Nạn nhân da cam được hỗ trợ gần 223 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2021

15:19 | 14/07/2021

Ngày 13/7/2021, tại trụ sở Trung ương Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam đã diễn ra Hội nghị Ban Thường vụ lần thứ 5, khóa IV- nhiệm kỳ 2018-2023 theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Nạn nhân da cam cần có thêm sinh kế để không phụ thuộc vào gia đình và xã hội Nạn nhân da cam cần có thêm sinh kế để không phụ thuộc vào gia đình và xã hội
Nạn nhân da cam thường là người khuyết tật, vì vậy rất khó kiếm được việc làm, vì ngoại hình, sức khỏe. Do đó cần truyền dạy lại cho các nạn nhân da cam một số kỹ năng để họ có thể kiếm được công việc phù hợp với sức khỏe, tạo ra thu nhập chi tiêu cho bản thân để không phụ thuộc vào gia đình và xã hội.
Dù chỉ là tiếng nói nhỏ bé nhưng tôi muốn đem nó cho các nạn nhân da cam Dù chỉ là tiếng nói nhỏ bé nhưng tôi muốn đem nó cho các nạn nhân da cam
Bà Maggie Brooks, một người bạn đến từ đất nước Costa Rica gần chục năm qua, bà cùng với bạn bè đã quyên góp tiền xây dựng nhà tình nghĩa cho các nạn nhân chất độc da cam ở một số địa phương Việt Nam. Theo bà, Chính phủ Mỹ nên yêu cầu các công ty hóa chất đảm bảo không sản xuất và nên tìm cách tẩy độc...

Khai mạc hội nghị, Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh – Chủ tịch Hội đã khái quát tình hình hoạt động và đánh giá cao sự nỗ lực của toàn Hội trong bối cảnh ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch COVID-19 đã cố gắng thực hiện nhiệm vụ của 6 tháng đầu năm 2021. Đồng thời, trình bày báo cáo của thường trực về kết quả triển khai nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2021.

Trung tướng, PGS.TS Đặng Nam Điền thay mặt thường trực Hội trình bày Báo cáo sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và phương hướng công tác sáu tháng cuối năm 2021 của toàn Hội; báo cáo về công tác kiểm tra; báo cáo về công tác thi đua khen thưởng nhân kỷ niệm 60 năm thảm họa da cam ở Việt Nam.

Nạn nhân da cam được hỗ trợ gần 223 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2021
Toàn cảnh hội nghị.

Tuy gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhưng toàn Hội đã thực hiện cơ bản đạt những chỉ tiêu mà Hội nghị Ban chấp hành tháng 12/2020 đã đề ra. Chỉ đạo các tỉnh Hội tổ chức Đại hội nhiệm kỳ, họp Ban chấp hành kiện toàn lãnh đạo Hội, định hướng cho các tỉnh Hội trong việc chỉ đạo các Hội cấp huyện, cấp xã thực hiện đại hội.

Đặc biệt, Hội đã triển khai kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 60 năm thảm họa da cam ở Việt Nam như: Đại hội điển hình tiên tiến nạn nhân chất độc da cam toàn quốc; Hội thảo khoa học quốc tế “Bệnh, tật liên quan đến phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam- Hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả dự phòng và điều trị”; Mít tinh kỷ niệm 60 năm thảm họa da cam ở Việt Nam.

Trong sáu tháng đầu năm, toàn Hội đã vận động nguồn lực cho công tác chăm sóc nạn nhân được 222 tỷ 645 triệu đồng từ các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước. Trong đó, Hội đã chi cho công tác chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân 218 tỷ 573 triệu đồng, giúp các nạn nhân da cam trong toàn quốc sửa 30 nhà, làm mới 272 nhà, tặng quà ngày lễ và tết 365.323 nạn nhân, hỗ trợ vốn sản xuất cho 1.445 nạn nhân, nưôi dưỡng thường xuyên 12.339 lượt người, tặng 633 xe lăn, xe lắc...

Hội nghị đánh giá rằng, trong sáu tháng đầu năm 2021, hội các cấp đã đẩy mạnh các hoạt động về xây dựng, củng cố tổ chức hội, vận động nguồn lực, chăm sóc giúp đỡ nạn nhân. Tham mưu đề xuất cho cấp ủy, chính quyền địa phương các hoạt động kỷ niệm 60 năm thảm họa da cam, đẩy mạnh tuyên truyền bằng các hình thức phong phú, thực hiện tốt các nhiệm vụ của địa phương và tham gia phòng, chống dịch COVID-19, phong trào xây dựng nông thôn mới. Duy trì ổn định và phát triển công tác đối ngoại nhân dân, tiếp tục công tác nghiên cứu khoa học và công tác đấu tranh đòi công lý cho nạn nhân da cam.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, có nhiệm vụ đề ra nhưng chưa hoàn thành. Một số địa phương sáp nhập tổ chức cùng các hội khác nên hoạt động còn gặp nhiều khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ, việc đảm bảo kinh phí hoạt động cũng như chế độ thù lao cho cán bộ hội còn khó khăn ảnh hưởng đến kết quả hoạt động,...

Tòa án Evry đã không bảo vệ công dân Pháp khi bác vụ kiện đòi công lý cho nạn nhân da cam Tòa án Evry đã không bảo vệ công dân Pháp khi bác vụ kiện đòi công lý cho nạn nhân da cam
Đây là ý kiến đáng chú ý của Luật sư Quách Thành Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Trưởng ban Kiểm tra, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam sau khi Tòa Đại hình Evry của Pháp quyết định không thụ lý các yêu cầu của bà Trần Tố Nga về vụ kiện các công ty hóa chất Mỹ đòi công lý cho các nạn nhân da cam.
Tôi vẫn tin công lý sẽ đến với nạn nhân chất độc da cam Việt Nam Tôi vẫn tin công lý sẽ đến với nạn nhân chất độc da cam Việt Nam
Đây là nhận định của ông Hoàng Công Thuý, Nguyên Tổng thư kí Hội Việt -Mỹ. Ông từng là Phó trưởng Đoàn nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam đã sang Mỹ tham dự phiên tranh tụng tại Tòa phúc thẩm New York năm 2007.
Hoàn toàn ủng hộ vụ kiện của bà Trần Tố Nga, ủng hộ đưa đơn kiện lên tòa phúc thẩm Hoàn toàn ủng hộ vụ kiện của bà Trần Tố Nga, ủng hộ đưa đơn kiện lên tòa phúc thẩm
Đây là nội dung quan trọng được Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam nhấn mạnh trong tuyên bố mới đây (12/5) về vụ kiện của bà Trần Tố Nga.

Thu Hoài

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/nan-nhan-da-cam-duoc-ho-tro-gan-223-ty-dong-trong-nua-dau-nam-2021-144764.html

In bài viết