Business Insider: Đừng "lỡ tay" làm hỏng đảo ngọc Phú Quốc

14:15 | 08/09/2021

Không phải ngẫu nhiên mà Phú Quốc được ưu ái gọi tên là Đảo ngọc với sức hấp dẫn kì lạ của một thiên đường ngập tràn cát trắng nắng vàng hòa cùng làn nước biển trong lành và thiên nhiên hoang sơ. Thế nhưng, vẫn tồn tại những thách thức mà hòn đảo này phải giải quyết sớm nếu không muốn bị biến thành "hòn đảo của những hoài niệm thời xa vắng" như cách gọi ví von của nhà báo Raini Hamdi thuộc hãng tin Business Insider.
Phú Quốc vào top đảo tốt nhất thế giới để nghỉ hưu Phú Quốc vào top đảo tốt nhất thế giới để nghỉ hưu
Phú Quốc xếp thứ 15 trong top đảo tốt nhất để sống khi nghỉ hưu năm nay, nhờ chi phí vừa phải và phong cảnh đa dạng.
Phú Quốc: 5 năm có hơn 300 dự án với tổng vốn đăng ký trên 340.000 tỷ đồng Phú Quốc: 5 năm có hơn 300 dự án với tổng vốn đăng ký trên 340.000 tỷ đồng
Trong 5 năm (giai đoạn 2015 - 2020), huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang) có hơn 300 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký trên 340.000 tỷ đồng; chiếm 72% tổng vốn đầu tư vào tỉnh Kiên Giang.

Khi Ken Atkinson, nhà sáng lập Grant Thornton Vietnam, lần đầu tiên ghé thăm đảo Phú Quốc vào năm 2003, ông ấy ngay lập tức bị choáng váng bởi cảnh đẹp ở đây.

“Nó cũng tương tự như Phuket hoặc Samui khi những hòn đảo trứ danh này của Thái Lan có khởi đầu từ con số 0 trước đó”, người đàn ông có hơn 2 thập kỷ sống ở Việt Nam nhận xét.

Đảo ngọc Phú Quốc. Ảnh: thuthachviet
Đảo ngọc Phú Quốc. Ảnh: thuthachviet

Các loài rùa biển “xây nhà” ngay trên bãi cát trắng phau. Làn nước trong vắt như pha lê chứa hằng hà sa số rặng san hô bên dưới… Hầu hết Phú Quốc với diện tích gần 600 km2 được bao phủ với hệ sinh thái rừng đa dạng.

Hòn đảo này chỉ có không quá 45.000 cư dân sinh sống chủ yếu bằng nghề khai thác thủy hải sản, nuôi ngọc trai và trồng tiêu xanh. Đây chính là nơi sản xuất và cung cấp ra thị trường những chai nước nắm ngon có tiếng làm mê mẩn các bà nội trợ trên cả nước. Năm 2006, UNESCO cũng đã công nhận Phú Quốc là khu dự trữ sinh quyển có giá trị vì sự giàu có và đa dạng mà thiên nhiên ban tặng cho hòn đảo này.

“Đối với tôi, Phú Quốc lúc ấy không khác gì một viên ngọc ẩn náu trong đá với những cơ hội đầy tiềm năng để phát triển hòn đảo này thành một nơi thật tuyệt vời”, ông Atkinson nói.

Thay đổi đến chóng mặt

Giờ đây, sau 18 năm kể từ ngày ông Atkinson lần đầu tiên đặt chân đến Phú Quốc thì quả thật hòn đảo lớn nhất Việt Nam đã phát triển với không chỉ nhiều điều mới lạ mà còn cả những điều không thể nhận ra.

Trong quá khứ, Phú Quốc thường được so sánh với đảo Bali của Indonesia hay đảo Jeju của Hàn Quốc nơi các giá trị văn hóa bản địa được tôn vinh trong quá trình trình thúc đẩy du lịch phát triển. Còn giờ đây, mỗi khi nhắc đến Phú Quốc thì trong đầu du khách lại hình dung ra sự sôi động và náo nhiệt của Las Vegas ở xứ sở cờ hoa với hằng hà sa số khách sạn tiện nghi, căn hộ cao cấp, biệt thự, khu nghỉ dưỡng được xây lên xen lẫn với nhà cửa của người dân địa phương.

