Hà Nội giãn cách theo Chỉ thị 16: Những phương tiện nào được phép ra, vào thủ đô?

13:33 | 24/07/2021

Tất cả phương tiện từ các tỉnh vào Hà Nội phải quay đầu, trừ xe "luồng xanh". Các chốt kiểm dịch sẽ được đặt tại các điểm giáp ranh giữa tỉnh ngoài và Hà Nội để đảm bảo phương tiện không phải quay đầu trên địa bàn Hà Nội.
Những cơ sở kinh doanh, dịch vụ nào được phép hoạt động khi Hà Nội giãn cách xã hội? Những cơ sở kinh doanh, dịch vụ nào được phép hoạt động khi Hà Nội giãn cách xã hội?
Hà Nội chính thức thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 từ 6h ngày 24/7 và chỉ có một số cơ sở kinh doanh và dịch vụ được phép hoạt động trong thời gian này.
Hà Nội sẽ lập 22 chốt kiểm soát người và phương tiện ra vào thành phố Hà Nội sẽ lập 22 chốt kiểm soát người và phương tiện ra vào thành phố
Dự kiến trong ngày 14/7, Công an TP. Hà Nội sẽ lập 22 chốt kiểm soát người, phương tiện liên quan công tác kiểm tra phòng, chống dịch COVID-19 tại các cửa ngõ, đường nhánh... ra vào thành phố.

Sáng 24/7, Phòng CSGT (Công an TP.Hà Nội) cho biết, tất cả phương tiện từ các tỉnh vào Hà Nội phải quay đầu, trừ xe "luồng xanh". Các chốt kiểm dịch sẽ được đặt tại các điểm giáp ranh giữa tỉnh ngoài và Hà Nội để đảm bảo phương tiện không phải quay đầu trên địa bàn Hà Nội. Đồng thời, dịch chuyển các chốt kiểm dịch ra địa điểm giáp ranh giữa Hà Nội và tỉnh ngoài, để đảm bảo xe không phải quay đầu trên địa bàn Hà Nội.

Trước đó, trong văn bản số 17 về việc áp dụng chỉ thị số 16 tại Hà Nội từ 06h ngày 24/7/2021, Chủ tịch UBND TP Hà Nội - Chu Ngọc Anh nhấn mạnh: "Các công trình xây dựng trọng điểm cấp bách: Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng phối hợp các đơn vị liên quan báo cáo UBND Thành phố xem xét cho phép hoạt động để đảm bảo tiến độ và phải đáp ứng yêu cầu an toàn phòng chống dịch bệnh".

Hà Nội giãn cách theo Chỉ thị 16: Những phương tiện nào được phép ra, vào thủ đô?
Chốt kiểm dịch tại Trạm thu phí KM6+000.

Dừng các hoạt động vận tải hành khách đường bộ bằng ô tô, đường thủy: xe buýt, xe taxi, xe hợp đồng, xe du lịch, xe khách liên tỉnh, hoạt động bến khách ngang sông, bến thủy nội địa, vận tải hành khách công cộng vận chuyển hành khách bằng xe mô tô (bao gồm xe có sử dụng phần mềm ứng dụng công nghệ kết nối với hành khách và xe “ôm”); trừ trường hợp phục vụ công tác phòng chống dịch, công vụ, ngoại giao, vận chuyển công nhân, chuyên gia.

Công tác vận tải hàng hóa phải đảm bảo công tác phòng chống dịch theo hướng dẫn của Sở Giao thông vận tải (vận tải hàng hóa thiết yếu được ưu tiên “luồng xanh” vào Thành phố).

Đối với hoạt động giao thương, cung ứng hàng hóa thiết yếu, nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất. Tăng cường khai thác các nguồn hàng, đảm bảo lưu thông thông suốt nhằm cung ứng đầy đủ, kịp thời hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống Nhân dân cũng như nguyên, nhiên vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất không bị đứt gãy.

Hà Nội giãn cách theo chỉ thị 16: Những phương tiện nào được phép ra, vào thủ đô?
Nhiều phương tiện "quay đầu" tại cửa ngõ thủ đô.

Trước đó, tối 23/7, Sở Giao thông vận tải (GTVT) thành phố Hà Nội có văn bản xây dựng Luồng xanh của thành phố Hà Nội kết nối với Luồng xanh quốc gia thông qua địa bàn thành phố Hà Nội, ưu tiên cho phương tiện vận chuyển hàng hóa, vận chuyển công nhân, chuyên gia được lưu thông thông suốt 24/24 giờ trong phòng chống dịch Covid-19.

Theo đó, luồng xanh quốc gia kết nối với Luồng xanh của thành phố Hà Nội thông qua 22 chốt kiểm dịch: Từ các tỉnh phía Nam, hướng Hà Nam thông qua Hà Nội: tuyến Quốc lộ 1A, 1B (từ các chốt số 1, số 2, số 3): lưu thông qua nút giao Pháp Vân - Cầu Giẽ - Vành đai 3 trên cao đi Cầu Thanh Trì hoặc Cầu Thăng Long để đi các tỉnh Thành phố khác.

Từ các tỉnh phía Đông Bắc, hướng Bắc Ninh thông qua Hà Nội theo tuyến Quốc lộ 5, cao tốc Hà Nội Lạng Sơn (chốt số 4 – 11): lưu thông qua cầu Thanh Trì - Vành đai 3 trên cao để đi các tỉnh Thành phố khác.

Từ các tỉnh phía Tây Bắc, hướng Hoà Bình thông qua Hà Nội (chốt số 12 14): lưu thông theo đường Quốc lộ 6 qua nút giao Khuất Duy Tiến hoặc theo đường Đại lộ Thăng Long qua nút giao Trung Hoà đi Vành đai 3 trên cao để đi các tỉnh Thành phố khác.

