, thông qua các lớp tập huấn...

Nghệ nhân Ưu tú Pờ Lóng Tơ ở bản Mù Cả, xã Mù Cả chia sẻ: “Những năm gần đây nhiều lễ hội, tri thức dân gian, phong tục tập quán của người Hà Nhì được Đảng, Nhà nước quan tâm bảo tồn như: Tết mùa mưa, đám cưới truyền thống người Hà Nhì, các bài hát, điệu múa dân gian... đã được dựng thành video clip, in sách cũng như truyền dạy trực tiếp tại cộng đồng nên người Hà Nhì lại càng cảm thấy tự hào về truyền thống và bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Vì vậy, những lúc nông nhàn, đội văn nghệ ở các bản người Hà Nhì vẫn thường xuyên luyện tập để phục vụ giao lưu biểu diễn vào các dịp lễ, Tết, ngày hội”.

“Để có những cách làm sáng tạo, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn từng vùng đồng bào dân tộc thì Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Mường Tè đã đề ra những mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể thông qua các nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội theo từng năm, từng giai đoạn cụ thể và được triển khai đến từng xã bản.

Cùng với thành lập Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở cấp huyện, xã, thị trấn, Ban vận động ở các bản, khu phố thì từng phòng, ban, đoàn thể cấp huyện đều chủ động triển khai các chương trình cụ thể như: Hội phụ nữ với phong trào “5 không 3 sạch”; Đoàn thanh niên với các chương trình xung kích tình nguyện, bảo vệ môi trường; Đồn Biên phòng tham gia xây dựng điểm sáng văn hóa biên giới; Phòng Văn hóa và Thông tin tổ chức bảo tồn các lễ hội truyền thống, các giải thi đấu thể thao, giao lưu, liên hoan văn nghệ theo từng cụm xã...

Các điệu múa của dân tộc Hà Nhì được bảo tồn phát huy thông qua các hội thi, hội diễn (ảnh chụp trước ngày 27-4-2021). Ảnh: Nhật Minh

Đồng thời, phát huy tối đa vai trò của già làng, trưởng bản, những người có uy tín trong cộng đồng, tộc người trong việc tuyên truyền, vận động người dân chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước” - đồng chí Kiều Nam Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Tè, Trưởng ban Chỉ đạo phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa cho biết.

Đến nay, Mường Tè có 75% số hộ dân được công nhận danh hiệu gia đình văn hóa, 69% số bản, khu phố được công nhận bản, khu phố văn hóa, 111/111 bản có đội văn nghệ... Điều quan trọng hơn cả là phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở huyện biên giới Mường Tè đã thực sự trở thành sức mạnh nội sinh góp phần bài trừ hủ tục, văn hóa ngoại lai, xấu độc xâm nhập vào đời sống cộng đồng và hình thành nếp sống văn minh, lành mạnh, giàu bản sắc từ mỗi gia đình, cộng đồng, tộc người trên địa bàn huyện Mường Tè.

Đắk Lắk: Xây dựng vành đai chống dịch trên biên giới Đắk Lắk: Xây dựng vành đai chống dịch trên biên giới
Tỉnh Đắk Lắk có đường biên giới dài hơn 73km, tiếp giáp với tỉnh Mondulkiri (Campuchia). Thời gian gần đây, khi dịch Covid-19 bùng phát ở nhiều nước trong khu vực, hoạt động xuất nhập cảnh trái phép trên biên giới ngày càng phức tạp.
Chợ tình ở huyện biên giới Mèo Vạc trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Chợ tình ở huyện biên giới Mèo Vạc trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Huyện Mèo Vạc và tỉnh Hà Giang đã đưa chợ tình Khâu Vai lên thành Tuần Văn hóa du lịch Lễ hội Chợ tình Khâu Vai với nhiều hoạt động văn hóa truyền thống độc đáo.
Vững vàng “Vành đai thép” trên biên giới Đồng Tháp Vững vàng “Vành đai thép” trên biên giới Đồng Tháp
Đồng Tháp có tuyến biên giới dài hơn 50km. Hiện tại BĐBP Đồng Tháp thường xuyên duy trì 26 chốt quản lý, bảo vệ biên giới và phòng, chống dịch Covid-19 cố định, 33 tổ công tác cơ động trên bộ và trên sông tuần tra, kiểm soát chặt chẽ các địa bàn.

Nhật Minh

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/diem-sang-van-hoa-tren-bien-gioi-muong-te-150466.html

In bài viết