“Ở hòn đảo này thậm chí có nhiều phòng ngủ hơn cả ở thanh phố cảng Sydney của Úc với trên 40.000 phòng khách sạn đã được xây, đang xây, và sẽ được tiếp tục xây trong tương lai gần”, ông Atkinson cho biết.

Phú Quốc ngày nay đang phát triển với tốc độ nhanh đến chóng mặt. Ảnh: Qui Thinh Tran/Getty Images
Phú Quốc ngày nay đang phát triển với tốc độ nhanh đến chóng mặt. Ảnh: Qui Thinh Tran/Getty Images

Câu hỏi đặt ra là, với sự thay thay đổi chóng mặt sau gần 20 năm phát triển của mình, hòn đảo này đã mất những gì, và ai là người bị mất nhiều nhất?

James Clark, một người nước ngoài sống tại TP.HCM từ năm 2012 và đã từng đến thăm Phú Quốc lần đầu tiên vào năm 2015 cho rằng, anh không ngừng được nghe nói về sự phát triển theo cách “quá nhanh, quá nguy hiểm” của Phú Quốc kéo theo những vấn đề không thể tránh khỏi cho sự đổi thay “thần tốc” của mình. Và mới đây khi quay lại Phú Quốc hồi đầu năm, anh nhận thấy những gì mình dự đoán đã trở thành sự thật.

“Người ta rõ ràng là muốn biến hòn đảo đang ngái ngủ này thành một hòn đảo không ngủ”, Clark nói.

Theo báo cáo của Tổng cục Du lịch thì đến nay, Phú Quốc đã thu hút gần 20 tỷ USD vốn đầu tư. Và tháng 4/2021, “ông lớn” Vingroup cũng đã gia nhập cuộc chơi bằng màn “chào sân” trị giá 2.8 tỷ USD cho việc khai trương siêu quần thể nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí hàng đầu Đông Nam Á mang tên Phú Quốc United Center có diện tích hơn 1.000 hecta ở phía bắc đảo ngọc Phú Quốc.

Ở phía nam của hòn đảo này, Sun Group, một nhà đầu tư lớn khác cũng không hề kém cạnh với hàng loạt khách sạn, khu nghỉ dưỡng và công viên giải trí. Chưa kể một khu công viên nước khổng lồ và hệ thống cáp treo vượt biển dài nhất thế giới lên tới 7.999km.

“Tôi chưa từng thấy ở đâu trên khắp khu vực ĐNA mà có tốc độ phát triển nhanh như ở đây”, anh Clark thốt lên đầy ngạc nhiên.

Cho đến năm 2009 thì cư dân trên hòn đảo ngọc này chỉ có chưa tới 180.000 người. Tú Quyên là một trong những cư dân địa phương ở đây. Chồng cô là người đầu tiên thành lập công ty du lịch mang tên John's Tours có đăng ký kinh doanh tại Phú Quốc vào năm 2006.

“Chồng tôi bắt đầu bằng việc chở khách du lịch đi tham quan quanh đảo bằng xe máy. Sau đó bắt tay với các ngư dân địa phương để tạo nên dịch vụ cho thuê thuyền đi ra đảo chơi hoặc đi lặn biển”, chị Tú Quyên kể.

Khách tham gia tour lặn ngắm san hô cùng John's Tours Phú Quốc
Khách tham gia tour lặn ngắm san hô cùng John's Tours Phú Quốc

Ban đầu thì họ chỉ đón khoảng 20 khách nước ngoài trong một ngày mà thôi, hầu hết đến từ Úc, Mỹ và châu Âu. Không hề có khách người Việt. Đến năm 2019 thì mỗi ngày, doanh nghiệp John's Tours phục vụ không dưới 300 khách/ngày. Thậm chí trong những ngày cao điểm thì số khách có thể lên đến 700 khách/ngày.

