Muay Thái và Vovinam, hai phong cách của tinh thần thượng võ

14:00 | 06/08/2021

Nếu như Muay Thái là môn võ thực dụng, mạnh mẽ, thì Vovinam - môn võ cổ truyền của Việt Nam lại phát triển dựa trên nguyên lý cương nhu phối triển.
Những điểm đến hữu nghị Việt Nam-Thái Lan Những điểm đến hữu nghị Việt Nam-Thái Lan
Phim Thái - món ăn tinh thần thú vị của khán giả Việt Phim Thái - món ăn tinh thần thú vị của khán giả Việt
Muay Thái và Vovinam, hai phong cách của tinh thần  thượng võ
“Muay Thái là dành cho tất cả mọi người”, Ram, cựu võ sĩ 42 tuổi nay đã chuyển sang làm huấn luyện viên tại võ đường Fairtex (Pattaya, Thái Lan) chia sẻ. Tuy nhiên, đây cũng là môn võ thực dụng, có lối đánh tự do, khốc liệt và mạnh mẽ hàng đầu thế giới. Những ghi chép còn lại tới ngày nay cho biết: Vào năm 1700, “Muay” Thái đã phổ biến tại Thái Lan, xuất hiện trong hầu hết các lễ hội. (Hình ảnh võ sĩ tập Muay Thái trước một di tích lịch sử của Thái Lan/Shutterstock)
Muay Thái và Vovinam, hai phong cách của tinh thần  thượng võ
Muay Thái vẫn được gọi là “nghệ thuật của bát chi”, tức là chiến đấu bằng cả tay, chân, cùi chỏ, đầu gối, với nguyên tắc dứt điểm đòn nhanh, áp đảo đối phương không có cơ hội chống trả. Khi vào trận chiến, người võ sĩ Muay Thái không nề hà bất cứ mục tiêu nào miễn là có thể đánh gục đối thủ ngoại trừ 2 vùng cấm kỵ là đầu và hạ bộ. (Hình ảnh võ sĩ tập Muay Thái trước một di tích lịch sử của Thái Lan)
Muay Thái và Vovinam, hai phong cách của tinh thần  thượng võ
Muay Thái không có hệ thống cấp bậc, đai hay phân chia trình độ như nhiều môn võ khác, cũng không có một thứ đồng phục quy củ. Võ sĩ Muay Thái bắt đầu rèn luyện từ bé. Trong suốt quá trình đó, khả năng chịu đựng của một võ sĩ Muay Thái sẽ được đẩy dần lên qua năm tháng tới những giới hạn cuối cùng của cơ thể. (Hình ảnh võ sĩ nhí Thái Lan trên sàn đấu Muay Thái)
Muay Thái và Vovinam, hai phong cách của tinh thần  thượng võ
Từ những năm 1920, Muay Thái bắt đầu đi vào quy củ như một môn thể thao chính thống ở Thái Lan và sau thế chiến thứ hai, nhiều sân đấu được dựng lên ở các thành phố lớn, với hệ thống luật thi đấu được nghi thức hóa bao gồm mỗi trận 5 hiệp. (Hình ảnh võ sĩ Muay Thái thi đấu trên khán đài dưới sự cổ vũ của hàng nghìn khán giả)
Muay Thái và Vovinam, hai phong cách của tinh thần  thượng võ
Mỗi năm, hàng trăm trại tập luyện Muay Thái được mở ra khắp nơi. Những trại nổi tiếng có đến cả vài ngàn người đến để được góp tiền tập luyện. (Hình ảnh du khách nước ngoài luyện võ tại Trung tâm dạy võ Tiger ở Phuket, Thái Lan/AFP).
Muay Thái và Vovinam, hai phong cách của tinh thần  thượng võ
Muay Thái đối với nhiều người dân nghèo Thái Lan là một cứu cánh và cơ may để thay đổi cuộc đời khốn khó. Tuy nhiên, cuộc đời sự nghiệp của các võ sĩ Muay Thái rất ngắn ngủi, thông thường, nghiệp thi đấu đỉnh cao với môn này cũng chỉ kéo dài được đến năm 30 tuổi. (Hình ảnh tại sự kiện võ thuật Thai Fight Korat 2020 diễn ra tại Thái Lan)
Muay Thái và Vovinam, hai phong cách của tinh thần  thượng võ
Hiện nay Muay Thái đã vượt ra khỏi biên giới Thái Lan. Không chỉ phát triển tại các nước lân cận, ở châu Âu, châu Mỹ cũng không ít người tập Muay Thái. (Hình ảnh tại lễ bái sư Wai Kru (World Wai Kru Ceremony) thể hiện sự kính trọng và lòng biết ơn của các đấu sĩ Muay Thái đến những người thầy của mình tổ chức tại Ayutthaya, Thái Lan năm 2017)
Muay Thái và Vovinam, hai phong cách của tinh thần  thượng võ
