Google, Youtube, Tik Tok tăng cường các biện pháp bảo vệ trẻ em

10:16 | 13/08/2021

Google và Youtube vừa công bố một loạt thay đổi với các nền tảng của mình. Những thay đổi nhằm bảo vệ hình ảnh trẻ em, giới hạn độ tuổi đối với các nội dung không phù hợp, tăng sự kiểm soát của phụ huynh đối với các hoạt động của con trên các nền tảng mạng.
Elyza Nguyễn: cô dâu Việt và trẻ em các gia đình đa văn hóa tại Hàn Quốc cần được hỗ trợ về ngôn ngữ Elyza Nguyễn: cô dâu Việt và trẻ em các gia đình đa văn hóa tại Hàn Quốc cần được hỗ trợ về ngôn ngữ
Việt kiều Elyza Nguyễn là thông dịch viên tiếng Việt hiện đang làm việc tại Trung tâm hỗ trợ gia đình đa văn hóa thành phố Yeong Cheon, tỉnh Gyeongsangbukdo, Hàn Quốc. Làm việc tại đây từ năm 2017, chị Elyza Nguyễn đã dành nhiều thời gian hỗ trợ các gia đình đa văn hóa và các chị em người Việt kết hôn nhập cư đang sinh sống tại Hàn Quốc.
Vì trẻ em - Diễn đàn dân sinh bảo vệ, chăm sóc trẻ em Vì trẻ em - Diễn đàn dân sinh bảo vệ, chăm sóc trẻ em
Sau khi sáp nhập Tạp chí Gia đình và Trẻ em vào Báo Lao động và Xã hội (cơ quan ngôn luận của Bộ LĐ-TB&XH), Báo Lao động và Xã hội đã chính thức cho ra mắt ấn phẩm báo chí: “Vì trẻ em”. Đồng thời Chuyên trang Vì trẻ em của báo điện tử Dân sinh cũng sẽ ra mắt tại địa chỉ: vitreem.baodansinh.vn nhân kỷ niệm 28 năm ngày thành lập Báo (25/8/2021).

Một trong những cập nhật lớn nhất của Google là video của người dùng từ 13 tới 17 tuổi khi tải lên sẽ mặc định ở chế độ riêng tư. Do đó, chỉ có người dùng mới xem được nội dung và một số cá nhân khác bằng cách chia sẻ video. Nếu muốn, họ vẫn chỉnh được quyền riêng tư video sang công khai, song phải thực hiện thủ công. YouTube sẽ cảnh báo cho trẻ về những người có thể xem video của mình.

Google, Youtube, Tik Tok tăng cường các biện pháp bảo vệ trẻ em

Ngoài ra, YouTube tắt tính năng phát tự động cho tất cả người dùng từ 13 tới 17 tuổi. YouTube Kids có tính năng phát tự động nhưng mặc định tắt. Quyền kích hoạt thuộc về phụ huynh. Thêm vào đó, YouTube bổ sung nhắc nhở nghỉ ngơi và giờ đi ngủ đối tượng này.

Google, Youtube, Tik Tok tăng cường các biện pháp bảo vệ trẻ em
Vài tuần tới, Google sẽ giới thiệu chính sách mới, cho phép bất kỳ ai dưới 18 tuổi – hoặc bố mẹ/người giám hộ - gửi yêu cầu xóa hình ảnh của họ trên trang tìm kiếm Google Ảnh.

Điều đó không đồng nghĩa với ảnh của họ sẽ bị xóa trên web nhưng Google tin rằng, thay đổi sẽ giúp người trẻ kiểm soát hình ảnh trên mạng tốt hơn.

Một vài cập nhật khác từ Google và YouTube bao gồm: Chặn quảng cáo mục tiêu dựa trên độ tuổi, giới tính, sở thích của người dưới 18 tuổi; cấm hiển thị quảng cáo nhạy cảm cho thanh thiếu niên. YouTube Kids sẽ bắt đầu gỡ bỏ các nội dung mang tính thương mại quá mức, chẳng hạn những video chỉ tập trung vào bao bì sản phẩm hay trực tiếp kêu gọi trẻ chi tiền.

