Chuyên gia "bấm" ngày nào, giờ nào đẹp nhất tháng cô hồn?

08:55 | 12/08/2021

Bước vào tháng 7 Âm lịch (tháng cô hồn), một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm là cúng lễ. Vậy, nên cúng lễ tháng 7 vào ngày nào, giờ nào là tốt nhất? Mâm cúng lễ tháng 7 cần chuẩn bị những gì?
Hành thiện và tích phúc không nên chỉ 'siêng' trong tháng cô hồn Hành thiện và tích phúc không nên chỉ 'siêng' trong tháng cô hồn
Có thật tháng 7 âm lịch chỉ toàn ngày xấu? Có thật tháng 7 âm lịch chỉ toàn ngày xấu?
Tháng cô hồn cúng lễ ngày nào, giờ nào đẹp nhất?
Tháng cô hồn cúng lễ ngày nào, giờ nào đẹp nhất? - Ảnh minh họa.

Theo lý giải của chuyên gia phong thủy N.H.Quang, tháng 7 Âm lịch được ví như mùa xuân của cõi âm. Vì thế, ngày Rằm tháng 7 cũng có thể coi như ngày mùng 1 Tết của người dương, là ngày mà người âm hướng về người dương. Tháng 7 là thời gian thích hợp để báo hiếu người âm, tỏ lòng biết ơn và kính trọng các bậc bề trên, những người đã mất.

Trên quan điểm tâm linh, bởi tháng 7 là tháng thuộc về trời, nên khi ấy người cõi âm sẽ nhìn vào hành động của người ở dương thế. Nếu hành động của chúng ta là hành động tử tế, tốt đẹp thì người âm cũng sẽ nhìn thấy, chứng cho và phổ độ cho chúng ta. Còn nếu hành động của mình không tốt thì có thể mình sẽ bị trời quả báo.

Ông N.H.Q là chuyên gia Phong Thủy, Dịch lý học, Cảm xạ học. Ông là Phó Trưởng Bộ Môn Văn Hóa Phương Đông thuộc Viện Nghiên Cứu và Ứng Dụng Tiềm Năng Con Người.

Còn theo quan niệm dân gian, hàng năm, từ 2 - 14/7 Âm lịch, Diêm Vương lại mở Quỷ Môn Quan để các quỷ đói có thể trở lại trần gian. Chính vì thế mà dân gian có tục lệ sắm cổ cúng các cô hồn đói khát, không nhà không cửa để ma quỷ không quấy phá, làm phiền.

Mặt khác, việc cúng cô hồn trong tháng Vu Lan cũng nhằm mục đích giúp những linh hồn lang thang được no nê, bớt tủi thân khi trở lại địa ngục. Vì thế, cúng cô hồn không hẳn là mê tín dị đoan mà có tính nhân văn cao đẹp.

Ngày giờ, nghi thức cúng tháng cô hồn

Cũng theo chuyên gia Q., tháng 7 năm nay là tháng Bính Thân, nên cúng thanh long đỏ, hoa đỏ và một ít thuốc ngưu tất thì rất tốt. Vì thanh long thuộc Thìn, thanh long đỏ là Thìn đi cùng với Tỵ, giống như là rồng rắn lên trời, mang những niềm hạnh phúc từ dưới đất lên trên thượng giới, để báo ơn người âm trên trời. Theo Kinh dịch, Thìn nằm trong tam hợp với Thân, thuộc về vật chất còn Tỵ là nhị hợp của Thân, thuộc về tình cảm.

Ngày cúng tốt nhất trong tháng 7 thông thường là các ngày Thìn, Tỵ, Dậu. Tháng 7 năm nay là tháng Bính Thân (mệnh Sơn Hạ Hỏa) thì cũng có thể cúng vào các ngày Tuất, Tý.

Như vậy, ngày cúng tốt trong tháng 7 năm nay là các ngày: 8, 9, 10, 11, 17, 18, 20, 21, 22, 29, 30 và nên cúng trước ngày Rằm thì sẽ tốt hơn.

