Cha mẹ cùng con phòng tránh rủi ro bị bắt nạt và xâm hại tình dục trên môi trường mạng

06:43 | 07/09/2021

Trong hai ngày 1 và 6/9/2021, World Vision Việt Nam đã tổ chức thành công chuỗi sự kiện Toạ đàm trực tuyến cho cha mẹ/người chăm sóc trẻ để đồng hành cùng con trong việc phòng tránh rủi ro bị bắt nạt và xâm hại tình dục trên môi trường mạng.
207.000 người tiếp cận với cuộc thi “Sáng kiến truyền thông trong phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em” 207.000 người tiếp cận với cuộc thi “Sáng kiến truyền thông trong phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em”
Những thông điệp tích cực và ý nghĩa về phòng chống xâm hại tình dục trẻ em đã được lan tỏa rộng trong cộng đồng thông qua các tác phẩm tham gia.
Gần 10.000 trẻ em và cha mẹ được tiếp cận kỹ năng phòng chống bạo lực trong trường học Gần 10.000 trẻ em và cha mẹ được tiếp cận kỹ năng phòng chống bạo lực trong trường học
Vừa qua, World Vision Việt Nam đã cùng các Ban bảo vệ trẻ em tổ chức hoạt động truyền thông tại hai huyện Minh Long và Sơn Tây (tỉnh Quảng Ngãi) nhằm giúp 9260 trẻ em và cha mẹ được tiếp cận với thông tin, kiến thức, cũng như nâng cao kỹ năng để phòng chống bạo lực trong trường học.

Chuỗi sự kiện trực tuyến được Tổ chức World Vision Việt Nam thực hiện trong khuôn khổ dự án "Bảo vệ trẻ em và thanh thiếu niên khỏi nguy cơ bị xâm hại tình dục qua môi trường mạng (TOCSE)" do Quỹ Chấm dứt Bạo lực trẻ em (EVAC) tài trợ.

Buổi 1, tọa đàm tập trung vào nội dung: đồng hành cùng con phòng tránh rủi ro bị bắt nạt trên môi trường mạng. Buổi 2 tọa đàm tiếp tục với nội dung: đồng hành cùng con phòng tránh xâm hại tình dục trên môi trường mạng.

Cha mẹ cùng con phòng tránh rủi ro bị bắt nạt và xâm hại tình dục trên môi trường mạng
Chuỗi toạ đàm đã nhận được sự ủng hộ, tham gia nhiệt tình của phụ huynh và thầy cô giáo đến từ nhiều địa phương trên cả nước với gần 70.000 lượt xem và gần 5.000 lượt tương tác.

Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), bắt nạt trên mạng là hình thức bắt nạt bằng việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số trên mạng xã hội, nền tảng nhắn tin, game... khiến đối tượng mục tiêu sợ hãi, tức giận hoặc xấu hổ.

Các diễn giả nhấn mạnh rằng bắt nạt trên mạng xảy đến với tất cả mọi lứa tuổi, nhưng đặc biệt là trẻ em. Điều này gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với trẻ, thậm chí có nhiều em muốn bỏ học, bị trầm cảm hay tìm đến những giải pháp tiêu cực như tự tử. Khác với bắt nạt học đường trực tiếp, bắt nạt trên mạng khó nhận biết, khó can thiệp và có thể diễn ra trong thời gian dài.

Các diễn giả cho rằng cha mẹ nên quan tâm trẻ, trang bị cho trẻ những kiến thức và chuẩn bị tâm lý cho con trước khi tham gia vào môi trường mạng. Các diễn giả khuyên cha mẹ dạy con phòng tránh bị bắt nạt, đồng thời không trở thành người đi bắt nạt người khác trên mạng, không hùa theo những vụ bắt nạt do người khác khởi xướng.

Bên cạnh đó, xâm hại tình dục qua mạng đối với trẻ em, thanh thiếu niên cũng đang là tình trạng đáng cảnh báo. Một cuộc khảo sát gần đây của UNICEF chỉ ra rằng cứ 5 thanh thiếu niên ở Việt Nam thì có một là nạn nhân của bắt nạt và quấy rối trên mạng từ các bạn đồng trang lứa. Tuy nhiên, có tới 3/4 các em không biết chỗ để tìm kiếm sự hỗ trợ.

Xâm hại tình dục qua mạng đối với trẻ em là hành vi đe dọa, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục trên nền tảng sử dụng kỹ thuật công nghệ số. Thủ phạm có thể gửi và bắt trẻ xem các hình ảnh, nội dung về tình dục; nhắn tin, nói chuyện với trẻ những nội dung liên quan đến tình dục; khiêu dâm hoặc bắt trẻ thực hiện các hành động khiêu dâm qua mạng.

Chuỗi toạ đàm đã nhấn mạnh vai trò "đồng hành" vô cùng quan trọng của cha mẹ/người chăm sóc trong việc giúp trẻ bảo vệ an toàn trên môi trường mạng. Bên cạnh các phân tích, chia sẻ của các chuyên gia, để cha mẹ/người chăm sóc trẻ có cái nhìn cụ thể, rõ ràng hơn về các cách thức đồng hành cùng con, chuỗi sự kiện cũng đã tạo ra một mỗi trường trao đổi cởi mở và thú vị với phụ huynh thông qua các phần tương tác trực tiếp và xuyên suốt.

Dự án “Bảo vệ trẻ em và thanh thiếu niên khỏi nguy cơ bị xâm hại tình dục qua môi trường mạng” được World Vision Việt Nam triển khai từ năm 2018 đến năm 2021, dưới sự tài trợ của Quỹ Chấm dứt bạo lực đối với trẻ em.

World Vision Việt Nam tổ chức hội thi phòng, chống xâm hại tình dục và bạo lực trẻ em ở Hoà Bình World Vision Việt Nam tổ chức hội thi phòng, chống xâm hại tình dục và bạo lực trẻ em ở Hoà Bình
World Vision Việt Nam vừa phối hợp cùng huyện đoàn Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình tổ chức hội thi truyền thông “Phòng chống xâm hại tình dục và bạo lực trẻ em”.
Phụ huynh cần làm gì khi con bị bắt nạt trên mạng? Phụ huynh cần làm gì khi con bị bắt nạt trên mạng?
Việc trẻ bị bắt nạt, xâm hại, xúc phạm trên không gian mạng có thể gây ra những ảnh hưởng tâm lý nặng nề, đem lại ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất, tinh thần cũng như việc học tập của trẻ. Đây là lúc trẻ rất cần sự quan tâm đúng cách và cách giải quyết hợp tình hợp lý từ cha mẹ.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị bắt nạt trên mạng Dấu hiệu nhận biết trẻ bị bắt nạt trên mạng
Các bậc phụ huynh cần quan tâm chăm sóc và sớm nắm bắt được các vấn đề trẻ gặp phải trên không gian mạng để kịp thời xử lý. Tích cực quan sát các dấu hiệu dưới đây có thể giúp các bậc cha mẹ sớm nhận thức và tháo gỡ được vấn đề của trẻ.

Thu Hoài

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/cha-me-cung-con-phong-tranh-rui-ro-bi-bat-nat-va-xam-hai-tinh-duc-tren-moi-truong-mang-150049.html

In bài viết