Tìm kiếm an toàn Google tự động kích hoạt cho người dùng dưới 18 tuổi, còn lịch sử vị trí mặc định tắt. Với những thiết bị đang dùng Google Assistant, vài tháng nữa Google sẽ bổ sung bộ lọc mới để chặn tin tức, podcast và truy cập tới trang web nhất định.

Bên cạnh đó, trong thông báo ngày 12/8, hai quan chức TikTok phụ trách chính sách an toàn cho trẻ em, bà Alexandra Evans, và người phụ trách quyền riêng tư toàn cầu Aruna Sharma cho biết người dùng từ 13-17 tuổi có thể cho phép ai được xem video của mình, chức năng này sẽ được áp dụng trên toàn cầu trong vài tháng tới.

Một pop-up sẽ xuất hiện và yêu cầu người dùng dưới 16 tuổi chọn cho phép ai sẽ được xem video của mình trước khi đăng tải. Người dùng từ 16-17 tuổi có thể bật chức năng cho phép một pop-up hiển thị, qua đó họ chọn người có quyền tải video công khai của mình. Chức năng tải video không thực hiện được đối với các nội dung đăng tải trên các tài khoản dưới 16 tuổi. Phần cài đặt Tin nhắn trực tiếp cho các tài khoản từ 16-17 tuổi sẽ được thiết lập ở chế độ “không ai cả.” Người dùng có thể thay đổi lựa chọn.

TikTok cho biết cũng sẽ giảm thời gian cho phép người dùng dưới 18 tuổi nhận thông báo. Những người dùng từ 13-15 tuổi sẽ không nhận được thông báo sau 21 giờ, trong khi người dùng từ 16-17 tuổi sẽ không được nhận thông báo sau 22 giờ.

Những rủi ro tiềm ẩn trẻ em phải đối diện trên Internet bao gồm: sự riêng tư và thông tin cá nhân của trẻ em; văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em; xâm hại tình dục trẻ em, mại dâm trẻ em và buôn bán trẻ em; bắt nạt trực tuyến; trẻ em tiếp cận những nội dung có hại qua công nghệ thông tin và truyền thông; sử dụng quá mức và nghiện.

Trong đó, vấn đề sử dụng Internet, công cụ trực tuyến để tấn công, lạm dụng tình dục trẻ em đang trở thành vấn nạn không chỉ của bất kỳ một quốc gia nào mà đó là cuộc chiến của tất cả các quốc gia trên thế giới.

Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia có lượng người dùng Internet lớn nhất thế giới, với gần 70 triệu người dùng, chiếm khoảng 70% dân số. Trong đó 1/3 là người chưa thành niên và thanh niên ở độ tuổi từ 15 đến 24. Với sự hữu ích và các tính năng không thể phủ nhận, Internet trở thành công cụ phổ biến, thu hút số lượng người sử dụng ngày càng gia tăng, đặc biệt là trẻ em.

Với sự chung tay của các quốc gia và với chính các nhà cung cấp dịch vụ sẽ giúp trẻ em được bảo vệ, kiểm soát tốt hơn trước những cạm bẫy trên môi trường mạng.

Tìm kiếm giải pháp hỗ trợ trẻ em giải quyết các mâu thuẫn trong cuộc sống Tìm kiếm giải pháp hỗ trợ trẻ em giải quyết các mâu thuẫn trong cuộc sống
Ngày 10/7, tại Hà Nội, Tổ chức World Vision Việt Nam phối hợp cùng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) tổ chức buổi Toạ đàm trực tuyến với chủ đề "Cha mẹ bình dị phi thường: Mâu thuẫn không là Zero -Giải quyết mâu thuẫn là Hero".
Cục Trẻ em phối hợp với GNI tìm mô hình cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em một cửa Cục Trẻ em phối hợp với GNI tìm mô hình cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em một cửa
Cục Trẻ em, Bộ LĐ-TBXH vừa phối hợp cùng Good Neighbors International (GNI) tổ chức Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm của Hàn Quốc và đề xuất mô hình cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em một cửa ở Việt Nam”.

Thu Hoài

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/google-youtube-tik-tok-tang-cuong-cac-bien-phap-bao-ve-tre-em-147558.html

In bài viết