“Rõ ràng là sự phát triển này đã giúp nền kinh tế của địa phương phát triển theo. Và những người kinh doanh như chúng tôi cũng được hưởng lợi rất nhiều từ đó”, chị Tú Quyên nhận xét.

Kể từ khi sân bay Phú Quốc khai trương vào năm 2012 với các chuyến bay xuất phát từ Hà Nội và TP.HCM thì du khách nội địa bắt đầu đổ bộ ra đảo. Và người ta đang kỳ vọng sẽ nâng tổng số khách được chuyên chở lên 14 triệu khách/năm vào năm 2030, cao hơn gấp 4 lần so với hiện nay. Theo thống kê thì chỉ riêng năm 2019, đã có hơn 5 triệu du khách nội địa đã đến thăm Phú Quốc.

“Những đại dự án phục vụ nhu cầu giải trí cao cấp ở Phú Quốc đủ để thỏa mãn du khách Việt Nam mà không khiến họ phải cất công đi ra nước ngoài để tận hưởng”, Marco Foerster, giám đốc một doanh nghiệp quốc tế hoạt động tại Việt Nam cho biết.

Điều này là có cơ sở khi các nhà đầu tư đang đổ tiền để tạo nên những khung cảnh đậm chất châu Âu khiến du khách nội địa khi đến đây thì cứ ngỡ như mình đang đi du ngoạn ở Venice hay bờ biển Amalfi ở Ý, hoặc thủ đô Paris hoa lệ của Pháp.

Những vấn đề cần được giải quyết sớm

Thế nhưng, chính điều này lại làm khách Tây “thứ thiệt” cảm thấy không mấy hài lòng bởi họ đến Phú Quốc là để được trải nghiệm một Phú Quốc thuần khiết chứ không phải là một thị trấn châu Âu màu mè nhưng không thật. Đó là suy nghĩ của anh Jeff Redi, giám đốc điều hành công ty lữ hành Diethelm Travel.

Một đoạn kênh tại Phú Quốc khiến du khách liên tưởng đến thành phố kênh đào Venice của nước Ý. Ảnh:
Một đoạn kênh tại Phú Quốc khiến du khách liên tưởng đến thành phố kênh đào Venice của nước Ý. Ảnh: Qui Thinh Tran/Getty Images

Bên cạnh đó, một vấn đề khác cũng không kém phần nghiêm trọng đã và đang xảy ra tại Phú Quốc chính là ô nhiễm rác thải.

Nguyễn Quỳnh, một cán bộ dự án làm việc cho Quỹ quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (tiếng Anh: World Wide Fund For Nature - WWF) cho biết, rác thải nhựa do du khách thải ra trong quá trình sinh hoạt của mình đang gây nên những tác hại nghiêm trọng đến hệ sinh thái trên đảo.

“Nếu không có những hành động kịp thời thì những núi rác khổng lồ kia sẽ sớm trở thành mối hiểm họa cho ngành du lịch đang phát triển mạnh mẽ ở hòn đảo này”, Quỳnh nói.

Tổ chức WWF đã vào cuộc với các dự án làm giảm rác thải nhựa được triển khai tại Phú Quốc từ năm 2018 đến nay đã có được một số kết quả tích cực. Chính quyền địa phương đã ban hành một kế hoạch quản lý rác thải nhựa trên biển cho đến năm 2025 cùng với sự đầu tư vào hệ thống xử lý rác thải.

Chiến lược tiếp theo của tổ chức bảo vệ môi trường này là thúc đẩy các nhà đầu tư và doanh nghiệp tập trung vào việc chung tay bảo vệ hòn đảo này luôn được xanh, sạch và đẹp.

Business Insider: Đừng
Đảo Phú Quốc đang đối mặt với vấn đề rác thải nhựa. Ảnh: Gundula Overmöller/EyeEm/Getty Images

Ngoài ra, việc huy động sự tham gia của cư dân địa phương vào quá trình phát triển của hòn đảo này cũng là yếu tố quan trọng để có thể xây dựng Phú Quốc thành một điểm đến du lịch sinh thái đẳng cấp thế giới.