Tại Việt Nam, Muay Thái được cho là du nhập vào từ đầu những năm 1950. 47 năm sau, vận động viên Việt Nam được cử đi dự thi môn này tại Sea Games 19 và một số giải quốc tế khác. (Hình ảnh tại Giải Muay hữu nghị Việt - Thái được tổ chức tại Nhà thi đấu Nguyễn Du TP.HCM)
Muay Thái và Vovinam, hai phong cách của tinh thần  thượng võ
Nếu như Muay Thái là môn võ thực dụng, mạnh mẽ, thì Vovinam - môn võ cổ truyền của Việt Nam lại phát triển dựa trên nguyên lý cương nhu phối triển. (Ảnh: Liên đoàn Vovinam thế giới)
Muay Thái và Vovinam, hai phong cách của tinh thần  thượng võ
Theo Liên đoàn Vovinam thế giới, Vovinam được sáng lập tại Hà Nội năm 1938 bởi cố võ sư Nguyễn Lộc vào năm 1936, nhưng lúc này hoạt động âm thầm, đến năm 1938 mới đem ra công khai với hy vọng rằng bằng cách dạy cho dân chúng kĩ năng chiến đấu, đòi lại độc lập dân tộc. (Hình ảnh sinh viên Đại học FPT (Hà Nội) đồng diễn Vovinam tại một sự kiện năm 2014)
Muay Thái và Vovinam, hai phong cách của tinh thần  thượng võ
Vovinam đề cao tinh thần cách mạng tâm thân, luyện võ cũng là rèn luyện tính cách và nâng cao tinh thần dân tộc. (Hình ảnh tại Giải vô địch Vovinam Việt Võ Đạo TP HCM năm 2019)
Muay Thái và Vovinam, hai phong cách của tinh thần  thượng võ
Để sáng tạo nên Vovinam, cố võ sư Nguyễn Lộc đã lấy môn vật và võ dân tộc Việt Nam làm căn bản, đồng thời khai thác thêm tinh hoa võ thuật đã có trên thế giới. Môn sinh Vovinam được tập luyện những đòn thế tay không, cùi chỏ, chân, gối cho đến các loại vũ khí như kiếm, đao, mã tấu, dao, côn, quạt... Ngoài ra, môn sinh còn được học cách đối phó với vũ khí bằng tay không, các lối phản đòn, khóa gỡ và các đòn vật. (Sinh viên Đại học FPT Hà Nội tập luyện Vovinam)
Muay Thái và Vovinam, hai phong cách của tinh thần  thượng võ
Trải qua nhiều thăng trầm cùng lịch sử, Vovinam - Việt Võ Đạo có bước nhảy vọt trong giai đoạn 1964-1975, qua đó xác định được vị thế trong làng võ miền Nam Việt Nam và theo chân các du học sinh, Vovinam xuất hiện ở Pháp, Ý, Đức, Thụy Sĩ... vào đầu thập niên 70. (Hình ảnh các môn sinh Vovinam quốc tế)
Muay Thái và Vovinam, hai phong cách của tinh thần  thượng võ
Vovinam đang hiện diện ở 70 quốc gia, vùng lãnh thổ khắp 5 châu lục với khoảng hơn 2 triệu môn sinh theo học và tham gia tập luyện. Từ đó, một số tổ chức Vovinam châu lục hoặc khu vực (thuộc WVVF) được hình thành như Liên đoàn châu Á, châu Âu, châu Phi, Nam Á... Từ đó giải vô địch thế giới và một số giải vô địch châu Âu… được tổ chức định kỳ 2 năm/lần. (Hình ảnh tại giải Vô địch Vovinam thế giới lần II năm 2011 tổ chức tại Việt Nam).
Muay Thái và Vovinam, hai phong cách của tinh thần  thượng võ
Chính phủ Việt Nam cũng đã đồng ý đưa Vovinam vào giảng dạy trong trường học. (Hình ảnh một buổi tập luyện của các thành viên trong CLB Vovinam trường THCS Tú Thịnh tại Sơn Dương, Tuyên Quang).
Muay Thái và Vovinam, hai phong cách của tinh thần  thượng võ
Nhiều môn sinh quốc tế của võ phái đã và đang mong muốn được về đất nước - nơi sản sinh ra võ phái để bái tổ và tập luyện thêm. Thông qua Vovinam, những giá trị đạo lý, lối sống, văn hóa và hình ảnh đất nước Việt Nam đã xâm nhập sâu hơn trong lòng bạn bè thế giới, từ đó mở ra nhiều cơ hội hợp tác về du lịch, kinh tế, văn hóa... (Hình ảnh tại Giải vô địch Vovinam thế giới lần III năm 2010 tại Đức)
Trịnh Tú Trung - người bắc nhịp cầu văn hoá Việt Nam - Thái Lan Trịnh Tú Trung - người bắc nhịp cầu văn hoá Việt Nam - Thái Lan
Sức hút của tiếng Thái trên đất Việt Sức hút của tiếng Thái trên đất Việt

Mai Anh

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/muay-thai-va-vovinam-hai-phong-cach-cua-tinh-than-thuong-vo-146950.html

In bài viết