Hà Nội giãn cách theo chỉ thị 16: Những phương tiện nào được phép ra, vào thủ đô?
Tất cả phương tiện từ các tỉnh vào Hà Nội phải quay đầu, trừ xe "luồng xanh".

Từ các tỉnh phía Bắc, hướng Phú Thọ thông qua Hà Nội (chốt số 12-14): lưu thông theo đường Quốc lộ 6 qua nút giao Khuất Duy Tiến hoặc theo đường Đại lộ Thăng Long qua nút giao Trung Hoà đi Vành đai 3 trên cao để đi các tỉnh Thành phố khác.

Từ các tỉnh phía Bắc, hướng Vĩnh Phúc thông qua Hà Nội (chốt số 18 21) lưu thông theo đường Quốc lộ 32 qua nút giao Mai Dịch và theo đường Quốc | lộ 2 – Võ Văn Kiệt - Cầu Thăng Long - Vành đai 3 trên cao để đi các tỉnh Thành phố khác.

Từ các tỉnh phía Bắc, hướng Thái Nguyên thông qua Hà Nội (chốt số 22) lưu thông theo đường Quốc lộ 3 - Đường 35 - Quốc lộ 2 - Võ Văn Kiệt – Cầu Thăng Long - Vành đai 3 trên cao hoặc Quốc lộ 3 - Quốc lộ 18 – Võ Nguyên Giáp -Quốc lộ 5 - Cầu Thanh Trì để đi các tỉnh Thành phố khác.

Trưa 24/7, ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết, theo Chỉ thị 17 của thành phố, các shipper (nhân viên giao hàng) trên toàn thành phố sẽ phải dừng hoạt động từ hôm nay.

Nếu người dân mua hàng online trực tuyến tại các siêu thị, cửa hàng tiện tích, các hoạt động giao hàng cũng sẽ tạm dừng. Thành phố cho phép các cơ sở bán hàng thiết yếu hoạt động, nên trước mắt, người dân nên tự mua về sử dụng.

Theo ông Viện, đây là hoạt động không thể kiểm soát được do di biến động lớn. Nếu không may một người nhiễm bệnh thì sẽ rất nguy hiểm. Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho hay, trong quá trình thực hiện chỉ thị mới, nếu có các vấn đề phát sinh, Sở sẽ theo dõi và tổng hợp, báo cáo, tham mưu cho UBND thành phố để có chỉ đạo cụ thể, kịp thời để đáp ứng tình hình cụ thể.

Ngoài ra, ông Viện cũng cho biết, Sở sẽ có hướng dẫn cụ thể tới các doanh nghiệp trong thời gian sớm nhất về các dịch vụ giao hàng. Trong đêm qua, Grab đã ra thông báo tạm dừng cung cấp các dịch vụ vận chuyển hành khách 2 bánh (GrabBike), dịch vụ vận chuyển hành khách 4 bánh (GrabCar, GrabCar Plus, Grab Doanh nghiệp, Grab Taxi) và dịch vụ giao đồ ăn GrabFood trên địa bàn Hà Nội trong 15 ngày, kể từ 6 giờ ngày 24/7.

Tuy nhiên, ứng dụng này cho biết, các dịch vụ GrabExpess (giao nhận hàng hoá) và GrabMart (đi chợ) vẫn hoạt động bình thường. Riêng dịch vụ GrabExpress chỉ vận chuyển các mặt hàng thiết yếu (lương thực, thực phẩm, thuốc men, trang thiết bị y tế).

Bên cạnh đó, Now cũng thông báo tạm ngưng dịch vụ NowFood tại Hà Nội trong vòng 15 ngày kể từ 6h ngày 24/7 đến khi có thông báo mới. Các dịch vụ NowFresh (đi chợ), Nowship (giao hàng hoá, kiện thiết yếu như lương thực, thực phẩm, thuốc men...) vẫn được hoạt động dưới sự giám sát chặt chẽ.

Đà Nẵng: Giám sát chặt công tác phòng, chống dịch và kiểm soát phương tiện ra vào TP Đà Nẵng: Giám sát chặt công tác phòng, chống dịch và kiểm soát phương tiện ra vào TP
Lãnh đạo TP Đà Nẵng đã giao Công an thành phố chủ trì, phối hợp với các ngành bố trí, sắp xếp lại công tác quản lý, quy trình kiểm tra lại các chốt kiểm soát người, phương tiện ra/vào thành phố.
Những đối tượng nào được hỗ trợ giảm tiền điện đợt 3? Những đối tượng nào được hỗ trợ giảm tiền điện đợt 3?
Trong số này, các cơ sở dùng để cách ly, khám bệnh tập trung bệnh nhân nghi và đã nhiễm COVID-19 được giảm 100% tiền điện. Cơ sở lưu trú du lịch sẽ được áp mức giảm giá bằng mức giá bán lẻ áp dụng cho các ngành sản xuất.
Đầu tư căn hộ cho thuê phía Tây thủ đô: Dự án nào để “kê cao gối” thu lợi nhuận? Đầu tư căn hộ cho thuê phía Tây thủ đô: Dự án nào để “kê cao gối” thu lợi nhuận?
BĐS phía Tây Hà Nội đang là cái tên nóng bỏng được nhiều người đưa lên Top trong hạng mục đầu tư sinh lời.

Đăng Khoa

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/ha-noi-gian-cach-theo-chi-thi-16-nhung-phuong-tien-nao-duoc-phep-ra-vao-thu-do-145686.html

In bài viết