Theo một nghiên cứu được thực hiện năm 2019 thì có tới hơn 96% cư dân địa phương nói rằng, họ không được hỏi ý kiến về kế hoạch phát triển du lịch của địa phương. 75% cho biết, họ thậm chí không hiểu thuật ngữ “phát triển du lịch bền vững” nghĩa là gì.

“Người dân địa phương là linh hồn của hòn đảo này, bởi họ chính là người gìn giữ văn hóa bản địa đặc sắc cũng như bảo vệ thiên nhiên ở đây. Không có những yếu tố đó thì Phú Quốc cũng chẳng khác gì các điểm đến bình thường xuất hiện khắp nơi ở Việt Nam mà thôi”, một chuyên gia nghiên cứu du lịch nêu ý kiến.

Phú Quốc cần hướng đến việc phát triển một cách bền vững. Ảnh:
Phú Quốc cần hướng đến việc phát triển thành hệ sinh tháilịch bền vững. Ảnh: thuthachviet

Phú Quốc, thiên đường nhiệt đới nằm trong Vịnh Thái Lan, là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam nằm ở phía Tây Nam, cũng là hòn đảo lớn nhất trong quần thể 22 đảo nhỏ to khác nhau tại đây. Phú Quốc cùng với các hòn đảo khác tạo thành huyện đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang.

Nhờ có điều kiện tự nhiên và thiên nhiên ưu đãi, khí hậu ôn hòa, Phú Quốc đang dần trở thành thiên đường nghỉ dưỡng mới của thế giới, thu hút đông đảo các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Hãng truyền thông CNN của Mỹ đã từng bình chọn Phú Quốc là một trong những điểm đến tốt nhất châu Á trong năm 2019 và Top 5 điểm đến mùa thu hàng đầu tại châu Á – Thái Bình Dương.

Theo mô tả của Phu Quoc Explorer thì Phú Quốc có nhiều bãi biển đẹp trải dài từ phía bắc đến phía nam, có 99 ngọn núi đồi và dãy rừng nguyên sinh với hệ động thực vật phong phú.

Phía Bắc của đảo có làng chài Rạch Vẹm, Bãi Thơm, Hòn Một,… nổi bật với vẻ đẹp hoang sơ. Ở phía Nam của đảo có 12 hòn đảo nhỏ to khác nhau thuộc quần đảo An Thới bao gồm: Hòn Thơm, Hòn Móng Tay, Hòn Gầm Ghì, Hòn Mây Rút,… Đây là những đia điểm lý tưởng cho các hoạt động khám phá thiên nhiên cùng các hoạt động trên biển như du thuyền, câu cá, lặn ngắm san hô và khám phá đảo hoang kỳ thú...

Đảo ngọc Phú Quốc thu hút gần 20 tỷ USD vốn đầu tư Đảo ngọc Phú Quốc thu hút gần 20 tỷ USD vốn đầu tư
Tính đến thời điểm hiện tại, thành phố Phú Quốc (Kiên Giang) đã thu hút 372 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 16,5 tỷ USD đầu tư vào đảo ngọc.
Khám phá đảo ngọc Phú Quốc - thiên đường du lịch biển của Việt Nam Khám phá đảo ngọc Phú Quốc - thiên đường du lịch biển của Việt Nam
Gần đây đảo Phú Quốc là nơi được rất nhiều khách du lịch chọn để dừng chân. Nơi đây có rất nhiểu điểm để đi, rất nhiều thứ để trải nghiệm. Hãy cùng điểm qua những địa điểm nổi tiếng khiến dân nghiện du lịch cứ nhắc đến là muốn xách balo lên đi ngay và luôn.

Nguyễn Thuận

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/business-insider-dung-lo-tay-lam-hong-dao-ngoc-phu-quoc-150138.html

In bài viết