Pháo hạm Nga diệt mọi mục tiêu trên biển nằm trong tầm bắn

07:33 | 11/05/2021

Vũ khí này đã chứng tỏ là một loại vũ khí có hiệu suất cao, có tốc độ bắn hơn 60 phát/phút.
Vũ khí hủy diệt mới của Nga có thể tấn công cả nhóm tàu sân bay Mỹ trong 'một nốt nhạc' Vũ khí hủy diệt mới của Nga có thể tấn công cả nhóm tàu sân bay Mỹ trong 'một nốt nhạc'
'Sát thủ' Kalibr phóng xịt, lộn nhiều vòng ngay trên chiến hạm Nga 'Sát thủ' Kalibr phóng xịt, lộn nhiều vòng ngay trên chiến hạm Nga
Pháo hạm Nga diệt mọi mục tiêu trên biển nằm trong tầm bắn
Pháo hạm AK-130 trên chiến hạm Nga. Ảnh: Internet

Dù ra đời từ thời liên Xô nhưng đến nay hệ thống pháo hạm AK-130 vẫn là vũ khí đáng sợ với bất kỳ mục tiêu nào trên biển trong tầm bắn.

Cụ thể, theo chuyên gia Maya Carlin trên tờ National Interest, chính khả năng hoàn thành nhiều nhiệm vụ và tính ổn định cao khiến Hải quân Nga đến nay vẫn tin dùng pháo hạm AK-130 trên những chiến hạm cỡ lớn dù vũ khí có này có trọng lượng lên tới 100 tấn.

Dù thời gian phát triển AK-130 bị kéo dài với nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng vũ khí này đã chứng tỏ là một loại vũ khí có hiệu suất cao, có tốc độ bắn hơn 60 phát/phút.

Được biết, Hải quân Liên Xô bắt đầu có kế hoạch sở hữu khẩu pháo tự động cỡ nòng lớn từ những năm Chiến tranh Thế giới thứ hai. Những người lính pháo binh của Lực lượng Vũ trang Liên Xô cho rằng, những khẩu pháo hiện có với cỡ nòng từ 100-130mm với tốc bộ bắn chậm làm hạn chế khả năng tấn công các mục tiêu trên không.

Chính vì vậy, trong giai đoạn 1952-1955, Liên Xô đã phát triển một số nguyên mẫu thử nghiệm pháo tự động nạp đạn. Những loại pháo tự động dự kiến được phát triển và đưa vào trang bị của Hải quân trong khuôn khổ chương trình đóng tàu giai đoạn năm 1956-1965, nhưng sau đó kế hoạch này đã bị hủy bỏ.

Bản thiết kế kỹ thuật mang ký hiệu nhà máy ZIF-92 xuất hiện vào năm 1969. Đó là khẩu pháo một nòng cỡ nòng 130mm. Nhiều tính năng của khẩu pháo ZIF-92 sau này được ứng dụng vào pháo hạm AK-130. Nguyên mẫu ZIF-92 nổi bật với những đặc tính mới mẻ, nhưng không phải là không có thiếu sót. Các chuyên gia Liên Xô định lắp ZIF-92 trên tàu tuần tra thuộc Đề án 1135 Burevestnik. Tuy nhiên, ZIF-92 tỏ ra quá nặng đối với các tàu loại này và buộc phải nằm lại trên kệ.

Hải quân Liên Xô cuối cùng được chuyển giao loại pháo hạm với kết cấu 2 nòng vào năm 1985. Loại pháo này được đặt tên là AK-130 và được lắp đặt trên tàu khu trục Đề án 956 Sovremeny. AK-130 được bắt đầu phát triển vào năm 1976 tại phòng thiết kế Arsenal mang tên M.V. Frunze.

Với thiết kế 2 nòng thực sự cần thiết cho pháo hạm bởi 1 nòng không đảm bảo được hiệu suất bắn 60 phát/phút. Với 2 nòng, pháo AK-130 có thể bắn 80 phát/phút (mỗi nòng bắn 40 viên đạn). Mỗi viên đạn nặng 33kg. Tầm bắn tối đa khi tấn công các mục tiêu trên biển và trên mặt đất của AK-130 là 23km.

"Đại bàng bất bại" F-15C của Mỹ tiêu diệt mục tiêu máy bay không người lái xa nhất lịch sử
Video: Biên đội 5 tuần thám cơ Nga tập thả thủy lôi diệt tàu ngầm Video: Biên đội 5 tuần thám cơ Nga tập thả thủy lôi diệt tàu ngầm

Tú Anh (TH)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/phao-ham-nga-diet-moi-muc-tieu-tren-bien-nam-trong-tam-ban-138793.html

In bài viết