Cục Trẻ em phối hợp với GNI tìm mô hình cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em một cửa

14:49 | 11/07/2021

Cục Trẻ em, Bộ LĐ-TBXH vừa phối hợp cùng Good Neighbors International (GNI) tổ chức Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm của Hàn Quốc và đề xuất mô hình cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em một cửa ở Việt Nam”.
GNI phối hợp với huyện Quang Bình (Hà Giang) tổ chức cuộc thi GNI phối hợp với huyện Quang Bình (Hà Giang) tổ chức cuộc thi "Sáng kiến về phòng chống tảo hôn"
Với mong muốn lan tỏa thông điệp "Hãy để trẻ em được là trẻ em", từ ngày 22/6/2021-25/7/2021, GNI phối hợp với UBND huyện Quang Bình tổ chức cuộc thi "Sáng kiến về phòng chống tảo hôn" dành cho trẻ em và người dân tại địa bàn huyện Quang Bình.
Bảo vệ trẻ em trong xung đột vũ trang luôn là một trong những ưu tiên của Việt Nam Bảo vệ trẻ em trong xung đột vũ trang luôn là một trong những ưu tiên của Việt Nam
Ngày 28/6/2021, Thứ trưởng Ngoại giao Đặng Hoàng Giang đã tham dự và phát biểu tại Phiên thảo luận mở trực tuyến cấp cao của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) về chủ đề “Trẻ em và xung đột vũ trang” do Tổng thống Estonia Kersti Kaljulaid, Chủ tịch HĐBA tháng 6/2021, chủ trì.

Hội thảo là nơi chia sẻ kinh nghiệm giữa hai nước Việt - Hàn đối với công tác bảo vệ trẻ em nói chung và thực hiện cụ thể mô hình cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em một cửa ở Việt Nam nói riêng. Tại Hội thảo, các đại biểu trao đổi kinh nghiệm trong giải quyết những khó khăn, thách thức sẽ đảm bảo Việt Nam có một hệ thống bảo vệ trẻ em hoạt động hoàn thiện, đồng bộ hơn nữa. Xây dựng mô hình dịch vụ một cửa sẽ tăng cường sự thống nhất, khả năng phối hợp trong bảo vệ trẻ em giữa các dịch vụ y tế, giáo dục, tư pháp và an sinh xã hội.

Theo Molisa.gov.vn, phát biểu khai mạc, ông Đặng Hoa Nam - Cục trưởng Cục Trẻ em mong muốn các đại biểu trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về những hạn chế và thách thức mà Việt Nam đang gặp phải trong bảo vệ trẻ em, cần giải quyết tổng thể để có một hệ thống bảo vệ trẻ em đồng bộ trên cả nước.

Hội thảo đã nêu lên những khó khăn, thách thức mà Việt Nam đang gặp phải, như: sự thiếu hụt về số lượng và chất lượng các dịch vụ chăm sức khỏe tâm thần cho đối tượng trẻ em; chưa thể hỗ trợ xác thực bằng chứng trong giám định tư pháp về tổn hại tâm thần đối với trẻ em; thiếu cơ sở pháp lý đầy đủ, chưa đồng bộ để kết hợp cung cấp dịch vụ chăm sóc, phục hồi nạn nhân, hỗ trợ gia đình nạn nhân và thực hiện quy trình tư pháp bảo vệ trẻ em; chưa phối hợp tốt trong việc thực hiện dịch vụ bảo vệ trẻ em ở ba cấp độ.

Cục Trẻ em phối hợp với GNI tìm mô hình cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em một cửa
Quang cảnh hội thảo.

