Sức hút của tiếng Thái trên đất Việt

07:00 | 06/08/2021

“Với tôi tiếng Thái có sức hút kỳ lạ, giống như đam mê không thể cưỡng lại được. Khi mới tiếp xúc, dù là ngôn ngữ mới hoàn toàn nhưng không hiểu sao tôi đã thấy gần gũi, quen thuộc. Rồi càng học càng thấy thú vị. Tiếng Thái uyển chuyển trong cách phát âm, nó tạo ra sự luyến láy một cách tự nhiên khiến cho mỗi lần được giao tiếp bằng tiếng Thái tôi cảm thấy rất dễ chịu. Không những thế, cách nói chuyện của người Thái nhẹ nhàng, và tôi bị thu hút bởi điều đó”, Lê Thị Phương Thảo, sinh viên năm thứ 4, chuyên nghành Thái Lan học, thuộc Khoa Đông phương học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ. Không chỉ Thảo mà hiện nay, giới trẻ Việt Nam quan tâm và muốn học tiếng Thái Lan vì cơ hội nghề nghiệp cho mình.
Tiếp nhận tiền hỗ trợ phòng, chống COVID-19 của cộng đồng người Việt tại Thái Lan Tiếp nhận tiền hỗ trợ phòng, chống COVID-19 của cộng đồng người Việt tại Thái Lan
Chiều 23/7, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) đã tiếp nhận số tiền trị giá 1.479.950 Bath hỗ trợ của cộng đồng người Việt tại Thái Lan ủng hộ các địa phương đang chịu nhiều tác động nặng nề của dịch COVID-19.
Sức sống của ngôn ngữ Việt Sức sống của ngôn ngữ Việt
Nhiệm vụ gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài luôn được Đảng, Nhà nước dành nhiều sự quan tâm và đặc biệt coi trọng, trong đó công tác dạy tiếng Việt cho các thế hệ kiều bào được xác định là khâu then chốt.

"Ngay từ khi vào khoa Đông Phương học, tôi đã có ý định sẽ theo học tiếng Thái. Thứ nhất là tôi thích tiếng Thái. Thứ hai là do cơ hội việc làm mà tiếng Thái sẽ đem đến cho tôi, vì ở quê tôi có nhiều công ty của Thái Lan đang hoạt động. Theo học ngôn ngữ Thái sẽ giúp cho tôi có cơ hội gần bố mẹ hơn. Thứ ba là tôi rất thích xem phim Thái, tôi muốn tự mình có thể xem được các tập phim thay vì phải chờ đợi từ phía đội ngũ sub phim của các trang web”, Phương Thảo chia sẻ thêm.

Sức hút của tiếng Thái trên đất Việt

Lê Thị Phương Thảo (thứ hai từ trái sang), sinh viên năm thứ 4 chuyên ngành Thái Lan học cùng các bạn tham gia các sự kiện về Thái Lan.

Năm 1998, chuyên ngành Thái Lan, thuộc bộ môn Đông Nam Á học chính thức được giảng dạy tại Khoa Đông Phương học, trường ĐH KHXH&VN (Hà Nội). Đây là cột mốc đánh dấu lần đầu tiên giảng dạy tiếng Thái cho sinh viên trong trường đại học.

Được biết, PGS.TS Nguyễn Tương Lai, người có 30 năm nghiên cứu về Thái Lan tại viện Nghiên cứu Đông Nam Á chính là người xây dựng giáo trình tiếng Thái. Đến năm 2001, PGS. TS Nguyễn Tương Lai được trường ĐH KHXH&NV (Hà Nội) mời về làm giáo viên cơ hữu tại Khoa Đông Phương học và sau này đã xây dựng chuyên ngành Thái Lan học có một chương trình đào tạo về Thái Lan học riêng. Bắt đầu từ khoá K57 đến nay là các lớp Thái Lan học tồn tại bên cạnh các lớp Đông Nam Á học.

Sức hút của tiếng Thái trên đất Việt

PGS.TS Nguyễn Tương Lai giảng bài cho sinh viên chuyên ngành Thái Lan học.

Theo PGS.TS Nguyễn Tương Lai, lần đầu tiên chuyên ngành Thái Lan học được giảng dạy nên sinh viên rất hào hứng đăng kí học. Lớp đầu tiên thuộc khoá K44 có tới 27 sinh viên. Sinh viên được trang bị các kiến thức toàn diện về Thái Lan học như lịch sử, văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội, ngôn ngữ và những hiểu biết về đất nước và con người Thái Lan.