Lễ vật cơ bản:

- Thanh long: 5 quả

- Hoa: 9 bông

- Rượu: 3 ly

Nếu cúng phổ độ gia tiên thì trong lễ có thêm trầu cau. Thời gian cúng vào giờ Tỵ hoặc giờ Thân (15h-17h).

Nếu để cầu tài, lễ vật có nước nghệ cho muối, cúng giờ Ngọ (11h-13h).

Nếu muốn cầu cho mọi việc hanh thông, cúng giờ Thìn (7h-9h).

Nếu cúng báo hiếu, lễ vật cơ bản như trên và cúng giờ Thân (15-17h).

Nếu muốn cầu công danh, sức khỏe thì lễ vật có thêm ly chanh muối, cúng giờ Dậu (17-19h).

Bài văn khấn cúng cô hồn (tham khảo):

Kính lễ mười phương tam bảo chứng minh

Hôm nay ngày... (Âm lịch) Chúng con tên...

Ngụ tại số nhà...

Phát lòng thành tịnh, thiết lập đạo tràng, bày tiệc cam lồ, kỳ an gia trạch, kỳ an bổn mạng

Nhờ ơn tế độ, thêm sự phước duyên, nguyện xin gia đình yên ổn, thuận lợi bán buôn, dòng họ quy hướng đạo mầu, con cháu học hành tinh tiến, nguyện cầu thế giới hòa bình, nhơn sanh phước lạc.

Kính thỉnh: Cô hồn xuất tại côn lôn

Ở tam kì nghiệp, cô hồn vô số

Những là mãn giả hằng hà

Đàn ông, đàn bà, già trẻ lớn nhỏ

Ôi! Âm linh ơi,cô hồn hỡi

Sống đã chịu một đời phiền não

Chết lại nhờ hớp cháo lá đa

Thương thay cũng phận người ta

Kiếp sinh ra thế, biết là tại đâu

Đàn cúng thí vâng lời Phật dạy

Của có chi, bát nước nén nhang

Cũng là manh áo thoi vàng

Giúp cho làm của ăn đàng thăng thiên

Ai đến đây dưới trên ngồi lại

Của làm duyên chớ ngại bao nhiêu

Phép thiêng biến ít thành nhiều

Trên nhờ tôn giả chia đều chúng sanh

Phật hữu tình từ bi tế độ

Chớ ngại rằng có có không không

Nam mô Phật, Nam mô Pháp, Nam mô Tăng

Độ cho nhứt thiết siêu thăng thượng đài.

Chân ngôn biến thực: Nam mô tát phạt đát tha nga đa, phà lồ chí đế án tam bạt ra, tam bạt ra hồng (3 lần)

Chân ngôn cúng dường: Án nga nga nẵng tam bà phạt phiệt nhựt ra hồng á (3 lần).

* Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.

Kính mời quý độc giả theo dõi chuyên đề Vu Lan thời COVID-19 tại đây

Những mặt hàng vàng mã Những mặt hàng vàng mã "có 1 không 2" cho lễ Vu Lan
Dù Hà Nội đang thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16, tuy nhiên đồ vàng mã năm nay vẫn xuất hiện nhiều món hàng độc lạ như túi xách, giày dép,... máy điện tử, bàn DJ và cả những sản phẩm chống dịch Covid-19.
Giãn cách xã hội, mua vàng mã cúng Giãn cách xã hội, mua vàng mã cúng "Cô hồn" và Vu Lan bằng cách nào?
Bước sang tháng 7 âm lịch - Tháng cô hồn, theo thông lệ đây là tháng diễn ra nhiều hoạt động tâm linh trong tập quán của người Việt. Tuy nhiên, tại thời điểm giãn cách như hiện nay việc sắm lễ cho những hoạt động này là không hề dễ dàng.
Những điều cần lưu ý khi đi lễ ngày Vu Lan Những điều cần lưu ý khi đi lễ ngày Vu Lan
Đi chùa ngày lễ Vu Lan cần lưu ý gì? Cùng tìm hiểu ngay dưới đây để có sự chuẩn bị chu đáo cho ngày lễ đặc biệt sắp tới.

Nam Linh

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/chuyen-gia-bam-ngay-nao-gio-nao-dep-nhat-thang-co-hon-147429.html

In bài viết