Nguồn gốc của tháng cô hồn - Tháng 7 Âm lịch

06:11 | 08/08/2021

Tháng cô hồn có nguồn gốc từ đâu? Vì sao tháng 7 Âm lịch người ta lại truyền tai nhau kiêng kỵ nhiều thứ đến vậy?
Top chòm sao chìm đắm trong những phút giây thăng hoa của tình yêu nửa cuối tuần này (8/7 - 10/7/2021)
Tử vi tuần mới 5/7- 11/7/2021 tuổi Thân: Cơ hội thăng tiến đang đến rất gần

Nguồn gốc của tên gọi tháng cô hồn - Tháng 7 Âm lịch

Nguồn gốc của tháng cô hồn - Tháng 7 Âm lịch
Nguồn gốc, ý nghĩa của tháng cô hồn - Tháng 7 Âm lịch (Hình ảnh minh hoạ)

Ở Trung Quốc, nguồn gốc của tháng cô hồn bắt nguồn từ việc Diêm Vương cho mở cửa Quỷ môn quan vào ngày 2/7 hàng năm để quỷ đói được trở lại trần gian rồi đến rằm lại quay về. Chính vì thế mà theo tục lệ dân gian, người trần gian phải cúng cháo, gạo, muối cho quỷ đói để chúng không quấy nhiễu cuộc sống thường ngày. Hàng năm, người dân Trung Quốc tiến hành cúng cô hồn vào ngày 14/7 Âm lịch.

Ở Việt Nam, cúng cô hồn là một tín ngưỡng tâm linh truyền thống của người Việt. Người Việt cho rằng, con người bao gồm hai phần là hồn và xác. Khi con người mất đi nhưng phần hồn vẫn tồn tại, có người thì được đầu thai khiếp khác hay có người thì bị đầy xuống địa ngục, làm quỷ đói quấy nhiễu dương gian.

Người Việt quan niệm cả tháng 7 âm lịch đều là tháng cô hồn, ngày nào cũng cần phải cúng bái nên không nhất thiết cúng vào ngày cố định nào. Hơn nữa trong tháng này người ta sẽ kiêng kị làm các việc lớn như dựng nhà, cưới hỏi, mua sắm, đầu tư làm ăn...

Các phật tử tại Trung Quốc gọi lễ cúng này là “Phóng diệm khẩu” có nghĩa là tục cúng để bố thí và cầu nguyện cho loài quỷ đói miệng lửa .

Tuy nhiên dân gian thì hiểu rộng ra và nói lái đi thành “cúng cô hồn” tức là cúng thí cho những vong hồn vật vờ, không có ai là thân nhân trên trần gian cúng bái .

Tháng cô hồn và lễ Vu lan không chỉ phổ biến ở Việt Nam, Trung Quốc mà còn ở rất nhiều các quốc gia khác, đặc biệt là các nước Á Đông.

Những điều phải kiêng kỵ trong tháng cô hồn

Không treo chuông gió ở đầu giường vì tiếng chuông sẽ thu hút sự chú ý của ma quỷ, khi con người ngủ sẽ dễ bị chúng xâm nhập quấy phá.

Người yếu bóng vía không nên đi chơi đêm trong những ngày tháng cô hồn, nếu không sẽ dễ gặp điều không may.

Không được nhổ lông chân vào ngày này, vì dân gian cho rằng “Một sợi lông chân quản ba con quỷ”, người càng có nhiều lông chân thì ma quỷ càng ít dám đến gần.

Không tùy tiện đốt giấy, vàng mã vì như vậy sẽ khiến ma quỷ bu đến.

Không ăn vụng đồ cúng, vì đó là đồ dành cho ma quỷ, nếu chưa cúng và cầu xin mà lấy ăn sẽ rước tai hoạ vào mình.

Không cắm đũa đứng giữa bát cơm, vì đó là hình thức cúng tế, cũng giống như kiểu thắp hương, dễ dẫn dụ ma quỷ vào nhà ăn chung.

Không nên ở một mình trong thời gian này, nếu không sẽ dễ bị ma quỷ dẫn dắt hoặc quấy phá.

Không chụp ảnh vào ban đêm, bởi ma quỷ luôn lảng vảng chung quanh đó sẽ “vô hình” vào ảnh chung với người sống, đó là điều không tốt.

Rằm tháng 7 ở các nước châu Á diễn ra như thế nào? Rằm tháng 7 ở các nước châu Á diễn ra như thế nào?
Cúng Rằm tháng 7 năm 2020:  Mâm cỗ cúng cô hồn và cúng Vu Lan khác nhau như thế nào? Cúng Rằm tháng 7 năm 2020: Mâm cỗ cúng cô hồn và cúng Vu Lan khác nhau như thế nào?
Cúng Rằm tháng 7 năm 2020 vào giờ nào, ngày nào là chuẩn nhất? Cúng Rằm tháng 7 năm 2020 vào giờ nào, ngày nào là chuẩn nhất?

Thạch Thảo (TH)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/nguon-goc-cua-thang-co-hon-thang-7-am-lich-144368.html

In bài viết