Hiện nay, các yêu cầu về bảo vệ trẻ em ở nước ta đã được xác định rõ ràng: cần bảo đảm tính hệ thống, liên tục và tính phối hợp thực hiện; bảo vệ theo 3 cấp độ (phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp); phải tuân thủ các quy định của pháp luật, quy trình, tiêu chuẩn; ưu tiên bảo vệ tại gia đình; cha mẹ, người chăm sóc và trẻ em được cung cấp thông tin, tham gia ý kiến đầy đủ về bảo vệ trẻ em; Coi trọng công tác phòng ngừa trong công tác bảo vệ trẻ em. Đồng thời, Hội thảo cũng làm rõ các loại hình và nhiệm vụ của cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em ở Việt Nam với hai loại hình (công lập - ngoài công lập), hai chức chức năng (chuyên biệt - một phần).

Đại diện phía Hàn Quốc, bà Jinny - Điều phối viên quốc tế của tổ chức GNI, chia sẻ tổng quan pháp luật, chính sách về bảo vệ trẻ em và các chương trình phòng chống xâm hại trẻ em tại Hàn Quốc, bao gồm cả mô hình dịch vụ bảo vệ trẻ em một cửa. Đáng chú ý, Hàn Quốc đã triển khai việc hợp nhất hệ thống thông tin xâm hại trẻ em quốc gia, ngay tại cấp quận/huyện có ít nhất 1 cơ quan chuyên trách bảo vệ trẻ em, tách rời việc điều tra và quản lý ca xâm hại trẻ em (thành 3 cơ quan: cơ quan đảm bảo quyền trẻ em, chính quyền cấp quận/huyện, cơ quan chuyên trách bảo vệ trẻ em). Bên cạnh đó, bà Jinny cũng trao đổi và nhấn mạnh về vai trò của việc hình thành một cơ sở dữ liệu về quản lý ca xâm hại trẻ em là vô cùng cần thiết, giúp các cấp chính quyền có thể dễ dàng quản lý, tương tác hai chiều giữa cơ quan nhà nước với trẻ em và gia đình của trẻ.

Cục Trẻ em phối hợp với GNI tìm mô hình cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em một cửa
Các đại biểu chụp ảnh kỉ niệm.

Cùng đóng góp ý kiến với Cục Trẻ em, bà Nguyễn Quỳnh Liên, đại diện Bộ Tư pháp nhấn mạnh tới việc cần lấy trẻ em làm trung tâm khi áp dụng các biện pháp hỗ trợ, cân nhắc việc thành lập tổ công tác liên ngành để trực tiếp giải quyết đầy đủ, toàn diện các vấn đề phát sinh trong quá trình giải quyết các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em, nhất là đối với các vụ việc nghiêm trọng.

Kết thúc Hội thảo, ông Đặng Hoa Nam cảm ơn các đại biểu đã nêu ra nhiều ý kiến đóng góp, khuyến nghị. Đây là cơ sở để Cục Trẻ em, Bộ LĐ-TBXH, rút kinh nghiệm, tiếp tục hoàn thiện mô hình dịch vụ bảo vệ trẻ em một cửa tại nước ta được liên thông, đồng bộ, thống nhất quy trình, trách nhiệm giữa các cấp và các bên liên quan trong công tác bảo vệ trẻ em.

Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam hỗ trợ toàn bộ tiền ăn cho trẻ em F0 và F1 bị cách ly Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam hỗ trợ toàn bộ tiền ăn cho trẻ em F0 và F1 bị cách ly
Nhân Tháng hành động vì trẻ em Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Lao động, thương binh và xã hội, Phó chủ tịch Hội đồng bảo trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam đã có quyết định hỗ trợ toàn bộ tiền ăn cho trẻ em F0 và F1 đang điều trị và cách ly tại các cơ sở cách ly với mức 80.000 đồng/ngày trong 21 ngày.
Tăng cường bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong đại dịch COVID-19 Tăng cường bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong đại dịch COVID-19
Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung vừa ban hành công điện 04/CĐ-LĐTBXH về tăng cường bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong đại dịch COVID-19 và phòng, chống tai nạn, thương tích, đuối nước trẻ em.

Kim Hảo

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/cuc-tre-em-phoi-hop-voi-gni-tim-mo-hinh-cung-cap-dich-vu-bao-ve-tre-em-mot-cua-144554.html

In bài viết