“Việt Nam và Thái Lan có những mối quan hệ chặt chẽ về kinh tế và văn hoá. Vì thế, tiếng Thái đang trở thành một ngôn ngữ cần thiết và quan trọng. Sau này, một số trường đại học tại Việt Nam đã mở khoa tiếng Thái, tuy nhiên mới dừng lại ở việc dạy tiếng Thái. Tại Khoa Đông Phương, ngoài dạy học tiếng Thái, còn giảng dạy các chuyên đề về văn hoá, lịch sử, chính trị Thái Lan”, PGS Nguyễn Tương Lai chia sẻ.

Sức hút của tiếng Thái trên đất Việt

GS.TS Nguyễn Tương Lai với sinh viên chuyên ngành Thái Lan học.

Th.S Trần Quỳnh Trang, Giảng viên chuyên ngành Thái Lan học cho biết, hiện nay, chuyên ngành Thái Lan học tại Khoa Đông Phương học có 60 sinh viên. Trung bình mỗi khoá có 15 sinh viên. Ngoài ra, nếu tính số sinh viên học tiếng Thái Lan có khoảng 100 sinh viên. Hiện chuyên ngành Thái Lan học có 3 giảng viên dạy cơ hữu.

Những chuyến đi thực tập thực tế thường được tổ chức cho sinh viên năm thứ 3 và kéo dài từ 12- 15 ngày. Các sinh viên sẽ được đến thăm và làm việc tại các trường đại học lớn ở Thái Lan, đi tham quan điền dã các khu di tích nổi tiếng để có thêm trải nghiệm và có cái nhìn sâu sắc về văn hoá, lịch sử, đất nước và con người Thái Lan.

Ngoài ra, các sinh viên chuyên ngành Thái Lan học thường xuyên tham gia các lễ hội giao lưu văn hóa, ẩm thực Thái Lan - Việt Nam...

“Mỗi khoá sẽ có 3- 4 sinh viên xuất sắc được khoa giới thiệu học bổng cao học tại Thái Lan. Đến nay đã có khoảng 50 sinh viên tốt nghiệp cao học tại Thái Lan. Đây là một sự hấp dẫn của chuyên ngành Thái Lan học tại Khoa Đông Phương, trường ĐHKHXH&NV”, PGS. TS Nguyễn Tương Lai chia sẻ.

Sức hút của tiếng Thái trên đất Việt
Thầy cô và sinh viên chuyên ngành Thái Lan học trong một sự kiện giao lưu.

Hiện nay, các sinh viên theo chuyên ngành Thái Lan học tại Khoa Đông Phương học sau khi ra trường, hầu hết làm tại Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Thái Lan tại Việt Nam, nghiên cứu và giảng dạy trong các trường đại học và cao đẳng, các viện và trung tâm nghiên cứu khoa học. Ngoài ra, các sinh viên còn làm tại các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, các công ty chế xuất và du lịch liên quan đến Việt Nam - Thái Lan...

Các thầy cô không chỉ truyền thụ kiến thức mà còn thổi cả tình yêu Thái Lan vào trong tâm hồn của mỗi thế hệ sinh viên, biến những chuyến đi thực tế tại xứ sở của những nụ cười trở thành một hồi ức đẹp đẽ và đáng để theo đuổi nghề nghiệp.

Nhà hàng Kim - giới thiệu ẩm thực Việt Nam trên đất nước Ma-rốc Nhà hàng Kim - giới thiệu ẩm thực Việt Nam trên đất nước Ma-rốc
Gia đình Việt kiều thế hệ thứ hai đam mê nấu những món ăn Việt do mẹ dạy để giới thiệu, lan tỏa trong cộng đồng tại Ma-rốc.
Cọ Hoàng gia - biểu tượng của đất nước Cuba vươn xanh trên đất Việt Cọ Hoàng gia - biểu tượng của đất nước Cuba vươn xanh trên đất Việt
Ở Cuba có loài cây được coi như biểu tượng của đất nước này - đó là cây cọ Hoàng gia. Nhưng đó cũng là một loài cây quen thuộc tại Việt Nam với cái tên Cau vua. Loài cây này cũng xuất hiện trên nhiều tuyến phố, con đường của Việt Nam như một biểu tượng về sự ngay thẳng, bất khuất, khả năng phục hồi và bất khả chiến bại của người Cuba.

Minh Khang

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/suc-hut-cua-tieng-thai-tren-dat-viet-146859.html

In bài viết